10 năm qua xuất hiện 35 loại bệnh mới
Tại hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lần thứ 63 đang diễn ra ở Hà Nội, TS. Shin Young Soo, Giám đốc văn phòng đại diện WHO khu vực cho biết, chỉ trong 10 năm trở lại đây thế giới đã xuất hiện thêm hơn 35 loại dịch bệnh mới.
Đây là những bệnh mới xuất hiện lần đầu hoặc có thể đã tồn tại trước đó từ lâu nhưng nay tăng nhanh về số mắc hoặc thay đổi khu vực địa lý. Đặc biệt, một số bệnh mới phát sinh chưa rõ nguyên nhân cũng được WHO ghi nhận như: hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (xuất hiện ở Quảng Ngãi-Việt Nam), hội chứng suy giảm miễn dịch không phải do lây nhiễm HIV/AIDS…
Theo ANTD
Thông tin gây sốc mới xuất hiện một bệnh giống bệnh AIDS: Chỉ là tin vịt
Gần đây, trên các trang mạng, thông tin gây sốc "Ở Việt Nam đã xuất hiện bệnh nhân mắc chứng "suy giảm miễn dịch" như bệnh AIDS nhưng không phải do virus HIV" khiến nhiều người lo ngại. Tuy nhiên liên hệ với Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, chúng tôi đều nhận được câu trả lời chưa có bệnh nhân nào tại Việt Nam mắc căn bệnh này.
Triệu chứng giống như bệnh AIDS nhưng không phải do virus HIV?
Trên một trang điện tử có bài viết: "Ở Việt Nam đã xuất hiện bệnh nhân mắc chứng "suy giảm miễn dịch" như bệnh AIDS nhưng không phải do virus HIV". Bài báo đưa ý kiến của các chuyên gia y tế khẳng định đã từng tiếp xúc với hàng loạt bệnh nhân có những triệu chứng như bệnh AIDS. Song khi làm các xét nghiệm thì không phải virus HIV. Bài viết đã khẳng định nhiều bệnh viện như: Chợ Rẫy, Gia Định, Bình Dân, Thủ Đức... đã tiếp nhận bệnh nhân đến kiểm tra.
Thông tin trên các trang mạng rằng bệnh này cũng có thể bị lây như bệnh AIDS khiến người dân hết sức lo lắng vì sợ sẽ xuất hiện ở các tỉnh, thành khác trong cả nước. Ngay sau đó, Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra hồ sơ bệnh án bệnh nhân được nêu trong bài viết cũng như liên hệ với các bệnh viện Chợ Rẫy, Gia Định, Thủ Đức... đều nhận được câu trả lời không có bệnh nhân nào có biểu hiện như vậy.
BS Nguyễn Hoài Nam-Trưởng phòng Nghiệp vụ y Sở Y tế TP.HCM khẳng định: "Đến thời điểm này, tại TP.HCM chưa có bất cứ báo cáo nào từ các bệnh viện khẳng định căn bệnh trên đã xuất hiện. Tôi đã gọi điện thoại trực tiếp đến các bệnh viện mà trang điện tử đã nêu ra và các BS khẳng định không tiếp nhận bất cứ bệnh nhân nào có căn bệnh lạ giống HIV/AIDS". Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng đã khẳng định chưa có trường hợp bệnh nhân Việt Nam nào mắc bệnh này. Về phía Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cũng trả lời chưa có báo cáo nào về căn bệnh này tại Hà Nội.
Ngày 23-8, Tạp chí Y học New England đăng nghiên cứu của Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ cho rằng, có ít nhất 200 người châu Á đã được ghi nhận mắc một căn bệnh mới hiếm gặp gây suy giảm hệ miễn dịch, một số người tử vong. Triệu chứng của bệnh giống như AIDS nhưng lại không liên quan đến virus HIV.
Theo các bác sĩ, bệnh có biểu hiện lây giống tình trạng của bệnh HIV như lao toàn cơ thể rồi nhiễm trùng, những mầm bệnh cơ hội gây nhiễm trùng xương, nội tạng... và điều trị rất khó khăn. Diễn tiến nặng, nhiều khi điều trị hết rồi lại bị trở lại và nhiều khi dẫn đến tử vong. Loại bệnh mới này chỉ khác bệnh AIDS một điểm duy nhất đó là: Bệnh AIDS do HIV gây ra, còn bệnh mới thì trong cơ thể tự xuất hiện một loại kháng thể kháng lại với chất trung gian của quá trình miễn dịch rất quan trọng là interferon gamma. Thông thường, hệ thống miễn dịch trong cơ thể tiết ra những chất diệt các tế bào cơ hội gây bệnh. Ở trong nhóm bệnh nhân mới này xuất hiện chất kháng thể tiêu diệt các interferon và interferon do chính người bệnh tạo ra không tham gia vào hoạt động tạo miễn dịch. Bệnh này chỉ xuất hiện ở người lớn, đa số độ tuổi 50, chưa rõ nguyên nhân nên các nhà nghiên cứu tạm gọi tên là "hội chứng suy giảm miễn dịch khởi phát ở người lớn" (adult-onset immunodeficiency syndrome) để phân biệt với AIDS.
Bệnh cho đến nay chủ yếu phát hiện được ở Thái Lan, Đài Loan và một số trường hợp người gốc Á sống ở Mỹ. Không có biểu hiện lây truyền từ người bệnh sang người tiếp xúc nên loại trừ nguyên nhân do vi sinh vật. Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc căn bệnh này. Vì vậy người dân không nên hoang mang trước tin đồn trên.
Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp
Trong khi người dân tỏ ra lo ngại về một căn bệnh chưa xuất hiện tại Việt Nam thì một loại bệnh có thật - bệnh sốt xuất huyết đang vào mùa và hoành hành dữ dội thì người dân lại có vẻ chủ quan lơ là với việc phòng chống.
Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), trong 7 tháng đầu năm 2012, cả nước ghi nhận gần 39.900 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Trong đó các tỉnh phía Nam chiếm tỷ lệ lớn gần 90% ca mắc bệnh (hơn 35.000 trường hợp). Tại Hà Nội, từ đầu năm đến giữa tháng 8, có 78 trường hợp mắc sốt xuất huyết vào điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tuy nhiên dự báo trong những tháng tới, bệnh nhân sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng. TS Nguyễn Nhật Cảm, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết: Trung bình mỗi tuần Hà Nội có 10-20 trường hợp mắc sốt xuất huyết, so với cùng kỳ 2011. Tuy số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội có giảm 11,6% nhưng theo ông Cảm, người dân không nên chủ quan vì tháng cao điểm của dịch sốt xuất huyết thường rơi vào thời điểm sau tháng 9. Trong một khảo sát mật độ muỗi trên địa bàn thành phố mới đây của Sở Y tế cho thấy, mật độ muỗi đang ở mức cao (trung bình 0,5 con muỗi gây sốt xuất huyết/nhà). Có 20/100 nhà được khảo sát cho thấy có dụng cụ chứa nước có bọ gậy. Điều đó cho thấy, người dân còn rất thờ ơ với công tác phòng chống sốt xuất huyết.
Cục Y tế dự phòng Việt Nam dự báo tháng 8, 9 là thời điểm sốt xuất huyết ở giai đoạn đỉnh dịch theo chu kỳ vì thời tiết mưa sớm và bất thường, cùng với tốc độ đô thị hóa, thời điểm dịch chuyển của hàng triệu học sinh, sinh viên nhập học nên nguy cơ dịch sốt xuất huyết tăng cao và lan rộng.Biện pháp phòng bằng vắc xin được xem là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên tại Việt Nam bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu.
Để hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, người dân cần quan tâm đên việc bảo vệ sức khỏe, phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh, diệt lăng quăng, diệt muỗi và phun hóa chất diệt muỗi xung quanh môi trường sống, ngủ màn. Nếu có những dấu hiệu sốt cao đột ngột liên tục 2-7 ngày, đau người, xuất huyết (xuất huyết tự nhiên như: chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh)... nên đến bệnh viện khám và điều trị.
Sốt xuất huyết hiện đang lưu hành đồng thời cả 4 type virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết là D1, D2, D3, D4. Do đó một người đã từng nhiễm virus sốt xuất huyết sẽ miễn dịch với chủng virus đó nhưng vẫn có khả năng nhiễm một chủng virus khác và nhiễm bệnh lần hai thường nặng hơn lần đầu.
Sốt xuất huyết được xem là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người, trong đó trẻ em mắc bệnh sốt xuất huyết chiếm khoảng 70%. Trẻ em tử vong do bệnh sốt xuất huyết vẫn còn rất cao, nhất là những trường hợp trẻ mắc sốt xuất huyết Dengue nặng. Theo báo cáo của Cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2012, cả nước ghi nhận khoảng 23.200 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 11 trường hợp tử vong phần lớn là trẻ em. Vì vậy cần phát hiện sớm dấu hiệu bệnh trở nặng để cho trẻ nhập viện kịp thời. Phải theo dõi sát vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6) trẻ có thể trở nặng và sốc dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời. Tuyệt đối tránh những tác động không tốt như: Cạo gió vì có thể làm đau và gây chảy máu, nhiễm trùng. Không tự ý cho trẻ uống thuốc aspirine hoặc ibuprofen vì có thể gây chảy máu dạ dày. Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi... vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.
Theo ANTD
"Amip ăn não người không tồn tại trong nước bể bơi" Chỉ trong vòng hơn 1 tuần qua, người dân rất lo lắng trước thông tin xuất hiện 2 căn bệnh mới đe dọa sức khỏe và tính mạng con người. "Amip ăn não người" là bệnh hiếm gặp vì vậy người dân không nên hoang mang lo lắng (Xét nghiệm PCR để tìm ra"amip ăn não người" tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới...