10 năm nông thôn mới Hà Nội: Chú trọng xây dựng nông nghiệp đô thị
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) và Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân, vào cuối tuần qua.
Đạt chỉ tiêu vượt kế hoạch
Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, từ năm 2010 đến 2018, tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp Thủ đô đạt 3,34%/năm, sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch rõ nét.
Cụ thể, năm 2018, cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt chiếm 41,24%, giảm 2,18% so với năm 2010; chăn nuôi chiếm 46,34%, tăng 0,38% so với năm 2010; thủy sản chiếm 8,02%, tăng 1,03%; lâm nghiệp 0,28%, tăng 0,06%; dịch vụ 4,12%, tăng 0,7% so với năm 2010. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2018 ước đạt 259 triệu đồng/ha, vượt trước 2 năm mục tiêu đề ra của chương trình.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo của Trung ương và TP.Hà Nội thăm gian hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Thủ đô. Ảnh: Minh Ngọc
Về xây dựng NTM, đến nay thành phố đã có 6 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM, gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm và Quốc Oai. Toàn thành phố có 325/386 xã (chiếm 84,2%) được công nhận đạt chuẩn NTM (vượt kế hoạch trước 2 năm so với mục tiêu đề ra là có 80% số xã hoàn thành đến 2020).
Video đang HOT
Cũng từ khi thực hiện NTM, Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Toàn thành phố có 133 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ, giúp người dân phát triển sản xuất bền vững, tạo sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, bảo đảm đầu ra ổn định…
Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 đạt 46,5 triệu đồng/người/năm, tăng 33,5 triệu đồng so với năm 2010.
Chia sẻ về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 sẽ tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Hà Nội phấn đấu tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân từ 3,5-4%/năm trở lên, phấn đấu đưa tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 25% lên 35% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố” – ông Nguyễn Đức Chung khẳng định.
Tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho hay, Hà Nội là 1 trong 3 địa phương trên cả nước có số xã xây dựng NTM lớn nhất. Qua đó, thành phố coi đây là chương trình trọng tâm để thống nhất chỉ đạo trong hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố (2010-2015, 2015-2020) và đã đạt được những kết quả ấn tượng, rõ nét.
Dù đạt nhiều thành tích cao nhưng theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, giá trị sản xuất nông nghiệp/ha ở Hà Nội chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Nhiều nơi tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân; an ninh chính trị, trật tự xã hội đã tốt nhưng cần được củng cố, tăng cường…
Về những nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, TP.Hà Nội cần phát huy vai trò đầu tàu, hạt nhân đi đầu cả nước trong phát triển.
“Tiềm năng vùng nông thôn Hà Nội rất lớn, vì thế thành phố cần tập trung khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế đó. Đặc biệt, Hà Nội cần chú trọng đến xây dựng nông nghiệp đặc trưng, nông nghiệp đô thị, xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, đáng sống… ” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Theo Danviet
Huyện Phúc Thọ có 100% tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới
Ngày 18/9, huyện Phúc Thọ tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trinh số 02-CTr/TU cua Thanh uy Hà Nội vê "Phat triên nông nghiêp, xây dưng nông thôn mới, nâng cao đơi sông nông dân".
Diện mạo huyện Phúc Thọ đổi thay tích cực.
Sau 10 năm thực hiện Chương trình, cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện chuyển đổi theo hướng tích cực, giảm diện tích các vùng sản xuất lúa không hiệu quả sang trồng hoa màu và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, tăng trưởng trung bình hàng năm 11,5%. Đến nay, huyện có 693 doanh nghiệp, 9.521 hộ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho 21.608 lao động.
Đáng chú ý, toàn huyện đã có 22/22 xã được TP công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. 22/22 xã đã đạt các tiêu chí về quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin truyền thông, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, lao động có việc làm, tổ chức sản xuất, y tế, văn hóa, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật và quốc phòng an ninh.
Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn quan tâm trợ giúp hộ nghèo; thực hiện tốt chế độ chính sách, tổ chức khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng người có công, hộ nghèo, bảo trợ xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Kết quả sau rà soát cuối năm 2018, toàn huyện còn 1.217 hộ nghèo bằng 2,39%, trong đó, có 746 hộ thuộc diện bảo trợ xã hội.
Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, trong 9 tháng đầu năm, đã khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện 76.194 lượt; đồng thời, duy trì việc khám chữa bệnh thường xuyên tại Trạm Y tế cho 84.372/94.279 lượt, đạt 89,5% kế hoạch; tổ chức các đoàn khám chữa bệnh cho toàn dân ở các xã, thị trấn.
Phối hợp Bảo hiểm xã hội cấp 161.735 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó: 8.045 người có công, 5.882 người diện bảo trợ xã hội, thân nhân người có công 3.090 người...; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 85,45%. Hoàn thành hỗ trợ xây, sửa nhà ở cho 220 hộ, đúng đối tượng và tiến độ.
Trong thời gian tới, huyện Phúc Thọ sẽ tập trung phát triển nông nghiệp sạch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, tổ chức thực hiện tốt quy hoạch chung của Thủ đô để hình thành hệ thống vành đai xanh của TP kết hợp với phát triển dịch vụ.
Đồng thời, đẩy mạnh phát triển nghề truyền thống; tiếp tục quán triệt, xây dựng nông thôn mới theo đúng lộ trình; nâng cao thu nhập cho nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất gắn với các quy chế, quy ước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Theo Kinhtedothi
Việt Nam vào top 15 nước phát triển nông nghiệp hữu cơ: Có khả thi? Tại dự thảo đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) giai đoạn 2020 - 2030, Bộ NNPTNT đề ra tham vọng đưa Việt Nam đứng vào top 15 nước có nền NNHC phát triển nhất thế giới. Nhưng rõ ràng mục tiêu này không hề đơn giản khi hành lang pháp lý cho lĩnh vực này vẫn còn thiếu, thực tế...