10 món đồ kinh dị gây ám ảnh bậc nhất trên màn ảnh rộng
Trước thềm phần hai loạt phim kinh dị đình đám “IT” ra mắt với sự trở lại của gã hề ma quái, tờ What Culture điểm lại 10 món đồ ghê rợn gây sợ hãi bậc nhất trên màn ảnh rộng.
Trang phục gã hề ( IT): “Ta là cơn ác mộng, là thứ mà chúng mi phải khiếp sợ hơn bất kỳ thứ gì!”, câu nói của của gã hề Pennywise trong bộ phim kinh dị IT phần nào minh chứng được nỗi khiếp sợ mà tạo hình cũng như bộ trang phục gã hề mang lại. Trong một lần suy nghĩ về thứ làm trẻ con sợ hãi nhất, “ông trùm kinh dị” Stephen King đã liên tưởng ngay tới gã hề. Với khuôn mặt được hóa trang trắng bệt, chóp mũi đỏ như màu máu, nụ cười nhếch mép và ánh mắt trực diện ghê rợn, những gã hề khi không diễn trò hề là biểu tượng hoàn hảo để gây sợ hãi tột đỉnh đặc biệt là với những đứa trẻ.
Chiếc hộp ma ám Dybbuk ( The Possession): Bộ phim kinh dị này không có gì nổi bật bởi nội dung đã quá quen thuộc và thiếu đột phá. Tuy nhiên, phim lại mượn một câu chuyện có thật và chiếc hộp gỗ ma ám trong phim lại là thứ gây ám ảnh nhiều nhất. Vật dụng tưởng như một món đồ lưu niệm bình thường nhưng một thực thể bên trong sẽ xâm chiếm lấy cơ thể của kẻ đã mở chiếc hộp ra. Điều đáng nói nữa là tin đồn đoàn phim The Possession bị ma ám khi kể về câu chuyệnchiếc hộp Dybbuk chứa linh hồn xấu trong truyền thuyết của người Do Thái. Đến nỗi chiếc hộp Dybbuk được sử dụng trong phim đã bị phá hủy hoàn toàn. Các diễn viên và nhân viên trường quay sau đó đã ngăn cản các nhà sản xuất phim làm một chiếc hộp khác thay thế vì cho rằng nó đã bị nguyền rủa.
Necronomicon ( Evil Dead): Cái tên Necronomicon đã xuất hiện rất lâu xuyên suốt chiều dài lịch sử điện ảnh kinh dị. Necronomicon đã có rất nhiều tên, nhưng cái tên Cuốn sách của người chết là thích hợp nhất. Khi nhắc đến các vật thể bị nguyền rủa, khán giả sẽ không thể nào bỏ qua được quyển sách có thể gọi xác sống đội mồ sống dậy này. Quyển sách ma thuật Necronomicon được nhắc đến lần đầu tiên trong mẩu truyện ngắn mang tên “The Hound” năm 1924 của H.P. Lovecraft. Trong dòng phim Evil Dead, quyển sách được gắn kết với máu thịt của loài người. Nội dung của sách chứa thông tin về các thây ma.
Ma gương ( Oculus): Phim kinh dị thường sử dụng chiếc gương như một cánh cổng nối liền thế giới người sống và người chết. Linh hồn họ lìa khỏi xác và bị mắc kẹt trong chiếc gương, và nó còn có thể dùng để kêu gọi người chết đến thế giới loài người nữa. Ở Oculus, cái gương này sẽ gây ra những tai hại nghiêm trọng cho bất cứ ai đi qua nó. Nó sẽ mê hoặc người khác bằng cách gây ra những hình ảnh giả tạo, ảo giác trong tâm trí họ. Tái hiện những ký ức từ thời thơ ấu, nó có thể làm cho bạn tin rằng những người thân yêu từ cõi chết đang vẫy gọi bạn và khiến bạn tự sát.
Căn phòng 1408 ( 1408): Không chỉ là món đồ riêng lẻ nào mà tất cả vật dụng trong căn phòng số 1408 đều xấu xa và đầy ghê rợn. Dựa theo truyện ngắn cùng tên của bậc thầy truyện kinh dị Stephen King, căn phòng số 1408 thật sự trở thành nỗi ám ảnh cho những ai từng bước chân vào bất kỳ căn phòng nào được đánh số tương tự. Tiểu thuyết gia Mike Enslin sau khi qua đêm ở căn phòng này vì không tin vào những lời đồn đại đã hiểu được vì sao bất kì ai bước vào đây lại chẳng bao giờ quay về được: bởi họ đã trở thành những hồn ma vất vưởng về đêm trong chính căn phòng 1408 bị nguyền rủa này.
Chiếc Plymouth Fury đời 1958 ( Christine): Ngoài hình tượng gã hề ma quái, vật phẩm bị ám cũng nổi tiếng không kém là chiếc xe trong phim Christine của Stephen King. Nguồn gốc của Christine chưa từng được nhắc tới cả trong tiểu thuyết lẫn phim ảnh. Khán giả chỉ biết đây là một chiếc xe hơi bị ma ám. Nó sẽ gắn bó với chủ mình và sẵn sàng lấy mạng những kẻ chọc họ hoặc định làm hại họ, và không ai có thể thể ngăn nó lại được. Chính vì xe hơi là vật dụng quen thuộc trong đời sống của nhiều người nên Plymouth Fury trở thành nỗi ám ảnh thường trực với bất kỳ ai khi sở hữu một chiếc xe đời cổ nào.
Bàn tay khỉ ( The Monkey’s Paw): Được chuyển thể từ truyện ngắn vào năm 1948 thành phim vào năm 2013, The Monkey’s Paw là một câu chuyện về một con khỉ bị nguyền rủa có thể ban cho con người ba điều ước. Bàn tay khỉ sẽ cho người sở hữu nó bất cứ điều gì họ muốn, với cái giá đáng sợ là việc có thể can thiệp vào số phận của họ. Chính việc đó đã tạo ra những hậu quả điên rồ và gây ám ảnh nhiều thế hệ khán giả.
Cuộn băng video ( The Ring): 7 ngày – là thời gian sống trung bình của những ai xem đoạn video bị ám này. Cuộn băng chứa đựng linh hồn không thể siêu thoát của cô gái mang tên Samara Morgan, một người có siêu năng lực, đã bị mẹ kế của mình lấy mạng và giấu xác dưới một cái giếng. Những ai xem cuốn băng này sẽ bị ám ảnh trong 7 ngày và sau đó một hồn ma sẽ bò ra từ trong ti vi và đeo bám người đó cho đến chết. Ai muốn sống sót phải sao chép nó trong vòng 7 ngày và cho một kẻ tình nguyện khác xem để chuyển lời nguyền sang cho người đó. Đến nay cuộn băng video này vẫn là một trong những vật phẩm kinh dị nổi tiếng và đáng sợ nhất khi được biến thể sang nhiều phiên bản khác nhau.
Trò chơi điện tử ( Brainscan): Đây không phải là bộ phim kinh dị xuất sắc nhưng chúng mang đến nhiều ý tưởng mới lạ. Trò chơi điện tử trong phim có cấu trúc giống thế giới giấc mơ của Freddy Krueger. Một cậu nhóc mê phim kinh dị tình cờ biết đến trò chơi ghê rợn này qua một người bạn. Sau khi tham gia trò chơi, cậu ta đã gặp Trickster, người quản trò, kẻ đã kiểm soát cuộc sống cậu bé và buộc cậu ta phải chơi. Một khi lấy mạng một ai đó trong game thì ngoài đời cũng sẽ xảy ra một vụ án mạng tương tự. Đây đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều cô cậu nhóc mà tuổi thơ gắn liền với rất nhiều trò chơi điện tử.
Khối vuông bị ám Lament ( Hellraiser): Khối vuông này không phải là khối vuông duy nhất trong dòng phim Hellraiser của Clive Barker, nhưng nó lại là vật phẩm nổi bật nhất, đặc sắc trong lịch sử phim kinh dị. Chiếc hộp được chế tạo bởi Phillip Lemarchand, người làm ra những chú chim máy biết hát. Khi ráp cái hộp ấy đúng cách, nó sẽ mở ra cánh cổng dẫn đến một chiều không gian đầy tai ương của bọn Cenobites. Chiếc hộp không có công dụng gì ngoài việc gọi một bầy quỷ dữ ăn thịt bất kỳ ai chúng muốn.
Theo zing.vn
Bất ngờ với số điểm mà bộ phim IT Chapter 2 dành được trên trang Rotten Tomatoes
Phán quyết cuối cùng cho bộ phim kinh dị IT Chapter 2 cũng đã có trên trang web đánh giá phim nổi tiếng bậc nhất, Rotten Tomatoes.
IT Chapter 2 là một trong những bộ phim được người xem mong đợi nhất trong năm 2019, đặc biệt là với những fan của thể loại phim kinh dị. Dẫu những người đã đọc qua quyển tiểu thuyết gốc của Stephen King đều đã biết cái kết của câu chuyện, nhưng việc được trải nghiệm lại tác phẩm mình yêu thích trên màn ảnh lớn vẫn rất thú vị. Thêm vào đó, đạo diễn Andy Muschietti cũng cho biết sẽ thay đổi một số chi tiết so với phần truyện gốc để tăng độ hấp dẫn cho bộ phim.
Gần đây, trang web Rotten Tomatoes đã có bài đánh giá về phần 2 của bộ phim. Có vẻ như tính đến thời điểm hiện tại, mọi thứ đều tốt và phản ứng của khán giả là rất tích cực. Tuy nhiên, IT Chapter 2 vẫn chẳng thể thoát khỏi cái bóng của người tiền nhiệm.
Đã có tổng cộng 64 bài review về bộ phim, và Rotten Tomatoes đã cho IT Chapter 2 số điểm là 79%, trong khi đó, phần đầu được ra mắt năm 2017 lại có con số ấn tượng hơn là 86%.
Vậy thì vì sao mà phần 2, dẫu được đầu tư kĩ lương hơn, khán giả cũng mong đợi hơn, lại có điểm thấp hơn cả phần đầu? Yếu tố đầu tiên cần cân nhắc, đó chính là thời lượng phim của IT 2 kéo dài đến gần 3 tiếng. Nhiều nhà phê bình, sau buổi công chiếu sớm, đã cho rằng thời lượng phim quá lê thê đã khiến khán giả mất đi sự tập trung, chứ không hề phù hợp như những gì mà Marvel đã làm với bom tấn Avengers: Endgame vào mùa hè vừa qua.
Xuyên suốt những sự kiện ra mắt phim, dàn diễn viên đã nhận được vô số lời tán dương, cùng với đó là những lời tuyên bố về độ ghê rợn trong lần trở lại ngày của chú hề Pennywise. Nhóm Losers' Club trong phần 2 đã là những người trưởng thành, và những diễn viên đảm nhận những vai diễn trong phim cũng vô cùng đình đám, điển hình như James McAvoy trong vai Bill Denbrough, Jessica Chastain trong vai Beverly Marsh, Bill Hader trong vai Richie Tozier, Isaiah Mustafa trong vai Mike Hanlon, Jay Ryan trong vai Ben Hanscom, James Ransone trong vai Eddie Kaspbrak và Andy Bean trong vai Stanley Uris. Không chỉ vậy, dàn diễn viên nhí trong phần đầu cũng sẽ xuất hiện trong tác phẩm điện ảnh này để tham gia vào những phân cảnh hồi tưởng trong quá khứ.
Tuy nhiên, cái tên quan trọng nhất, khiến nhiều người để ý nhất vẫn là Bill Skarsgard trong vai chú hề Pennywise. Tất cả những gì mà anh nhận được là những lời khen ngợi đến tận mây xanh từ cả đồng nghiệp, khán giả lẫn giới chuyên môn.
Bill Skarsgard trong vai chú hề Pennywise
Andy Muschietti cũng đã quay lại với vai trò đạo diễn của bộ phim, và với thời lượng phim lần này, ông thật sự mong rằng mình có thể làm được nhiều điều hơn với điều đó. Nhưng không phải cái gì nhiều cũng tốt. Có lẽ bộ phim đã nhận được nhiều đánh giá tích cực hơn, nếu như Andy cùng nhà biên kịch Gary Dauberman chịu cắt giảm thời lượng phim xuống thêm một chút nữa, hay chí ít thì đây cũng là suy nghĩ mà những ai sau khi xem qua bộ phim cũng có.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, IT Chapter 2 hiện vẫn đang là bộ phim kinh dị đứng hàng top. Dự tính, doanh thu của phần phim này sẽ rơi vào khoảng 100 triệu đô trong màn ra mắt, thấp hơn một chút so với phần đầu là 123 triệu đô.
Rất may mắn là bộ phim đã vượt qua kiểm duyệt tại Việt Nam, nhưng đồng thời đã bị cắt giảm 1 phút rưỡi những cảnh bạo lực. Siêu phẩm kinh dị IT Chapter 2 sẽ chính thức được ra mắt tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 6/9 tới.
Trailer IT Chapter 2
Theo saostar
Phản ứng nóng hổi của khán giả thế giới với IT 2: "Riche lắm mồm" được khen, cốt truyện quá tham lam Một vài khán giả may mắn trên thế giới đã có cơ hội được thưởng thức suất chiếu sớm của IT: Chapter Two. Vậy họ nghĩ gì về sự trở lại của gã hề ma quái với nhiệm vụ "cực nóng" là hù dọa khán giả? IT: Chapter Two (tên tiếng Việt: Chú Hề Ma Quái 2) một lần nữa được chuyển thể...