10 năm phát triển giống cây – con mới, vẫn nhập 80% giống hoa, rau
Sau 10 năm thực hiện Đề án phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020, đã có hàng nghìn giống cây – con mới được đưa vào sản xuất, góp phần tạo nên một hệ sinh thái canh tác mới.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, nếu không tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu, chọn tạo giống thích ứng với thị trường và biến đổi khí hậu thì ngành này sẽ tụt hậu.
Ra mới hàng nghìn giống, vẫn phụ thuộc nhập khẩu
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, từ năm 2010 đến nay, ngành chức năng đã công nhận được 685 giống cây trồng (248 giống được công nhận chính thức, 437 giống sản xuất thử). Trong đó, chỉ riêng giống lúa được công nhận chính thức là 180 giống; giống ngô công nhận chính thức 40 giống ngô lai và 56 giống sản xuất thử.
Trong khi đó, các giống rau, giống hoa được công nhận còn khiêm tốn. Sau 10 năm, mới công nhận chính thức và sản xuất thử 16 giống hoa. Đối với giống lâm nghiệp, từ năm 2010 đến nay, 252 giống mới đã được công nhận chính thức. Các giống được công nhận và chuyển giao vào sản xuất là đối tượng cây mọc nhanh (keo, bạch đàn, thông…), có năng suất cao (đạt từ 20 – 40m3/ha/năm), chất lượng gỗ tốt.
Chăm sóc vườn hoa có nguồn gốc nhập khẩu tại một trang trại ở TP.Đà Lạt, Lâm Đồng.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, từ năm 2010 đến nay đã công nhận được 26 dòng/tổ hợp lai vật nuôi mới (vịt PT- Đại Xuyên, gà ri vàng rơm -VCN/VP, gà lai hướng trứng HA, tằm sắn TS1-T, tằm sắn TS1-H, dòng vịt lai thương phẩm VSM6…).
Nhờ việc đã làm chủ công nghệ chọn tạo giống lợn, trọng lượng xuất chuồng tăng từ 68 – 72kg lên 90 – 100kg/6 tháng tuổi; tỷ lệ nạc đối với lợn lai F1 tăng từ 35-38% lên 40 – 42%.
Đối với lĩnh vực thuỷ sản, từ năm 2010 đến nay đã công nhận 13 giống thủy sản mới, gồm: Cá trắng, cá rô phi chọn giống thế hệ G0, giống cá rô phi chọn giống mặn lợ thế hệ G5, cá nheo Mỹ, tôm sú chọn giống MOINA, tôm thẻ chân trắng thế hệ G1, tôm thẻ chân trắng bố mẹ thế hệ G3…
Hàng năm, các cơ sở sản xuất giống trên cả nước đã sản xuất khoảng 40 tỷ con giống tôm sú; 100 tỷ con giống tôm chân trắng; cá giống nước lợ, nước mặn các loại 5 triệu con; giống nhuyễn thể 20 tỷ con; cua ghẹ giống 25 triệu con; cá giống nước ngọt các loại khoảng 50 tỷ con…
Video đang HOT
Tuy vậy, theo ông Nguyễn Văn Việt – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NNPTNT), công tác nghiên cứu, chọn tạo giống chủ yếu tập trung vào những cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, sinh trưởng nhanh. Một số giống mới được công nhận nhưng chưa được sử dụng rộng trong sản xuất. Trong trồng trọt, chủ yếu tập trung chọn tạo giống lúa, ngô… Các loại giống rau ăn lá, điều, một số loại cây ăn quả… chưa được quan tâm đúng mức.
Tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất một số cây trồng, vật nuôi chưa đạt mục tiêu đề ra. Các địa phương còn tồn tại hiện tượng người sản xuất sử dụng giống cây trồng, vật nuôi chưa đúng quy chuẩn kỹ thuật nên năng suất, chất lượng chưa cao. Các thành phần kinh tế còn ít đầu tư nghiên cứu chọn tạo giống; mối liên kết giữa các cơ quan khoa học với các thành phần kinh tế trong nghiên cứu, sản xuất giống còn thiếu chặt chẽ.
Đánh giá cao những kết quả nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi trong 10 năm qua, nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, con số 80% giống rau, hoa phải nhập khẩu là con số đáng phải suy nghĩ. Con số đó cho thấy, cơ cấu chọn tạo giống đang có sự mất cân đối đáng kể.
Đổi mới theo nhu cầu thị trường
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngành sản xuất giống đã góp phần quan trọng, tạo động lực cho ngành nông nghiệp duy trì đà tăng trưởng, thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời hình thành hệ sinh thái canh tác hiện đại. Nhờ phát triển nguồn giống tốt, lâm nghiệp đã biến thành một ngành kinh tế với giá trị kim ngạch xuất khẩu vượt 10 tỷ USD, phần lớn nguyên liệu tự túc bằng rừng của Việt Nam.
“Tuy nhiên, đang có sự mất cân đối khá lớn giữa khu vực các viện, trường và tư nhân trong chọn tạo giống. Trong khi các viện trường được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, nguồn nhân lực lớn, thì các cơ sở tư nhân đang khát khao có những điều kiện đó để tạo ra nhiều giống hơn” – ông Cường nêu một thực tế.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cơ cấu giống nghiên cứu dường như không có nhiều thay đổi sau 10 năm. Các đơn vị vẫn chủ yếu nghiên cứu các giống ngô, lúa, con nuôi chủ lực như lợn, mà chưa có sự chuyển biến theo nhu cầu thị trường. “Mỗi năm cho ra đời mấy trăm loại giống, nhưng 80% giống rau vẫn nhập nội, giống khoai tây, giống hoa vẫn phải nhập cho thấy các đơn vị chưa nhạy bén, chưa đánh giá được phạm vi rất rộng của thị trường” – ông Cường nói.
Từ thực tế đó, Bộ trưởng Cường yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải sản xuất giống theo mệnh lệnh thị trường, không thể khư khư ôm mãi cơ cấu cũ, cần nghiên cứu, chọn tạo giống thích ứng với biến đổi khí hậu, biến nguy cơ thành thời cơ. “Ví dụ, đồng bằng sông Cửu Long cần các giống cây trồng, thủy sản có thể chịu hạn, mặn; khu vực Tây Bắc thay vì trồng ngô thì chuyển sang trồng cây ăn quả, cây dược liệu. Điều quan trọng là phải huy động được sức mạnh của doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu, chọn tạo giống để sản xuất sao cho phù hợp nhu cầu thị trường” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Việt – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NNPTNT):
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất giống
Trong giai đoạn tới, chủ trương của Bộ NNPTNT là khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất giống những cây trồng, vật nuôi được ưu tiên cơ cấu lại theo 3 trục sản phẩm phát triển (Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và thịt lợn, thịt gia cầm; Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; Nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương).
Tiếp tục nghiên cứu chọn tạo những giống cây trồng, vật nuôi mới, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Ưu tiên nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi chủ lực. Hoàn thiện khung pháp lý về giống phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Nhằm góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành giai đoạn từ nay đến năm 2030, Bộ NNPTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Đề án “Phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản giai đoạn 2021-2030″.
TS Trần Ngọc Thạch – Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL:
Giống xác nhận mới đáp ứng 60% nhu cầu
Với tổng diện tích gieo trồng 4 triệu ha, hàng năm, đồng bằng sông Cửu Long cần khoảng 450.000 tấn giống các cấp phục vụ sản xuất. Với năng lực sản xuất giống hiện nay, lượng giống đạt tiêu chuẩn giống xác nhận mới đáp ứng 60% nhu cầu. Để đảm bảo cung cấp giống đúng chất lượng, đúng cơ cấu, bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước, cần có sự đầu tư đúng mức và có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các đơn vị để nâng cấp hệ thống sản xuất giống cộng đồng thành hệ thống giống chính quy. Hình thành ở đồng bằng sông Cửu Long một nền công nghiệp sản xuất giống có trình độ cao.
Khánh Nguyên (ghi)
Theo Danviet
10 năm, công nhận 180 giống lúa, chỉ có 16 giống hoa, 6 giống rau
Trong 10 năm thực hiện đề án Phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020, đã có hàng trăm giống lúa được công nhận, nhưng chỉ có 16 giống hoa được công nhận mới. Một con số mất cân đối nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, từ năm 2010 đến nay, ngành chức năng đã công nhận được 685 giống cây trồng (248 giống được công nhận chính thức, 437 giống sản xuất thử).
Trong đó, chỉ tính riêng giống lúa đã công nhận chính thức 180 giống, trong đó có 57 giống lúa lai và 123 giống lúa thuần. Một số giống được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất. Giống ngô công nhận chính thức 40 giống ngô lai và 56 giống sản xuất thử. Hiện nay, các giống ngô do Việt Nam lai tạo chiếm khoảng 40% thị phần ngô giống trong cả nước.
Trong khi có nhiều giống lúa, ngô được công nhận thì lại có rất ít giống rau, hoa mới ra đời. Theo đó, giống rau, trong 10 năm, mới công nhận chính thức 6 giống cà chua (HT42, HT144, HT160...); 05 giống dưa chuột (CV29, PC4...), 02 giống bí xanh (số 1, Thiên Thanh 5) và một số giống nấm (nấm Rơm V115, nấm Mộc nhĩ chủng Au1, nấm Chân dài CL1, nấm Trân châu chủng Ag1...)
Giống hoa, công nhận chính thức và sản xuất thử 16 giống hoa, gồm các chủng loại: cẩm chướng, hoa cúc, hoa hồng, hoa lily, hoa lay ơn, hoa lan Hồ điệp, hồng môn... Trong khi đó, giống cây ăn quả cũng mới công nhận 30 giống cây ăn quả chính thức.
Ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Định cũng thừa nhận, các giống rau đang thiếu một cách trầm trọng.
10 năm, cả nước chỉ công nhận được 16 giống hoa mới. Ảnh: I.T
Đối với giống lâm nghiệp, trong giai đoạn 2010 đến nay, đã công nhận chính thức 252 giống lâm nghiệp mới. Các giống cây lâm nghiệp mới được đưa vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất rừng trồng cả nước đạt bình quân khoảng 15 m3/ha/năm, tăng 50% so với năm 2010 (khoảng 10m3/ha/năm).
Trong lĩnh vực chăn nuôi, từ năm 2010 đến nay, đã công nhận được 26 dòng/tổ hợp lai vật nuôi mới (vịt PT- Đại Xuyên, gà Ri vàng rơm-VCN/VP, gà lai hướng trứng HA, tằm sắn TS1-T, tằm sắn TS1-H, Dòng vịt lai thương phẩm VSM6...). Đã làm chủ công nghệ chọn tạo giống lợn, nhờ vậy, trọng lượng xuất chuồng tăng từ 68-72 kg lên 90-100 kg/6 tháng tuổi; tỷ lệ nạc tăng từ 35-38% đối với lợn lai F1 lên 40-42%.
Về giống thuỷ sản, đã công nhận 13 giống thủy sản mới, chương trình chọn giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ đã góp phần đáp ứng 25% thị phần con giống chất lượng cho các vùng nuôi tôm. Giống cá tra bố mẹ chất lượng đã được đưa vào sản xuất, nâng cao tăng trưởng trên 20%...
Theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NNPTNT), công tác nghiên cứu, chọn tạo giống chủ yếu tập trung vào những cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, sinh trưởng nhanh; một số giống mới được công nhận nhưng chưa được sử dụng rộng trong sản xuất. Trong trồng trọt chủ yếu tập trung chọn tạo giống lúa, ngô...; các loại giống rau ăn lá, điều, một số loại cây ăn quả... chưa được quan tâm đúng mức.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Đề án phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 ngày 24/6, theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, ngành sản xuất giống đã góp phần quan trọng tạo động lực cho ngành nông nghiệp duy trì đà tăng trưởng, thúc đẩy xuất khẩu đồng thời hình thành hệ sinh thái canh tác hiện đại. "Tuy nhiên, đang có sự mất cân đối khá lớn giữa khu vực các viện, trường và tư nhân trong chọn tạo giống. Trong khi các viện trường được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, nguồn nhân lực lớn thì các cơ sở tư nhân đang khát khao có những điều kiện đó để tạo ra nhiều giống hơn" - ông Cường nêu một thực tế.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cơ cấu giống nghiên cứu dường như không có nhiều thay đổi sau 10 năm, các đơn vị vẫn chủ yếu nghiên cứu các giống ngô, lúa, con nuôi chủ lực như lợn mà chưa có sự chuyển biến theo nhu cầu thị trường.
"Mỗi năm cho ra đời mấy trăm loại giống nhưng 80% giống rau vẫn nhập nội, giống khoai tây, giống hoa vẫn phải nhập cho thấy các đơn vị chưa nhạy bén, chưa đánh giá được phạm vi rất rộng của thị trường" - ông Cường nói.
Từ thực tế đó, Bộ trưởng Cường yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải sản xuất giống theo mệnh lệnh thị trường, không thể khư khư ôm mãi cơ cấu cũ, cần nghiên cứu, chọn tạo giống thích ứng với biến đổi khí hậu, biến nguy cơ thành thời cơ.
Theo Danviet
Tiếp tục điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế Theo lộ trình từ nay đến cuối năm 2019 giá dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng theo mức lương cơ sở mới: 1.490.000 đồng (từ 1.7.2019). Chiều 4.6, tại buổi họp với các phóng viên cung cấp thông tin về một số vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách y tế, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ...