10 năm sau chúng ta sẽ dùng điện thoại, máy tính theo cách này
Bạn đã từng xem bộ phim Her (Hạnh phúc ảo) kể về một anh chàng đã say đắm và yêu ‘cô gái’ là một hệ điều hành được lập trình sẵn để hiểu được cảm xúc con người hay chưa?
Ngoại trừ những cụm từ đã được lập trình sẵn như: “Bạn có cảm thấy vui khi sử dụng phần mềm này không?” hoặc bất kỳ câu nói nào như vậy thì máy tính vốn dĩ không quan tâm tới cảm xúc của con người.
Đó là tiền đề để chúng ta có phát triển một hệ thống mới có tên là “Affective Computing”, tạm dịch là “Điện toán cảm xúc”. Nó bao gồm các hệ thống, phần mềm, thiết bị,… có khả năng nhận biết, cảm nhận cảm xúc của con người và đưa ra những câu hỏi, câu trả lời phù hợp với từng người, từng hoàn cảnh.
Khi nói tới điện toán cảm xúc, có lẽ nhiều người trong chúng ta không biết tới Affectiva. Công ty này được phát triển từ một phòng Media Lab của MIT cách đây một thập kỷ với mục tiêu tạo ra công nghệ có thể cân đo đong đếm được cảm xúc con người.
Rana el Kaliouby – CEO Affectiva.
Đó là sự kết hợp của tâm lý học và khoa học máy tính. Điều này dựa trên những ý tưởng rằng cảm xúc có thể nắm bắt và định lượng được như một dạng dữ liệu, từ đó chúng ta có thể tạo ra các công nghệ có thể nắm bắt và khai thác những cảm xúc của chúng ta.
Nếu thành sự thực, nó sẽ thay đổi cách chúng ta tương tác với các thiết bị xung quanh, một sự biến đổi mà chỉ trong vòng vài năm nữa thôi nó sẽ tạo nên một cuộc cách mạng. Và sau khoảng 10 năm nữa, máy tính hay thiết bị di động sẽ hoàn toàn khác thời nay.
Ngày xưa chúng ta chỉ giao tiếp với máy tính bằng câu lệnh, hiện tại chúng ta sử dụng các giao diện đồ họa. Tương lai, chúng ta sẽ dùng máy tính giống như nói chuyện với một con người bình thường.
AI đang phân tích biểu cảm trên khuôn mặt của người cha trong bộ phim Interstellar ( Du hành giữa các vì sao).
Cũng giống như nhiều nhiệm vụ nhận dạng khác, AI hoàn toàn có thể vượt trội hơn rất nhiều so với con người khi đọc được gần như tất cả những cảm xúc thể hiện trên khuôn mặt người. Ví dụ, bạn nghĩ bạn có thể biểu hiện được bao nhiêu cảm xúc khi đang xem TV? Những cảm xúc phấn khích, vui vẻ hay thậm chí là buồn bã tiếc thương cho một nhân vật nào đó,… rất rất nhiều cảm xúc mà con người có thể bộc lộ ra theo từng hoàn cảnh.
Video đang HOT
Để dạy cho các mô hình học sâu (Deep Learning) của mình, Affectiva đã phân tích hơn 7,8 triệu khuôn mặt tới từ 87 quốc gia. Điều này mang lại một lượng dữ liệu khổng lồ và phong phú để họ tiếp tục phát triển các mô hình của mình cũng như cho phép quan sát những cách biểu cảm để thể hiện cảm xúc khác nhau như thế nào trên toàn cầu.
AI gần như dễ dàng nhận diện được biểu cảm vui vẻ của con người.
Khi ngày càng có thêm nhiều dữ liệu được thu thập, từ những thông tin trực quan của người dùng tới các dữ liệu như nhịp tim, ngôn ngữ theo ngữ cảnh khác nhau, việc xây dựng được chính xác trạng thái cảm xúc của con người sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ví dụ khi bạn chơi những trò chơi kinh dị thực tế ảo, dựa vào những cảm xúc sợ hãi của bạn mà môi trường trong game sẽ tự động điều chỉnh để bạn cảm thấy bớt sợ hãi hơn hoặc khiến bạn cảm thấy căng thẳng tột độ.
Tất nhiên, công nghệ này cũng có thể được ứng dụng vào xe hơi. Điều gì sẽ xảy ra khi có thêm một camera theo dõi nhất cử nhất động của bạn? Xe có thể tự động giảm tốc hoặc ghé lại bên đường khi nhận thấy dấu hiệu buồn ngủ hoặc mệt mỏi trên khuôn mặt của bạn. Hoặc có thể đưa ra cảnh báo khi bạn đang cầm điện thoại và không tập trung vào việc lái xe.
Ví dụ về AI phân tích người lái xe đang bị phân tâm vì sử dụng điện thoại và sẽ đưa ra cảnh báo tới trực tiếp điện thoại người lái đang cầm.
Hay nếu công nghệ này được tích hợp vào smartphone, nó sẽ theo dõi tâm trạng của bạn cả ngày và có thể sẽ gợi ý những bản nhạc yêu thích lúc bạn vui hoặc nói với bạn những lời động viên khi bạn buồn… Gần như chiếc điện thoại sẽ trở thành tri kỷ của bạn lúc nào không hay.
Ứng dụng của điện toán cảm xúc là rất lớn. Đây là một ngành mới tràn đầy cơ hội. Có lẽ trong tương lai chúng ta sẽ được giao tiếp với máy tính như những con người thực thụ.
Theo Zing
Smartphone tuy "bá đạo" nhưng vẫn còn lâu mới thay thế được máy tính
Có một sự thật không thể phủ nhận rằng, chiếc điện thoại nhỏ xíu mà hằng ngày chúng ta đút vào túi quần ngày càng mạnh mẽ hơn và có thể làm được nhiều việc mà trước đây tưởng chừng chỉ có máy tính mới làm được.
Tuy nhiên, trước khi bạn quyết định bán máy tính cũ để mua smartphone mới, hãy xem qua bài viết này nhé.
1. Quản lý email
Trong cuộc sống vội vàng như bây giờ, rất nhiều người trong chúng ta thường xuyên phải check email trên điện thoại và nhấn trả lời khi cần thiết. Nhưng chắc chắn rằng, soạn thảo và quản lý email trên smartphone chẳng thể tốt bằng máy tính được.
Mình thử so sánh công cụ Gmail trên máy tính và điện thoại, có một số chức năng mà bạn chỉ có thể thao tác trên máy tính như kéo thả email để sắp xếp trong các danh sách, gộp nhóm email, chuyển đổi giữa văn bản đơn thuần và văn bản theo định dạng hay chuyển tiền qua email,...
Có lẽ công cụ mạnh mẽ nhất trên Gmail là bộ lọc, nhưng công cụ này lại không thể sử dụng được trên điện thoại. Cuối cùng, soạn văn bản trên máy tính tất nhiên sẽ dễ dàng và thích hơn trên màn hình cảm ứng. Nhìn chung, nếu công việc liên quan nhiều đến email thì sử dụng máy tính vẫn là lựa chọn tốt hơn.
2. Chỉnh sửa hình ảnh
Các ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh dành cho smartphone đã làm một việc rất tốt là thêm filter cho ảnh, nhưng các việc khác thì không thể bằng với một chiếc máy tính được. Nếu bạn muốn tinh chỉnh sâu hơn về các thông số trong bức ảnh thì nên chọn máy tính.
Bởi lẽ ưu điểm đầu tiên khi chỉnh ảnh trên máy tính là bạn sẽ thao tác trên một màn hình lớn hơn rất nhiều và dễ quan sát hết bức ảnh và những chỉnh sửa của mình hơn. Thứ hai, bàn phím và chuột là những công cụ có độ chính xác cao hơn nhiều so với màn hình cảm ứng khi bạn cắt ảnh hoặc làm các thao tác cần độ chính xác cao.
Đồng thời, phần mềm chỉnh sửa trên máy tính cũng vượt trội hơn so với điện thoại. Nếu đem 2 bức hình chỉnh sửa bằng điện thoại và máy tính ra so sánh, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng. Nếu bạn thật sự muốn chỉnh sửa ảnh một cách tốt nhất, không chỉ là đăng ảnh check-in hay sống ảo trên Facebook và Instagram thì hãy tìm đến máy tính và các phần mềm chuyên nghiệp.
3. Quản lý danh sách nhạc
Chỉ với chiếc điện thoại chúng ta đã có thể nghe nhạc mọi lúc, mọi nơi, nhưng với các ứng dụng nghe nhạc Spotify hoặc Apple Music trên smartphone, bạn sẽ chẳng tìm thấy chức năng rất "hay ho" mà chỉ ở máy tính mới có thôi.
Cụ thể, với các ứng dụng máy tính trên Windows và macOS cũng cho phép bạn chỉnh sửa ảnh bìa của danh sách phát (chỉ cần nhấp vào hình ảnh để thay đổi) và xem lịch sử bài hát chi tiết hơn về những gì bạn đã nghe.
Bên cạnh đó, bạn có thể tạo các thư mục mới cho danh sách phát của mình trên máy tính (thông qua File , New Playlist Folder) và bạn cũng có thể thay đổi thứ tự danh sách phát dễ dàng quản lý trên máy tính.
4. Soạn thảo văn bản
Phải công nhận rằng, khi bạn muốn viết hoặc chỉnh sửa một đoạn văn bản bất kì không có một thiết bị nào làm tốt công việc này như máy tính. Bạn không thể gõ cuốn tiểu thuyết tuyệt vời tiếp theo của mình trên màn hình smartphone dễ dàng như bạn gõ bằng bàn phím của máy tính.
Khi làm việc trên máy tính, bạn có thể dễ dàng coppy và paste các đoạn văn bản trên máy tính, hoặc tạo ra các tab khác nhau để dễ dàng gõ văn bản hơn nhiều so với đa nhiệm của smartphone. Nhìn chung, khi đánh chữ bài tiểu luận hay bài báo đều không dễ dàng thực hiện trên smartphone, ngay cả khi bạn cắm thêm bàn phím. Có lẽ đó chính là lý do mà Samsung và Huawei đưa ra những chế độ hiển thị như giao diện máy tính cho điện thoại của họ.
5. Lướt web
Các trình duyệt lướt web phổ biến hiện nay đều có bản dành cho mobile để người dùng có thể đồng bộ hoá dữ liệu giữa máy tính và điện thoại. Tuy nhiên, trình duyệt dành cho điện thoại vẫn chưa thể nào sánh được với máy tính.
Rõ ràng, bạn có thể đọc tin tức dễ dàng trên smartphone, nhưng khi lướt web một thời gian dài bạn sẽ cần một thiết bị có thể thực hiện các thao tác phức tạp hơn một chút, như đăng một bài viết hoặc book khách sạn trên website thì sẽ thật sự rất khó khăn vì màn hình nhỏ và các nút chức năng khó bấm, không hiển thị chi tiết từng đề mục.
Ngoài ra các tiện tích, giải trí đa phương tiện cũng hoạt động tốt hơn trên trình duyệt máy tính và dĩ nhiên việc có thể sử dụng nhiều cửa sổ một cách thoải mái là ưu điểm cực lớn của máy tính.
Nguồn: Gizmodo
4 điểm mà điện thoại vẫn phải "chào thua" máy tính Đừng bao giờ mang theo mỗi chiếc điện thoại khi đi du lịch hay công tác, nếu bạn là người thường xuyên làm những công việc dưới đây. Sau mỗi năm, smartphone ngày càng mạnh và làm được nhiều thứ hơn, tuy nhiên không phải tính năng nào cũng được nó đảm nhiệm tốt như máy tính. Đừng vứt chiếc laptop ở nhà...