10 món đồ chơi giúp trẻ vận động ngay trong nhà, không ngồi lì xem tivi những ngày nghỉ học tránh dịch
Những món đồ chơi vận động này giá chỉ vài chục nghìn đến khoảng vài trăm nghìn và bố mẹ có thể dễ dàng tìm mua tại các shop bán đồ chơi hoặc đặt mua trên mạng.
Đến nay, khi mà trẻ phải nghỉ học ở nhà để tránh dịch COVID-19 đã nhiều tuần, bố mẹ không còn đau đầu với bài toán “Ai trông con” nữa bởi chắc chắn đã phải có phương án ngay từ đầu, nhưng lại “hack não” với việc cho con chơi gì ở nhà? Làm thế nào để con không ngồi lì xem tivi, điện thoại suốt cả ngày, và trò chơi gì để trẻ bớt cuồng chân khi đã bị “nhốt” trong nhà quá lâu.
Bố mẹ có thể tham khảo 10 món đồ chơi vận động rất rẻ tiền nhưng chắc chắn sẽ kích thích trẻ hứng thú bước ra khỏi chỗ ngồi dưới đây:
1. Bóng đá trong nhà
Hover Ball với chất liệu và cơ chế hoạt động giúp bé có thể chơi bóng trong nhà mà không làm hư hại nội thất. Phần bên ngoài bóng được bao phủ lớp đệm mút siêu đàn hồi dễ dàng bật ra khi va vào tường. Bóng lướt nhẹ và nhanh trên bất kỳ bề mặt nào và đến đích một cách an toàn.
Đồ chơi bóng đá trong nhà, rất phù hợp với trẻ trong những ngày nghỉ học ở nhà.
2. Bóng bàn phản xạ
Khác với môn thể thao bóng bàn, bố mẹ và con cái có thể cùng nhau chơi trò này mà không cần bàn. Nó giúp trẻ luyện tập phản xạ cho mắt, nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai và quan trọng là chơi được ngay cả khi ở trong phòng ngủ chật hẹp.
Với thiết kế nhỏ dọn như những cuộn băng dính, bố mẹ có thể tạo cho con một đường đua ngay trong nhà với nơi đỗ xe, những khúc cua, đường đua để các bé tha hồ thỏa thích cùng thú vui chơi xe của mình. Trò chơi này đặc biệt hấp dẫn với các bé trai.
4. Vòng ném
Những chiếc vòng nhựa với đủ màu sắc là món đồ chơi vận động tuyệt vời cho trẻ ngay tại nhà. Mua 1 combo khoảng 10 – 12 chiếc vòng là bố mẹ có thể thiết kế cho con các trò chơi khác nhau, chẳng hạn như: bật nhảy, nhảy lò cò, nhảy zigzac, ném vòng vào đích…
5. Thảm chân tay
Với thiết kế rất đơn giản là một tấm thảm nhỏ có in hình bàn tay, bàn chân, món đồ chơi vận động này giúp trẻ luyện tập sự phối hợp tay chân, tăng cường nhận thức, nâng cao khả năng sự tập trung. Chỉ cần có 2 – 3 đứa trẻ cùng chơi là trò này sẽ vui hết nấc.
6. Bóng rổ trong nhà
Không cần phải ra ngoài trời, với cột bóng rổ này, bé có thể thực hành kĩ năng ném bóng trúng đích, bật nhảy giúp phát triển toàn diện vể thể chất và đặc biệt là tăng cường chiều cao. Trong những ngày nghỉ học ở nhà này, cột bóng rổ nhỏ gọn còn khuyến khích bé chơi thể thao từ nhỏ – một thói quen rất tốt cho sức khỏe.
7. Decal dán sàn nhảy lò cò
Khi bố mẹ nói con chơi nhảy lò cò đi thì chưa chắc trẻ đã hứng thú, nhưng tấm decal dán sàn với màu sắc bắt mắt, lại thêm những con số kia sẽ lôi kéo trẻ đứng dậy tham gia vào trò chơi. Thêm một miếng gạch bằng nhựa, vừa nhảy vừa sút tuần tự qua các ô từ 1 đến 10, chắc chắn đây sẽ là trò chơi vận động tại nhà mà trẻ chơi hoài không biết chán.
8. Đồ chơi bóng nhảy có đèn phát sáng
Đồ chơi bóng nhảy có đèn phát sáng.
Với cách chơi vô cùng đơn giản: Đầu tiên đặt khóa vào một chân, sau đó xoay tiến hoặc lùi, khi thanh xoay sang phía chân còn lại, hãy nhấc chân thật nhịp nhàng giống như trò nhảy dây. Trò chơi này sẽ vui hơn khi trẻ rủ thêm một vài bạn hàng xóm tạo thành một nhóm nhỏ, thi đua xem ai nhảy được lâu nhất.
9. Đồ chơi bowling
Đồ chơi bowling vui nhôn gồm bong va kegel. Bong co 3 lô đê be xo tay vao, đo la ngon giưa, ngon đeo nhân va ngon cai. 6 kegel đươc xêp thanh hang. Be se băt đâu băng viêc đưng tư xa va kheo leo nem lăn trai bong đê lam đô hêt cac kegel.
10. Ván bập bênh
Ván bập bênh là một sản phẩm được sử dụng trong phương pháp giáo dục Montessori mà cha mẹ có thể lựa chọn làm món đồ chơi vận động tại nhà cho con mình. Điều đặc biệt là đồ chơi này trông đơn giản nhưng bé có thể chơi từ nhỏ tới lớn, khi thì làm bập bênh, khi thì làm cầu trượt, lúc lại có thể luyện khả năng giữ thăng bằng.
Theo Trí Thức Trẻ
Hướng dẫn cha mẹ trò chuyện đúng cách với con về đại dịch Covid-19 theo từng lứa tuổi
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.
Cách trò chuyện và ngôn ngữ bố mẹ sử dụng khi trò chuyện với con hàng ngày rất quan trọng. Chúng tạo ra sự kết nối, tin tưởng và nhu cầu chia sẻ của trẻ với cha mẹ. Cho đến thời điểm này, sau khi nghỉ học dài ngày và tiếp nhận thông tin từ các cuộc trò chuyện xung quanh, trẻ bắt đầu có những nhận thức và nhu cầu hiểu hơn về những đại dịch đang diễn ra.
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi, đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với trẻ. (Ảnh minh họa: The New York Times)
Cha mẹ nên nói với con những gì về virus Corona và nói như thế nào? Tờ Thời báo New York (The New York Times) đã tổng hợp ý kiến của một bác sỹ nhi khoa, hai nhà tâm lý học, một chuyên gia nhi khoa về bệnh truyền nhiễm và một chuyên gia về an toàn y tế để tổng hợp lại những lời khuyên tốt nhất của họ.
Chúng tôi đã tổng hợp thêm thông tin hữu ích từ một số nguồn đáng tin cậy khác để chia sẻ với các bố mẹ.
Nắm rõ những thông tin mà con bạn đã biết
Nên bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách hỏi về những điều mà con bạn đã biết. Nếu trẻ nói rằng loại virus này đang làm chết rất nhiều người trên thế giới thì cuộc nói chuyện sẽ rất khác khi trẻ nói rằng nó chỉ gây sụt sịt mũi và ho mà thôi.
Nếu con bạn dưới 6 tuổi vừa chưa tiếp nhận nhiều thông tin về virus, bạn không cần phải nói với trẻ quá cụ thể và rõ ràng về sự nguy hiểm của loại virus này hay mối đe dọa mà nó gây ra cho toàn cầu, điều này có thể mang đến những lo lắng không cần thiết cho trẻ. Bạn hãy để ý hơn đến các bản tin thời sự phát trên tivi và câu chuyện mà những người lớn trong nhà nói với nhau. Nếu có thể hãy tắt tivi và trò chuyện với bạn đời vào những lúc riêng tư không có sự có mặt của trẻ.
Trước hết hãy kiểm soát nỗi lo lắng của bạn
Trẻ nắm bắt và cảm nhận rất rõ cảm xúc của cha mẹ. Hãy chắc chắn rằng bạn không tỏ ra quá lo lắng hay sợ hãi khi nói về chủ đề này với trẻ, hãy giữ cho mình sự khách quan cần thiết. Phản ứng của bạn có thể sẽ khiến nỗi lo lắng của trẻ dậy sóng, vì thế, hãy cố gắng xử lý tất cả các nỗi sợ hãi mà bạn có trước khi trò chuyện với trẻ.
Ở mỗi độ tuổi nhu cầu thông tin của trẻ sẽ khác nhau, lựa chọn các thông điệp phù hợp với độ tuổi của trẻ sẽ giúp trẻ hiểu đủ, hiểu đúng về dịch bệnh đang diễn ra. (Ảnh minh họa: The New York Times)
Đừng lờ đi nỗi sợ của con bạn
Nếu con bạn sợ hãi vì có người nói với chúng rằng chúng có thể chết vì virus nếu sờ tay vào nút bấm thang máy, thì đó là một nỗi sợ thực sự cần được bạn lắng nghe một cách nghiêm túc. Nếu bạn chỉ nói qua loa rằng: "Ồ, không sao đâu con!" hay "Bạn chỉ đùa thôi mà!" thì trẻ sẽ cảm thấy mình không được bố mẹ lắng nghe. Hãy ghi nhận và quan sát cảm xúc của trẻ thật kĩ càng, nói với trẻ bằng giọng chậm rãi và bình tĩnh như: "Điều đó có vẻ đáng sợ thật, bố/mẹ nhìn thấy nỗi sợ ấy trên gương mặt con", hoặc chuyển hướng sự chú ý của trẻ bằng cách chia sẻ về những nỗi sợ hãi mà bạn đã trải qua khi còn nhỏ. Sau đó, khi trẻ đã bình tĩnh lại, hãy tiếp tục cùng trẻ làm mọi việc một cách bình thường rồi có thể quay trở lại nói chuyện với trẻ về chủ đề virus sau bữa tối chẳng hạn.
Nói chuyện phù hợp với độ tuổi của con
Nếu trẻ đang ở độ tuổi 0-6, bạn có thể trò chuyện với trẻ về chủ đề vi khuẩn, vi-rút một cách đơn giản và dễ hiểu như có rất nhiều loại vi-rút khác nhau và chúng là thể khiến con người nhiễm bệnh như đau bụng, sụt sịt mũi, sốt, ho... và vi-rút Corona là một trong số các loại vi-rút đó. Bạn có thể hướng dẫn trẻ những hành động đơn giản để bảo vệ sức khỏe như rửa tay đúng cách, đeo khẩu trang, ăn uống lành mạnh... Nếu trẻ có bất cứ lo lắng nào, hãy nhấn mạnh về việc trẻ sẽ được bảo vệ và an toàn trong gia đình mình.
Đối với trẻ ở độ tuổi tiểu học, bạn không cần phải cung cấp cho trẻ những thông tin tiêu cực như số người chết hay mắc bệnh. Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể nhận thức được về bệnh tật, vì thế, hãy tập trung vào việc cùng trẻ tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh và các cách phòng bệnh mà trẻ có thể làm được một cách chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu. Một lần nữa cần nhắc lại, hãy luôn tìm hiểu và lắng nghe nhận thức hay thông tin mà trẻ biết được tới đâu để chọn lọc những thông tin chia sẻ phù hợp. Bạn có thể khẳng định với trẻ rằng, các nhà khoa học và những người thông minh nhất trên thế giới đang cố gắng để tìm mọi cách bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của mọi người.
Gợi ý cho trẻ các cuốn sách về chủ đề vi-rút, vi khuẩn và đọc cùng trẻ cũng là một cách hiệu quả đối với các bạn ở độ tuổi khoảng từ 5-8 tuổi. Ví dụ, cuốn sách "Này, chớ táy máy liếm sách!" là một nguồn tham khảo thú vị cho cha mẹ.
"Này, chớ táy máy liếm sách" là một cuốn sách tương tác thú vị giúp trẻ từ 5-8 tuổi tìm hiểu về vi khuẩn một cách sinh động....
.... những thông tin về vi khuẩn được trình bày dễ hiểu...
... và ấn tượng qua những bức ảnh chụp phóng đại qua kính hiển vi điện tử...
... cùng với các kiến thức khoa học gần gũi, bổ ích. (Ảnh: HM)
Câu chuyện có thể thẳng thắn và đi sâu hơn đối với trẻ từ 11 tuổi trở lên. Bạn có thể cùng con tra cứu thông tin từ các nguồn tin chính thống đáng tin cậy, tìm hiểu các kiến thức khoa học và thảo luận cùng con về những ảnh hưởng của đại dịch đối với nền kinh tế, chính trị mà các nước phải đối diện.
Chú ý đảm bảo giữ gìn vệ sinh
Hãy chắc chắn rằng trẻ được hướng dẫn và thực hiện đúng quy trình rửa tay ít nhất 20 giây (bằng cách đơn giản là hát 2 lần bài "Chúc mừng sinh nhật" trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi chơi bên ngoài về, sau khi trẻ ngoáy mũi hay cho tay vào miệng và trước khi chơi đồ chơi. Các trò chơi, các bộ phim ngắn về chủ đề này cũng sẽ giúp trẻ ý thức hơn về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Cố gắng giữ gìn vệ sinh và duy trì các thói quen lành mạnh hàng ngày như ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên là một trong những lựa chọn tích cực mà bố mẹ nên tận hưởng cùng con. (Ảnh minh họa: The New York Times)
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, cho dù việc trẻ nghỉ học có thể mang đến nhiều phiền toái cho cha mẹ, nhưng hãy suy nghĩ một cách tích cực rằng, đây là lúc để cả gia đình tận hưởng thời gian bên nhau nhiều nhất có thể và trân trọng khoảnh khắc này. Hãy cố gắng duy trì đều đặn những thói quen tốt, đặc biệt là thói quen tập thể dục hàng ngày. Những trò chơi vui vẻ trong nhà như làm thủ công, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, đọc sách, nghe nhạc cũng sẽ giúp bạn tận hưởng thời bên trẻ vui vẻ, ý nghĩa hơn.
Hãy nhớ rằng, bên cạnh bảo vệ an toàn sức khỏe thì bảo vệ an toàn cảm xúc cho trẻ cũng rất quan trọng. Cha mẹ hoàn toàn có thể làm tốt cả hai điều trên bằng cách lắng nghe, tôn trọng những cảm xúc và nhu cầu tìm hiểu thông tin của trẻ.
Nhà báo, Tác giả sách thiếu nhi và Làm cha mẹ Phạm Thị Hoài Anh.
Chị là tác giả của các cuốn sách như " Trái tim của mẹ", " Bàn tay của bố", " Mỗi ngày 15 phút yêu con".
Trong đó, cuốn sách " Trái tim của mẹ" đã từng đoạt giải thưởng Grand Prize cuộc thi Samsung KidsTime Authors' Award awarded dành cho các tác giả Đông Nam Á tại Asian Festival of Children's Content (AFCC) do Hội đồng Sách Singapore tổ chức năm 2015 và Giải Bạc sách Hay Việt Nam 2016 do Hiệp hội xuất bản Việt Nam trao tặng. Hiện chị đang sống và làm việc tại Hà Nội.
Theo Trí Thức Trẻ
Vĩnh Phúc đóng cửa nhà hàng, quán bar và cho học sinh nghỉ học Để phòng dịch COVID-19, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đóng cửa với các nhà hàng, vũ trường, quán bar nhằm hạn chế ăn uống, tụ tập đông người tại nơi công cộng. Học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN) Sau 5 tuần nghỉ học để phòng dịch COVID-19, từ ngày 9/3, học sinh...