10 năm NTM: Quảng Trị huy động số tiền khổng lồ 65.630 tỷ đồng
Sau 10 năm xây dựng NTM, tỉnh Quảng Trị đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực.
Sáng 10/10, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010- 2020.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị tham quan các sản phẩm đặc trưng được trưng bày tại buổi lễ. Ảnh: Ngọc Vũ
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, Quảng Trị đã huy động được 65.630 tỉ đồng. Với số vốn “khủng” này, tỉnh đã từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, góp phần nâng cao đời sống nhân dân về kinh tế cũng như tinh thần.
Đặc biệt, tại Quảng Trị đã tăng cường thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Các mô hình chuyên canh, sản xuất theo hướng hàng hóa có liên kết tạo lợi nhuận càng lớn cho người nông dân.
Một số mô hình tiêu biểu như trồng lúa hữu cơ, trồng sâm Bố Chính ở huyện Gio Linh, trồng rừng FSC (quản lí rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế)…, qua đó giúp đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Các giá trị văn hóa truyền thống không ngừng được giữ gìn, bảo tồn và phát huy; môi trường nông thôn được bảo vệ và cải thiện; hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh; an ninh trật tự khu vực nông thôn cơ bản được đảm bảo. Quảng Trị đã bước đầu định hình được xây dựng NTM kiểu mẫu, từng bước hướng đến miền quê đáng sống. Tập trung xây dựng NTM ở các xã miền núi đặc biệt khó khăn, biên giới, bãi ngang ven biển, tiến đến giảm dần khoảng cách giữa các vùng miền.
Video đang HOT
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị tham quan sản phẩm sâm Bố Chính trưng bày tại hội nghị. Đây là sản phẩm nổi bật trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM ở Quảng Trị.
Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, phong trào xây dựng NTM đã thực sự trở thành một phong trào ý nghĩa, có tính nhân văn và sức lan tỏa sâu rộng, được người dân đồng tình hưởng ứng, mang lại hiệu quả cao.
Đến tháng 9/2019, Quảng Trị đã có 52/117 xã đạt chuẩn NTM; dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ có thêm từ 6-8 xã đạt chuẩn, 1 huyện đạt chuẩn NTM.
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh này phấn đấu có thêm 2 huyện đạt chuẩn NTM; 75% số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn NTM, không còn xã đạt dưới 12 tiêu chí; phấn đấu đến năm 2030 có thêm 85% số xã đạt chuẩn NTM và có thêm 1 huyện đạt chuẩn NTM.
Phong trào đường hoa ở tỉnh Quảng Trị do người dân trồng giúp làng quê thêm xinh đẹp. Ảnh: Ngọc Vũ
Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Để đạt và nâng cao hơn các tiêu chí NTM, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tổ chức thực hiện chương trình giai đoạn mới dựa trên quan điểm “Chuyển từ lượng sang chất, nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược; nông thôn mới là căn bản; tái cơ cấu ngành nông nghiệp là then chốt; người nông dân là chủ thể”.
Theo ông Chính, bên cạnh sự nỗ lực đoàn kết, đồng sức đồng lòng, phát huy nội lực của chính quyền, nhân dân thì tỉnh Quảng Trị còn mong nhận thêm nhiều sự quan tâm, đồng hành của Chính phủ, các Bộ, ngành, doanh nghiệp, nhà hảo tâm… để quá trình xây dựng NTM đạt hiệu quả cao hơn trong giai đoạn mới.
Theo Danviet
Quảng Trị: Tồn 1.000 tấn cá nục, kêu gọi Chủ tịch huyện đi bán cá
Trước tình trạng cá nục hấp sấy khô của người dân bị tồn đọng khoảng 1.000 tấn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: "Nếu cá tôm của dân đọng lại không bán được thì chủ tịch huyện đi bán cá vẫn tốt".
Hơn hai tháng trở lại đây, việc xuất khẩu cá nục hấp sấy khô sang Trung Quốc ở huyện Gio Linh gặp khó khăn. Phía Trung Quốc yêu cầu chủ hàng có giấy chứng nhận nguồn gốc cá và an toàn thực phẩm.
Cá nục hấp sấy khô của người dân huyện Gio Linh bị tồn kho khoảng 100 tấn, rất khó giải quyết. Ảnh: N.V
Tuy nhiên người dân cho biết, số cá này được thu mua trực tiếp từ ngư dân địa phương và sản xuất thủ công, không có nhãn mác nên không đáp ứng được yêu cầu của đối tác.
Theo thống kê sơ bộ, tại thị trấn Cửa Việt và xã Gio Việt (huyện Gio Linh) hiện tồn kho khoảng 1.000 tấn cá nục hấp sấy khô.
Ông Nguyễn Duy Liệu (trú Gio Việt) cho biết, hiện còn tồn kho khoảng 100 tấn cá nục khô do không tiêu thụ được, trong khi đó mỗi tháng ông phải trả 100 triệu đồng tiền điện để cấp đông, bảo quản số hàng này.
Bà Nguyễn Thị Non (trú Gio Việt) cho biết, cũng đang tồn kho 40 tấn cá nục hấp sấy khô, mỗi tháng tiêu tốn hơn 60 triệu đồng tiền ký gửi, tiền điện...
"Nếu tồn kho lâu tôi sợ hàng sẽ hư hỏng, không thể bán được nữa" - bà Non nói.
Cá không bán được, các lò hấp sấy khô ngừng hoạt động dẫn đến hàng trăm lao động tại địa phương mất việc làm. Giá cá nục cũng lao dốc không phanh, từ 15.000 đồng/kg xuống còn 7.000-8.000 đồng/kg, thu nhập của ngư dân giảm sút rõ rệt.
Các lò hấp sấy cá ngừng hoạt động khiến nhiều người mất việc làm, giá cá nục tươi cũng giảm nửa giá.Ảnh: Ngọc Vũ
Ông Nguyễn Thanh Thương, Chủ tịch UBND xã Gio Việt cho hay, đang kiến nghị UBND tỉnh Quảng Trị xây dựng thương hiệu sản phẩm để thuận lợi hơn trong việc xuất bán cá nục hấp sấy khô đi ra thị trường.
Trước thực trạng đáng buồn trên, ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho hay, lỗi là do các cơ quan chức năng không sớm hướng dẫn người dân làm thủ tục về xuất xứ hàng hoá, nguồn gốc sản phẩm. Khi Trung Quốc thay đổi phương thức nhập khẩu, kiểm soát chặt chẽ hơn về nguồn gốc sản phẩm, bà con nông dân không có giấy tờ chứng minh nên không thể xuất hàng, dẫn đến tồn kho.
Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, nếu hàng tồn kho thì chủ tịch huyện cần tìm cách giải quyết cho dân. Ảnh: Ngọc Vũ
Theo ông Chính, các cấp ngành phải cùng nhau nghĩ cách để giải quyết cho bà con. Trách nhiệm đầu tiên là UBND huyện Gio Linh, cùng với Sở KHCN, NNPTNT tìm đầu ra cho sản phẩm; đồng thời hướng dẫn bà con về lâu dài phải làm các thủ tục liên quan đến nguồn gốc hàng hoá.
"Nếu cá tôm của dân đọng lại không bán được thì chủ tịch huyện đi bán cá vẫn tốt, không xấu hổ gì cả. Chủ tịch huyện không phải ra chợ bán mà đem sản phẩm để giới thiệu ở những thị trường có thể sử dụng được. Ngay cả chủ tịch, bí thư tỉnh, nếu có nhiều sản phẩm ế đọng thì chúng tôi cũng đi bán, đi để giới thiệu, quảng bá" - ông Chính nói.
Theo ông Chính, từ một vấn đề như giải quyết hàng tồn đọng cho bà con nông dân sẽ tạo thành thói quen nhanh nhạy cho chính quyền địa phương, các cấp sở ngành trong xử lý vướng mắc giúp nhân dân.
Theo Danviet
"Ngày thứ 7" xuống đồng của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Ngày thứ 7 hàng tuần, thay vì được nghỉ theo lịch làm việc, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị sẽ về các địa phương để đôn đốc quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và các dự án động lực. Sáng 11.5, đúng ngày thứ 7, nhiều cơ quan được nghỉ, nhiều người đi chơi, về thăm gia đình hay tụ tập bạn...