10 năm nữa mới có vaccine diệt virus “ăn não”
Phải mất ít nhất một thập kỷ nữa mới có thể phát triển thành công loại vaccine tiêu diệt virus Zika “ăn não người”. Dịch bệnh này đang lan truyền châu Mỹ Latinh, xuất hiện ở châu Á (Đài Loan) và 5 nước châu Âu.
Các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi hành động khẩn cấp phát triển loại vaccine mới nhằm đối phó loại virus lan truyền ở Mỹ Latinh và Caribe. Tuy nhiên, tiến sĩ Amesh Adalja, giáo sư thuộc Trung tâm y tế đại học Pittsburgh trả lời Daily Mail rằng thời gian sẽ không thể nhanh đến vậy được. “Sẽ mất ít nhất 10 năm để sản xuất được vaccine phòng ngừa virus Zika”.
Vaccine diệt virus Zika sẽ phải mất ít nhất 10 năm để phát triển.
Zika được cho là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em mới sinh bị teo não. Chính lí do này khiến virus Zika được gọi là virus “ăn não người”.
Một chuyên gia bệnh truyền nhiễm cho biết không giống những loại virus khác, Zika được cho là “độc lực thấp” và hiện chưa được nghiên cứu chế tạo vaccine.
Video đang HOT
80% những người mắc bệnh do virus Zika không có triệu chứng rõ ràng. 20% còn lại bị sốt nhẹ, phát ban, đau khớp và đỏ mắt. Chính vì không biểu hiện triệu chứng cụ thể nên Zika được coi là loại virus không gây nguy hiểm.
Virus Zika lây truyền qua muỗi Aedes
Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học tỏ ý nghi ngại virus Zika ảnh hưởng tới đầu và não của trẻ sơ sinh, khiến các em có não nhỏ hơn bình thường. Hiện nay 24 quốc gia đã xuất hiện virus Zika, gần đây nhất phát sinh nhiều ca bệnh ở châu Âu sau khi trở về từ vùng dịch châu Phi.
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo virus này sẽ lan truyền ra toàn châu Mỹ trong thời gian tới, trừ Canada và Chile. Tại châu Á, truyền thông Đài Loan (Trung Quốc) đã xác nhận có một trường hợp nhiễm virus này, và đó là một lao động đến từ Thái Lan.
Việc phát triển vaccine cho virus Zika không giống như vaccine bệnh Ebola. ebola đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay và đang thu được những kết quả tích cực.
Theo_Dân việt
Tổng thống Brazil tuyên chiến với sốt Zika
Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff hôm thứ tư 27.1 đã phát động chiến dịch toàn quốc diệt muỗi truyền bệnh sốt Zika và một số virus khác.
Nhân viên y tế phun thuốc diệt muỗi chống dịch Zika ở Rio de Janeiro, Brazil ngày 26.1.2016 - Ảnh: AFP
Hãng tin RIA ngày 28.1 cho biết, theo Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm châu Âu, virus sốt Zika được phát hiện vào tháng 4.2015 tại Brazil, sau đó tại các nước khác ở Nam Mỹ, và hiện đã lây lan thành dịch bệnh.
Trong 18 tiểu bang của Brazil đã ghi nhận được hơn nửa triệu ca nhiễm bệnh. Ngoài Brazil, các trường hợp nhiễm bệnh cũng được ghi nhận tại 22 quốc gia.
"Chúng ta phải bắt đầu một cuộc chiến diệt muỗi Aedes Aegypt (muỗi vằn), tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết, Chikungunya và Zika. WHO đã cảnh báo rằng toàn bộ khu vực chúng ta đang bị đe dọa", Tổng thống Rousseff viết trên Twitter.
Theo Tổng thống Brazil, cần đặc biệt chú ý đến việc triệt tiêu các nguồn nước ứ đọng, nơi muỗi Aedes Aegypt đẻ trứng và sinh sôi. Trước đó, Bộ trưởng Y tế Brazil Marcelo Castro cho biết chính phủ sẽ huy động quân đội vào cuộc chiến dập tắt dịch sốt Zika. Tổng cộng sẽ có khoảng 200.000 binh sĩ tham gia các hoạt động này. Họ sẽ đi đến từng hộ dân, phân phát các tài liệu cần thiết và truyên truyền cho mọi người về sự nguy hiểm của bệnh.
Sốt Zika là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của khỉ, đôi khi truyền sang người do muỗi vằn, và có đặc trưng sốt nhẹ trong giai đoạn đầu. Virus này rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, vì nó gây ra tật đầu nhỏ ở thai nhi và tiềm ẩn khả năng gây tổn thương não nghiêm trọng.
Ở Nam Mỹ, virus Zika đã xâm nhập gần như tất cả các nước, ngoại trừ Argentina, Chile, Peru và Uruguay. Ở Trung Mỹ, chỉ Belize và Costa Rica chưa phát hiện ca bệnh nào. Trong vùng Caribbe, virus đã thâm nhập vào Haiti, Cộng hòa Dominica, Barbados, Puerto Rico, Saint-Martin thuộc Pháp, Guadeloupe và Martinique. Mới đây ở Đan Mạch và Mỹ đã phát hiện người nhiễm virus này.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Virus "ăn não" lan rộng sang châu Âu Một người dương tính với virus Zika ở Đan Mạch mới được truyền thông nước này đăng tin. Vụ việc xảy ra sau khi Italia, Tây Ban Nha, Anh và Thụy Sĩ xác nhận có nhiều trường hợp mắc loại virus "ăn não" này. Một khách du lịch Đan Mạch mắc bệnh khi du lịch ở miền Trung và Nam châu Phi, nơi...