10 năm chuẩn bị cho cuộc ‘mổ não thức tỉnh’ ở Việt Nam
Trong khi bác sĩ khoan sọ, bóc khối u trong não, bệnh nhân vẫn tỉnh táo trả lời các câu hỏi, giơ chân tay và hát nguyên bài “ Quảng Bình quê ta ơi”.
Mổ sọ não khi bệnh nhân thức tỉnh giúp giảm nguy cơ cắt hoặc chạm phải các dây thần kinh phụ trách vận động, nghe, nói…, tránh di chứng liệt hoặc câm điếc. Nó khác biệt với việc phẫu thuật trên bệnh nhân gây mê.
Để có được ca mổ như thế, bác sĩ Đồng Văn Hệ và đồng nghiệp ở Bệnh viện Việt Đức mất 10 năm nghiên cứu, chuẩn bị, nhiều lần thỉnh chuyên gia Nhật và Pháp sang Việt Nam hướng dẫn.
30 năm trước, khi bác sĩ Hệ sang học tập tại Pháp, ông đã biết đến phương pháp mổ não thức tỉnh. Khi đó, các nước châu Âu đã sử dụng phương pháp này để loại bỏ các khối u, dị dạng trong não, nhằm tránh các di chứng trong phẫu thuật.
“Lúc đó, tôi nghĩ mình cần phải đưa phương pháp này về Việt Nam”, bác sĩ Hệ nói.
Khi trở về Việt Nam công tác tại Bệnh viện Việt Đức, bác sĩ Hệ đã liên lạc mời các chuyên gia ở châu Âu về mổ thị phạm. Song cả hai lần mời đều thất bại. Thay đổi cách tiếp cận, bác sĩ Hệ đã làm việc và mời các chuyên gia Nhật Bản.
Lần đầu, một chuyên gia người Nhật sang, ông chỉ thăm cơ sở bệnh viện, trang thiết bị và dụng cụ phòng mổ. Lần thứ hai, đoàn chuyên gia tiếp tục khảo sát cơ sở vật chất phòng mổ. Đến lần thứ ba sang Việt Nam, họ mới bắt tay vào mổ.
Bác sĩ Hệ cho biết mời ekip mổ đã khó, song việc lựa chọn bệnh nhân để mổ còn khó hơn. Phương pháp mổ não thức tỉnh tức là bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt ca mổ, thậm chí sẽ phải giao tiếp và làm theo mệnh lệnh của bác sĩ. Chính vì vậy, tiêu chí đầu tiên để lựa chọn bệnh nhân trong ca mổ đặc biệt này là phải biết tiếng Anh để nói chuyện được với bác sĩ Nhật.
Bệnh nhân được lựa chọn là thanh niên 36 tuổi ở Hà Nội. Anh từng được mổ u não theo cách truyền thống vào tháng 4/2018, nhưng do e ngại ảnh hưởng vùng chức năng nói trên não nên bác sĩ không dám xâm lấn rộng vào não và vẫn còn lại một phần khối u.
Bệnh nhân sau đó bị đau đầu và động kinh 2 lần. Đi khám, bác sĩ phát hiện có khối u đường kính khoảng 6 cm, chèn ép nhiều cơ quan liên quan đến chức năng như nói, vận động. Với cách mổ truyền thống, bệnh nhân được gây mê hoàn toàn, nếu ca mổ tác động đến vùng chức năng ngôn ngữ, vận động…, bác sĩ có thể không phát hiện ra.
Ca mổ thức tỉnh với bệnh nhân này là lần đầu tiên ở Việt Nam, thực hiện với sự hỗ trợ của hai chuyên gia Nhật Bản, vào năm 2019.
Video đang HOT
Khi mổ thức tỉnh, bệnh nhân chỉ được gây tê để tránh đau khi rạch da, còn lại vẫn tỉnh táo hoàn toàn trong toàn bộ ca mổ. “Chúng tôi cắt được khối u nhiều nhất có thể mà vẫn bảo vệ được các chức năng nói và vận động của bệnh nhân, vì bác sĩ nhận biết được đâu là vùng nói, vùng vận động”, bác sĩ Hệ nói.
Tại ca mổ này, bệnh nhân đã nói chuyện bằng tiếng Anh với các bác sĩ Nhật, hát Quốc ca Việt Nam, cử động tay chân theo yêu cầu của bác sĩ. Sau mổ, bệnh nhân tỉnh táo, sức khỏe ổn định, không có di chứng.
Bác sĩ Hệ phẫu thuật cho bệnh nhân u não bằng phương pháp thức tỉnh. Ảnh: Kim Oanh.
Sau hai ca mổ thức tỉnh có hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài, bác sĩ Hệ và đồng nghiệp đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật.
Bệnh nhân 55 tuổi ở Quảng Bình được mổ cuối tháng 3/2019 tại Bệnh viện Việt Đức, là ca mổ não thức thức tỉnh thứ ba ở Việt Nam, là ca đầu tiên hoàn toàn do các bác sĩ Việt Nam thực hiện. Bệnh nhân bị đau đầu, tê bì và yếu tay, bác sĩ xác định khối u não kích thước 2×3 cm nằm ở vị trí ảnh hưởng đến chức năng vận động.
“Ở vị trí này nếu can thiệp cắt u không cẩn thận có thể gây liệt”, bác sĩ Hệ nói.
Bác sĩ đã trao đổi với bệnh nhân về phương pháp phẫu thuật mới và cho biết lần này không có sự trợ giúp của bác sĩ nước ngoài. Anh chấp thuận tham gia.
Ca mổ diễn ra trong 3 giờ, bác sĩ đã lấy được trọn vẹn khối u não cho bệnh nhân. Trong khi được phẫu thuật, bệnh nhân trò chuyện, cử động tay chân theo yêu cầu của bác sĩ, còn hát bài hát quê hương “Quảng Bình quê ta ơi”. Sau mổ, bệnh nhân tỉnh táo, sức khỏe ổn định, không có di chứng, đặc biệt tay không còn tê bì.
Bác sĩ Hệ cho biết phương pháp này đòi hỏi cả bệnh nhân và bác sĩ cùng phối hợp với nhau. Khi mổ, người bệnh tỉnh táo, phẫu thuật viên vừa mổ cắt tổn thương như khối u, khối dị dạng mạch não vừa giao tiếp với bệnh nhân.
“Chúng tôi có người đứng bên cạnh hướng dẫn bệnh nhân cử động tay, chân, đưa hình ảnh và đề nghị họ nhắc tên xem đây là hình gì, hoa gì, con gì. Cách này giúp bác sĩ hiểu mình cắt tổn thương nhưng không làm ảnh hưởng đến chức năng quan trọng như nói hay vận động của bệnh nhân”, bác sĩ Hệ nói.
Trong ca mổ, người bệnh đều nghe hết được những gì bác sĩ nói, nghe được tiếng động của dụng cụ phẫu thuật, của máy móc, máy thở, thậm chí nhìn thấy cả các thao tác của bác sĩ. Vì vậy, yêu cầu tiên quyết là bệnh nhân phải hợp tác.
Đây là phương pháp mất gần 10 năm mới áp dụng thành công, điều tiến bộ nhất của nó là giúp các bác sĩ cắt vùng u khó. Có rất nhiều trường hợp cần phải sử dụng phương pháp này này như u tế bào thần kinh đệm, khối u di căn não, dị dạng mạch não, người bệnh động kinh… ở cả người lớn và trẻ em.
“Mong muốn của bác sĩ là giữ được toàn bộ chức năng của bệnh nhân, để sau mổ, họ vẫn làm việc được, giao tiếp được. Khi gặp biến chứng liệt, câm, sẽ rất nặng nề, tạo gánh nặng cho chính bệnh nhân và gia đình”, bác sĩ Hệ nói.
Đến nay, có hơn 10 bệnh nhân đã được mổ não theo phương pháp thức tỉnh. Các bệnh nhân sau mổ đều phục hồi tốt, không có di chứng. Chi phí ca mổ tương đương với mổ truyền thống.
Việt Nam chưa có quy trình cho phương pháp mới này. Bác sĩ Hệ cho biết đang gửi đề tài cấp Bộ để xin phép đưa phương pháp này thành mổ thường quy tại Bệnh viện Việt Đức cũng như được ứng dụng tại các các cơ sở y tế khác. Việc thực hiện được phương pháp mổ thức tỉnh tại Việt Nam có thể giúp cho nhiều bệnh nhân sắp tới.
Những thành tựu điều trị đột quỵ tại Việt Nam
Thành tựu trong cấp cứu, chẩn đoán bằng trí tuệ nhân tạo, phẫu thuật não 'tỉnh' bằng robot, phòng đột quỵ tiêu chuẩn Nhật... mang lại cơ hội cho nhiều người.
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Trí Thanh - Phó Trưởng cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Việt Nam lập chuyên ngành thần kinh đầu tiên năm 1956, khi đó chưa có máy chụp cắt lớp vi tính, bệnh nhân đột quỵ hôn mê sâu thường chịu tử vong. Nhưng sau hơn 60 năm đối phó với căn bệnh "tử thần" này, đã có nhiều thành tựu góp phần cứu sống hàng triệu người.
Cải tiến quy trình cấp cứu đột quỵ
Tháng 6, Việt Nam có 3 trung tâm đột quỵ được Tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO) chứng nhận Bạch kim trong tổ chức cấp cứu và điều trị đột quỵ, bước đầu chuẩn hóa quy trình này cho các cơ sở y tế cả nước trong tương lai. Các trung tâm đều đạt tiêu chí khắt khe như: 85% bệnh nhân nghi đột quỵ được chụp CT/MRI; 75% ca đột quỵ nhồi máu não lập tức điều trị tiêu sợi huyết tĩnh mạch trong 60 phút nhập viện; 75% được chọc kim can thiệp trong 120 phút...
Việt Nam trở thành nước thứ 3 Đông Nam Á áp dụng trí tuệ nhân tạo vào điều trị đột quỵ. Ảnh minh họa. Nguồn: Shutterstock.
Chẩn đoán bằng trí tuệ nhân tạo
Đột quỵ là cuộc đua tử thần, bởi mỗi phút có 2 triệu tế bào não chết đi. Trước đây, thời gian vàng cấp cứu là 4-6 giờ nhưng chỉ 20% cấp cứu kịp thời. Song từ tháng 6/2019, đã có 2 bệnh viện làm chủ phần mềm AI Rapid (Mỹ), giúp tăng thời gian cứu sống đến 24h.
Rapid giúp bác sĩ tiên đoán vùng nhu mô não sẽ chết tiếp theo, thể tích khối máu tụ... lấy huyết khối tái tưới máu chính xác hơn. Cứ 100 ca, áp dụng Rapid có thể thành công 49 ca, so với 19 ca trước đây. Mặc dù công nghệ đắt đỏ này chưa được triển khai rộng rãi, song đã mở đường cho trí tuệ nhân tạo đi vào lĩnh vực điều trị đột quỵ.
Phẫu thuật não "tỉnh" bằng robot
Tháng 5, Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn mới khi làm chủ kỹ thuật điều khiển robot mổ não "tỉnh" thành công cho 4 ca xuất huyết não. Mổ tỉnh cho phép bác sĩ vừa mổ vừa trao đổi với bệnh nhân, giúp tránh được tối đa biến chứng so với một cuộc mổ gây mê. Với phương pháp cũ, bệnh nhân có thể mất chức năng thở, nói, đi... nếu lúc mổ tiếp cận vào vùng não hô hấp, ngôn ngữ, vận động... Thời gian nằm viện của các bệnh nhân chỉ 4 ngày, ngắn hơn nhiều so với mức 2-3 tuần trước đây.
Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật mổ u não bằng robot Modus V Synaptive. Ảnh minh họa. Nguồn: Shutterstock.
Dự phòng đột quỵ bằng sáng chế Nhật
Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Trí Thanh cho biết, đột quỵ khó dự phòng, song Việt Nam vẫn có nhiều nỗ lực đẩy lùi căn bệnh và giảm gánh nặng điều trị cho cộng đồng. Bên cạnh các giải chạy marathon bảo vệ tim mạch, các chương trình tuyên truyền lối sống lành mạnh, còn có sáng kiến đưa sáng chế "Nattokinase" của Nhật Bản về Việt Nam.
NattoEnzym được JNKA chứng nhận đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế khắt khe. Ảnh minh họa. Nguồn: Shutterstock.
Nattokinase chiết suất từ đậu tương lên men (natto) là phát minh của Giáo sư Hiroyuki Sumi - Giám đốc Hiệp hội Chuyển giao Công nghệ Nhật Bản (JTTAS). Các nghiên cứu cho thấy, nattokinase góp phần làm tan cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzym nội sinh của cơ thể, liều dùng 2.000FU tác dụng phòng ngừa đột quỵ não trong 24h.
Tại Việt Nam, Nattokinase đã được ứng dụng vào sản phẩm dự phòng đột quỵ sản xuất đại trà giúp nhiều người dễ dàng tiếp cận hơn. Sản phẩm cũng được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) - tổ chức lớn nhất thế giới chuyên nghiên cứu về Nattokinase có mạng lưới 13 quốc gia - cấp chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng.
Kỳ lạ: Vừa mổ não vừa ... làm món ô liu nhồi thịt Ngày 10/6, một ca mổ não kỳ lạ đã được thực hiện tại Ý. Bệnh nhân là một phụ nữ 60 tuổi đến từ vùng Marche. Trong lúc được các bác sỹ tiến hành mổ não, bà vẫn tiếp tục làm món quả ô liu nhồi thịt. Món ô liu nhồi thịt rán đã được bệnh nhân thực hiện khi đang mổ não....