10 năm lấy chồng, tôi sợ Tết đến mức chỉ nhắc tới thôi đã ‘nhức răng’
Nói thật lòng là 10 năm nay, tôi chưa bao giờ dám mua cho mình một tấm áo mới tử tế vào dịp Tết, có chăng là chọn đại một chiếc re rẻ. Không biết mọi người thế nào chứ tôi sợ Tết quá chừng!
Qua lâu rồi cái thời son rỗi, cứ mỗi dịp Tết về lại thấy vui phơi phới. Kể từ ngày lấy chồng, mỗi năm Tết về là lòng tôi nặng trĩu với trăm mối lo. Mà hình như không chỉ tôi, nhìn chị em xung quanh, thấy phần lớn là thấy những gương mặt lo âu, những cái thở dài và lời than thở kiểu: “Ôi, Tết với nhất”, ” Sợ Tết quá”, “Làm sao để kiếm thêm, để có được một cái Tết no đủ đây”….
Bản thân tôi cũng thế, tôi sợ Tết đến mức chỉ nhắc tới thôi đã cảm thấy “nhức răng”, mỗi dịp xuân đến Tết về là tôi lại lo sốt vó. Một danh sách dài dằng dặc những người cần biết tết, nào bố mẹ họ hàng hai bên, sếp của vợ, sếp của chồng rồi những mối quan hệ thân tình… Chao ôi là nhiều. Đối với mức lương của hai vợ chồng công chức như vợ chồng tôi thì những thủ tục này quả là kinh khủng. Chúng tôi không dám biếu giỏ quà, vì với số lượng nhiều như thế nhẹ nhàng ra cũng phải tốn hơn chục triệu. Tôi chỉ dám chọn mỗi nhà một hộp bánh loại trung bình, cho vào chiếc túi đèm đẹp mang biếu, thế mà cũng đi đứt hơn 5 triệu.
Có người khuyên tôi cắt bớt thủ tục biết xén đi, nhưng cắt là cắt thế nào, Tết cổ truyền cơ mà. Lo không chu đáo còn bị trách là khác. Có năm vợ chồng tôi đến chúc Tết nhà người cậu họ còn bị người ta mát mẻ: “Năm nay mùng hai mới thấy mặt hai vợ chồng”, vì chúng tôi lỡ cắt mất suất biết Tết nhà cậu vào 27 Tết như hàng năm.
Biếu xén là một nhẽ, vấn đề tiền mừng tuổi cũng khiến tôi rất đau đầu. Hình như xã hội càng phát triển thì những nét văn hóa như lì xì đầu năm càng bị biến chất, méo mó. Lì xì bây giờ không mang tính mừng may mắn như ngày trước mà quan trọng là phong bao có dày không?
Tết năm nào cũng phải chuẩn bị một danh sách dài dằng dặc những thứ cần mua, những người cần biếu. (Ảnh minh họa)
Trẻ con bây giờ khôn lắm, mừng nhiều thì chúng vui mà mừng ít chúng xị mặt ra. Tôi luôn cẩn thận cho tiền vào phong bao, nhưng thỉnh thoảng có mấy đứa trẻ vừa nhận phong bao đã bóc ra luôn, có đứa còn chê: “Có mỗi 20 nghìn” trước mặt quan khách làm tôi sượng cả mặt. Tất nhiên bố mẹ chúng có mắng vài câu át đi nhưng tôi vẫn cảm thấy câu chuyện nhạt dần.
Cái là tôi ngán ngẩm nhất là cỗ bàn ngày Tết: Ôi chao là lãng phí! Nhà ai cũng bánh chưng, thịt gà, giò chả… Bày ê hề ra nhưng có ăn đâu, cứ làm mâm cơm cúng cụ rồi lại cất đi. Nhà đông người còn đỡ chứ như nhà tôi ít người, nấu ra rồi để lay lứt từ đầu ngày đến cuối ngày chẳng ai động đến, rồi hôm sau vẫn phải làm mâm cơm khác để cúng.
Video đang HOT
Chẳng phải ngầu nhiên mà ngày Tết mấy hàng bún riêu, bún ốc lúc nào cũng đắt hàng. Đắt vì thịt vì giò ở nhà ngán quá, chẳng ăn nổi nên phải mò ra ngoài quán ăn bát bún chống ngấy.
Tôi nghĩ chẳng phải nhà tôi mà không thiếu gì các gia đình mà Tết đã hết nhưng giò lụa, bánh chưng vẫn chất đầy tủ, rồi lại phải tìm cách chế biến xào xáo để ăn cho hết cho đỡ phí chứ cũng chẳng còn thấy ngon lành gì.
Tôi không dám mua cho mình một chiếc áo mới, chỉ cắm cúi lo Tết cho gia đình. (Ảnh minh họa)
Rồi Tết nhất đúng là dịp rượu chè, tôi chuyên vướng vào cảnh Tết mặc quần áo đẹp định đi thì khách đến, lại quay vào nhà ngả mâm, tiếp khách lai rai cả buổi, khỏi đi đâu.
Vui xuân, các anh các chú quá chén, tay nhả ga phóng vèo vèo làm tôi sợ chết khiếp. Đặc biệt cảnh những thanh niên quá chén, gây hấn đánh nhau bươu đầu chảy máu không phải là hiếm.
Tết tôi chẳng biết nhà chị em thế nào, có ai được nghỉ ngơi không, chứ tôi còn bận rộn hơn cả ngày thường, dọn dẹp, mua bán, sắm sửa chuẩn bị cái nọ cái kia đến tận khuya tôi mới được đi ngủ.
Chỉ còn có hơn một tuần nữa là Tết, mới nghĩ thôi mà tôi đã thấy đau hết cả đầu. Nói thật lòng là 10 năm nay, tôi chưa bao giờ dám mua cho mình một tấm áo mới tử tế vào dịp Tết, có chăng là chọn đại một chiếc rẻ tiền mà thôi. Nhìn ngoài kia thấy nhiều chị em xúng xính mà tôi không khỏi cảm thấy ghen tị. Giá mà nhà tôi giàu hơn một chút thì có lẽ tôi đã không phải khổ tâm về Tết thế này.
Theo Tintuc
'Về mà đại tu đi em ạ, chị nhìn còn thấy chối'
Giận chồng mèo mỡ, ngoại tình, tôi tìm đến quán karaoke tìm gặp chị chủ. Vừa nhìn thấy mặt tôi, biết tôi là vợ anh, chị ta đã quát lớn: "Nhà quê cục mịch thế kia bảo sao chồng chán, thôi về mà đại tu đi em ạ, chị nhìn mày còn thấy chối".
Ảnh minh họa
Vợ chồng tôi lấy nhau được 4 năm và có một cô con gái 3 tuổi. Hiện tại, tôi làm nhân viên thu ngân ở 1 siêu thị nhỏ, chồng tôi làm bảo vệ ở một trường học. Lương của chồng chỉ ngang lương tôi. Thế nhưng, tôi chưa bao giờ có ý coi thường chồng lương thấp. Tôi luôn miệng động viên chồng cố gắng làm ăn, tích cóp để sau này sửa sang nhà cửa.
Tính chồng tôi hay cay cú. Thấy lương bổng thấp, anh hậm hực lắm, cứ mỗi lần đi họp đồng niên, họp lớp về là anh đá thúng đụng nia. Anh bảo, ngày xưa đi học bao nhiêu đứa học dốt hơn mình mà giờ chúng nó giàu, nhà lầu xe hơi, còn mình chỉ là thằng bảo vệ.
Tôi phân tích thiệt hơn thì chồng tôi gầm lên "không phải dạy khôn tôi, cô cứ lo nấu cơm trông con đi, thằng này quyết không để bạn bè khinh thường". Thế rồi từ đó, những ngày nghỉ làm, chồng tôi bỏ bê việc nhà mà tụ tập đàn đúm với mấy bạn vàng, giao du làm ăn gì đó rất bí mật. Điện thoại anh giữ khư khư và thường xuyên đi sớm về khuya.
Một thời gian sau, anh mang rất nhiều tiền về sắm sửa đồ đạc, mua điện thoại xịn tặng vợ. Tuy nhiên, anh lại đòi ngủ riêng. Anh bảo, bây giờ con gái đã lớn, 3 người ngủ cùng chật chội. Vì thế, có khi cả tháng, vợ chồng tôi không gần gũi nhau...
Bẵng đi 4 - 5 tháng như thế, một ngày tình cờ, tôi gặp lại đứa bạn thân hồi đi học. Nó nhìn tôi bằng con mắt tò mò và hỏi han xa gần chuyện vợ chồng. Tôi trả lời bình thường. Vợ chồng tôi vẫn vui vẻ hạnh phúc.
Tức thì, cô bạn tuôn ra một tràng khiến tôi sốc nặng. Bạn kể, mấy lần đi hát hò với đồng nghiệp ở quán, cô ấy thấy chồng tôi dính như sam với bà chủ quán karaoke.
Cô bạn kể rành rọt, bà chủ này hơn chồng tôi đến chục tuổi nhưng đã ly dị chồng và có hai đứa con đang học cấp 3. Quán hát của chị ta đông khách nên thu nhập tháng tính cả trăm triệu.
Tối hôm đó đợi chồng về, tôi định bóng gió dò hỏi ý tứ chồng nhưng không kiềm chế được cảm xúc, tôi hỏi thẳng "anh cặp với chị Thanh quán karaoke à?". Hỏi xong, tôi cứ mong chờ một câu từ chối của chồng nhưng anh lại giáng cho tôi cái tát đau đớn.
Chồng tôi vằn mắt hét lớn: "Biết điều thì câm miệng lại còn có tiền mà nuôi con, cứ lu loa lên thì bước khỏi nhà".
Không góp ý được chồng, tôi kể với bố mẹ chồng, nhưng ông bà khuyên nhủ thế nào anh cũng bỏ ngoài tai.
Căm hờn chồng mèo mỡ, ngoại tình, tôi tìm đến quán karaoke tìm gặp chị chủ. Vừa nhìn thấy mặt tôi, biết tôi là vợ anh, chị ta đã quát lớn: "Nhà quê cục mịch thế kia bảo sao chồng chán, thôi về mà đại tu đi em ạ, chị nhìn mày chị còn thấy chối".
Sau đó, đi đến đâu chị ta cũng rêu rao anh Huân (chồng tôi) tháng sau bỏ vợ. Cuối năm, chị ta và anh Huân sẽ làm đám cưới. Tôi nghe mà ức chảy nước mắt. Thế nhưng, ông chồng tôi còn tệ hơn. Từ ngày biết tôi đến gặp bồ của anh, anh công khai đến nhà bồ ăn ngủ.
Vì thế, tôi định viết đơn ly dị để giải thoát cho mình và con khỏi cảnh sống đày đọa này. Nhưng như thế khác gì trúng mưu ghen ngược của chị ta. Hay là tôi cứ cố gắng cam chịu để họ không đến được với nhau như ý nguyện... Mong mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
Theo Dân Trí
Tuần trăng mật thảm hoạ của cô dâu quyết giữ trinh tiết đến ngày cưới "Chỉ vì suy nghĩ méo mó về tình dục mà tôi thậm chí còn không hôn anh ấy cho tới tận ngày cưới". Ngay từ nhỏ tôi đã bị "nhồi" vào đầu tư tưởng coi trọng chuyện trinh tiết. Tôi coi trinh tiết như một điều vô cùng quan trọng có thể cứu rỗi cả đời người con gái. Tôi quan niệm trinh...