10 năm làm bị can
Bị bắt tạm giam từ năm 2001, một năm sau được thả ra, rồi vụ án bị “bỏ quên” đến nay khiến một công dân phải làm bị can suốt mười năm.
Ông Trần Thanh Hùng – Ảnh: N.Hậu
Năm 1998, ông Trần Thanh Hùng (ngụ tại ấp An Thạnh, xã An Phú Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) cùng người bạn hùn vốn mở đại lý vé số Phúc Vinh tại thị xã Cao Lãnh (nay là TP Cao Lãnh). Sau đó, ông Hùng vay của ông N.V.H. (thời điểm đó công tác tại Công an thị xã Cao Lãnh) 50 triệu đồng, lãi suất 5%/tháng.
Bị bắt vì thiếu nợ
Video đang HOT
Phải đình chỉ điều tra Luật sư Nguyễn Văn Đức cho biết Viện KSND truy tố ông Hùng ở khoản 1, điều 158, Bộ luật hình sự năm 1985 là thuộc trường hợp tội ít nghiêm trọng. Theo điều 97, điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và năm 2003, thời hạn điều tra đối với tội ít nghiêm trọng là không quá hai tháng, trong trường hợp phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá hai tháng. Nếu tính cả thời hạn điều tra, gia hạn điều tra, điều tra bổ sung, thời hạn điều tra đối với tội ít nghiêm trọng cao nhất không quá 10 tháng. Quá thời hạn này mà không chứng minh được bị can thực hiện tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
Trong quá trình kinh doanh, ông Hùng gặp khó khăn do một số người lấy lại vé số chậm thanh toán tiền mua, dù vậy ông cũng đã cố gắng thanh toán tiền lãi cho ông H. sáu lần, tổng cộng 15,75 triệu đồng, trả nợ gốc hai lần, tổng cộng 12,75 triệu đồng. Lúc này, ông Hùng đang cố gắng thu hồi nợ từ những người lấy vé số để trả nợ cho ông H.. Thậm chí ông Hùng đã khởi kiện một người lấy vé số đòi 11,43 triệu đồng tiền nợ và đã được TAND thị xã Cao Lãnh ra quyết định hòa giải thành, buộc người thiếu nợ phải trả ông số tiền trên.
Ngày 26-11-2001, Công an thị xã Cao Lãnh ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Hùng. TAND thị xã Cao Lãnh lên lịch xét xử vào ngày 14-6-2002, tuy nhiên tòa đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại. Ông Hùng được cho tại ngoại. Đến ngày 29-11-2002, Viện KSND thị xã Cao Lãnh tiếp tục ra cáo trạng truy tố ông Hùng về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân”. Nhưng sau đó vụ án bị dừng cho đến nay…
Vụ án rơi vào quên lãng nhưng về pháp lý, ông Hùng vẫn là bị can. Quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của ông vẫn tiếp tục bị “treo” theo vụ án… hơn mười năm qua. Bản thân ông không thể xin việc làm. Thậm chí, ông được địa phương đề nghị làm tổ trưởng khu phố nhưng sau đó không được chọn vì lý lịch. Trong các kỳ bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân vừa qua ông không có quyền bầu cử. Con trai lớn của ông là học sinh giỏi nhưng đăng ký thi vào Trường Sĩ quan lục quân 2 thì bị trả hồ sơ vì lý lịch của cha.
Hồ sơ bị thất lạc!
Ông Trương Vĩnh Khoa, viện trưởng Viện KSND TP Cao Lãnh, cho biết: “TAND thị xã Cao Lãnh (thời điểm năm 2002) đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ về hành vi bỏ trốn khỏi địa phương của đương sự. Lúc đó, Viện KSND thị xã Cao Lãnh cũng đã có quyết định trả hồ sơ sang công an yêu cầu điều tra bổ sung. Tuy nhiên, do phía công an có sự thay đổi hai ba đời lãnh đạo nên hồ sơ bị thất lạc, phía viện kiểm sát cũng vậy nên vụ việc kéo dài đến nay. Mới đây, phía công an đã lục lại được hồ sơ cũ nên tới đây, chúng tôi sẽ ngồi lại để bàn bạc và xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên nhằm tìm hướng giải quyết dứt điểm vụ việc”.
Ông Khoa cũng nói: “Hướng giải quyết sắp tới là sẽ xác định ai vi phạm tới đâu xử lý đến đó. Cụ thể là xem có phục hồi điều tra hoặc đình chỉ vụ án hay không. Nếu đình chỉ vụ án thì cũng sẽ mổ xẻ để làm rõ phần cơ quan nào sai thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm, kể cả việc bồi thường thiệt hại cho đương sự”.
Ông Hùng thì nói sở dĩ ông không tiếp tục tạm trú ở Cao Lãnh vì lúc đó khó khăn không thể tiếp tục trả tiền thuê nhà (chỗ đặt đại lý vé số). Ông cũng phải đi giải quyết các hợp đồng mua bán với các công ty xổ số kiến thiết các tỉnh. Thậm chí, kết luận điều tra của Công an thị xã Cao Lãnh có đoạn “tháng 9-1999 thì bị cáo Hùng bỏ trốn về phường 4, thị xã Tân An làm ăn sinh sống”, đây là địa chỉ của vợ con ông Hùng đang sinh sống và hiện ông Hùng đã nhập hộ khẩu thường trú tại đây.
Ông Hùng đã liên hệ với các cơ quan tố tụng TP Cao Lãnh nhiều lần và đến nay thân phận pháp lý của ông vẫn bị “treo”. Ông mong mỏi các cơ quan tố tụng trả lại quyền công dân cho mình.
Theo Tuổi Trẻ
Bàng hoàng phát hiện em trai treo cổ tự tử trong nhà
Ngay khi vừa đẩy cửa phòng, anh Phương ngã quỵ khi chứng kiến đứa em trai út của mình treo cổ trên trần nhà...
Ngày 25/6, sau khi làm xong thủ tục pháp y để làm rõ nguyên nhân tử vong, Công an quận Thủ Đức (TPHCM) đã bàn giao thi thể anh Lê Thế Bảo (21 tuổi, ngụ đường số 8, phường Tam Phú, quận Thủ Đức) cho gia đình lo hậu sự.
Thi thể của Bảo được CQĐT bàn giao gia đình lo hậu sự.
Anh Phương, anh trai của nạn nhân kể lại: Trưa 24/6, thấy chuyện "lạ" khi Bảo không rời phòng dù hàng ngày Bảo dậy rất sớm phụ mẹ dọn hàng đi bán.
Khi vừa đẩy cửa phòng của Bảo, anh Phương ngã quỵ khi bàng hoàng chứng kiến em trai mình treo cổ tự tử trên trần nhà.
Ngay sau đó thi thể của Bảo được Công an quận Thủ Đức chuyển về bệnh viện để điều tra làm rõ.
Theo người thân trước khi xảy ra vụ việc, Bảo xin và được mẹ cho 8 triệu đồng để trả nợ nhưng không nói rõ nguyên nhân thiếu nợ.
Theo Bee.net.vn
Chồng bà Diệu Hiền chấp nhận thua kiện nông dân Với thiện chí trả nợ cho nông dân nên chồng nữ đại gia miền Tây tiếp tục bán nhà đất. Ông Trí cũng khẳng định không thuê luật sư ra tòa, chấp nhận thua kiện. Ngày 17/4, ông Trần Văn Trí, chồng nữ đại gia Phạm Thị Diệu Hiền (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thủy sản Bình An - Bianfishco) cho...