10 năm chiến tranh Iraq: Ngày ấy và bây giờ
Sự thay đổi trên các con phố tại Iraq sau 10 năm kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến khiến nhiều người bất ngờ.
Nhiếp ảnh gia người Mỹ Maya Alleruzzo vừa cho ra mắt bộ ảnh đánh dấu kỷ niệm 10 năm cuộc chiến tranh Iraq. Bộ ảnh mới của Maya bao gồm những bức ảnh ghép các địa điểm của Iraq của 10 năm về trước và của hiện tại.
Kể từ cuộc tấn công đầu tiên vào tháng 3/2003, trải quá một thập kỉ, Iraq giờ đã có nhiều sự thay đổi, hình ảnh đẫm máu, đổ nát từ các cuộc tấn công giờ dần được đẩy lùi trên đất nước Trung đông này.
Sự khác biệt tại tượng 2 thanh kiếm bắt chéo của ngày ấy và bây giờ. Năm 2008 là hình ảnh của binh lính Mỹ xuất hiện dày đặc và năm 2013 là hình ảnh đường rộng thênh thang bình yên, không bóng quân lính, vũ khí
Bức tượng tổng thống Saddam Hussein tại quảng trường Firdous bị quân lính của Mỹ và người dân Iraq kéo đổ vào 9/4/2003
Các đây 10 năm, công viên này là địa điểm chơi bóng của binh lính Mỹ và những đứa trẻ mồ côi do hậu quả của chiến tranh. Nhưng giờ nó đã trở thành địa điểm vui chơi của các gia đình vào những ngày cuối tuần
Video đang HOT
Sự xuất hiện của binh lính Mỹ tại bảo tàng Quốc gia Iraq vào năm 2003. Nhưng đến năm 2013 thì bóng dáng của lính Mỹ đã được thay thế bằng cảnh sát Iraq
Con đường chết chóc ngày nào đã thay da đổi thịt để trở thành một địa điểm buôn bán sầm uất
Vào 7/3/2008, tại con phố này đã xảy ra một vụ đánh bom khiến 53 người chết và 130 người bị thương
Hình ảnh đứa trẻ mồ côi trên đường phố Iraq được chụp tháng 4/2003
Bảo tàng quốc gia Iraq năm 2013 và 2003
Vườn thú Baghdad giờ đã có thể đón tiếp người dân Iraq thay vì binh lính Mỹ
Quảng trường Firdous giờ đã không còn sự xuất hiện của bức tượng Saddam Hussein
Quảng trường Tahrir ở Baghdad
Theo soha
Ấn Độ cử quan dính nghi án cưỡng hiếp tập thể tới mừng Giáo hoàng
Ấn Độ quyết định cử một chính trị gia có liên quan các cáo buộc cưỡng hiếp một nữ sinh tới tham dự lễ đăng quang của tân Giáo Hoàng.
Phó Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ P J Kurien sẽ dẫn đầu phái đoàn Ấn Độ tham dự lễ đăng quang của Giáo hoàng Francis vào ngày 19/3, bất chấp những nghi vấn xung quanh việc ông tham gia vụ cưỡng hiếp tập thể một thiếu nữ vào năm 1999. Nạn nhân, cũng là một người theo đạo Công giáo, đã cáo buộc ông Kurien là 1 trong 42 người từng bắt cóc, giam giữ cô suốt 42 ngày và cưỡng hiếp tập thể cô tại bang Kerala.
Động thái này ngay lập tức đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía gia đình nạn nhân và nhiều chính trị gia khác.
Bố của nạn nhân cho biết ông gay gắt phản đối quyết định cử ông Kurien cùng vợ và thư kí riêng của ông này tới Vatican: "Tôi đau lòng khi biết được tin tức này. Đây chắc chắn là điều sỉ nhục với Giáo hoàng mới".
Cựu Thủ hiến bang V.S Achuthanandan cho biết ông Kurien đã sử dụng "quyền lực chính trị" của mình để tránh bị truy tố. Hồi tháng trước, hàng trăm người phản đối đã biểu tình bên ngoài Ủy ban bang này trong nhiều ngày, nhằm yêu cầu ông Kurien phải từ chức.
Người dân Ấn Độ trong một cuộc biểu tình ngày 21/2 vừa qua, yêu cầu ông Kurien từ chức.
Ông Kurien, hiện nay 72 tuổi, đã được tuyên trắng án vào năm 2005. Tuy nhiên, sau vụ nữ sinh y khoa 23 tuổi bị cưỡng hiếp trên xe bus gây chấn động Ấn Độ thời gian qua, cô gái này đang yêu cầu lật lại vụ việc. Mặc dù kiến nghị bị bác bỏ, song vụ việc đã khiến Đảng Quốc Đại cầm quyền, vốn hứa hẹn trấn áp tội phạm tình dục, bị một phen mất mặt.
Tòa án tối cao Ấn Độ đã từng yêu cầu mở một cuộc điều trần mới sau khi tòa án Kerala tuyên bố trắng án cho 35 trong số 36 bị cáo. Tuy nhiên, ông Kurien cũng không nằm trong danh sách những người phải hầu tòa.
Hiện ông Kurien không đưa ra bất cứ bình luận này về vụ việc. Hồi tháng trước, ông khẳng định: "Tôi đã được Tòa án Tối cao và 3 cuộc điều tra của cảnh sát minh oan".
Theo soha
Sự thật về cặp gián điệp lừa cả thế giới Những lời dối trá của hai gián điệp Iraq là tâm điểm của cáo buộc Saddam Hussein có vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), cái cớ đã khiến Mỹ và liên quân dấn vào cuộc chiến tại đất nước Vùng Vịnh năm 2003. Cuộc chiến Iraq đã được Mỹ và liên quân tiến hành dựa trên cái cớ sai sự thật Sáu...