10 món cháo giúp quý ông thêm sung sức
Liệt dương (hay còn gọi là bất lực) luôn được xem là cơn ác mộng với đàn ông. Có rất nhiều lý do khiến cho nam giới bị rối loạn chức năng cương dương (gọi tắt là RLCNC). Sau đây là một số món ăn – thuốc để các “bà xã” có thể tham khảo chế biến giúp chồng lấy lại phong độ.
Cháo tắc kè tươi: tắc kè sống (còn đủ đuôi) 5 con, gạo tẻ 200 – 300g. Tắc kè làm sạch dùng rửa lại bằng rượu, bỏ đầu, băm vụn, thêm rượu, dầu ăn, muối, hành sống, bột tiêu; ướp đậy kín để 20 phút. Gạo tẻ nấu cháo chín nhừ. Cho tắc kè đã ướp vào, khuấy đều, đậy vung, đun sôi 5 – 10 phút là được. Tác dụng bổ thận định suyễn, ích tinh tráng dương. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, di tinh liệt dương, thiểu năng dục tính.
Cháo nhục dung thịt dê: nhục thung dung 10 – 15g, thịt dê 80g, gạo tẻ 100g. Nhục thung dung hãm sắc lấy nước; thịt dê băm nhỏ, nấu với gạo thành cháo với nước nhục dung. Khi cháo chín nhừ cho thêm hành tươi thái lát, gừng tươi đập dập băm nhỏ và các gia vị thích hợp khác, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp thận dương hư, di tinh liệt dương…
Cháo nhục dung thịt dê
Cháo thỏ ty tử: thỏ ty tử 30 – 60g, gạo tẻ 100g. Thỏ ty tử sắc hãm lấy nước, bỏ bã. Gạo nấu cháo với nước sắc thỏ ty tử thêm nước cho vừa đủ; khi cháo được thêm đường. Dùng cho các trường hợp thận hư, đau lưng liệt dương di tinh, di niệu.
Cháo sơn thù: sơn thù du 20g, gạo tẻ 100g, nấu cháo, khi cháo chín nhừ thêm đường trắng khuấy tan đều. Dùng cho các trường hợp ù tai hoa mắt chóng mặt di tinh di niệu, tự hãn.
Cháo hải mã: cá ngựa 2 – 6 con, gạo tẻ 60 – 80g. Nấu thành cháo, thêm gia vị thích hợp. Dùng cho các trường hợp liệt dương.
Video đang HOT
Cháo hải cẩu thận: hải cẩu thận 30g, gạo tẻ 50g. Hải cẩu thận thái lát, đem nấu cháo cùng với gạo tẻ; khi cháo được thêm mắm muối gia vị. Cho ăn vào bữa điểm tâm sáng. Dùng cho các trường hợp liệt dương, vô sinh.
Cháo chim sẻ: chim sẻ 5 con, kê 200 – 300g. Chim sẻ làm sạch nướng chín, thái nhỏ, đem nấu với kê thành cháo. Khi cháo chín, cho thêm 3 củ hành sống (đã thái mỏng), gia vị muối tiêu đảo đều. Cho ăn khi đói. Dùng cho người suy nhược cơ thể, đau lưng, mỏi gối, di tinh liệt dương…
Cháo chim sẻ
Cháo hẹ: hẹ tươi 60g, gạo tẻ 100g. Trước tiên nấu cháo gạo tẻ, cháo được cho hẹ, muối khuấy đều. Dùng cho bệnh nhân liệt dương di tinh.
Cháo hạt hẹ: hạt hẹ 200g, gạo lứt 300g. Nấu cháo, lọc gạn lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược, di tinh di niệu.
Cháo thận hươu: thận hươu 1 đôi, nhục thung dung 60g, gạo tẻ 200g. Thận hươu bỏ màng mỡ thái nhỏ; nhục thung dung tẩm rượu để qua 1 đêm, cạo bỏ các nếp vỏ, cắt lát. Đem gạo nấu cháo, khi cháo chín cho lộc hươu, nhục thung dung, hành, muối tiêu, gia vị tiếp tục nấu chín nhừ. Tác dụng bổ nguyên dương ích khí tăng lực. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, thiểu năng dục tính.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Hết bệnh nhờ ăn cá trôi
Cá trôi là một loại cá nước ngọt, thịt ngon và béo; có thể chế biến nhiều món dễ ăn: canh chua, kho, hấp... rất phù hợp với những ngày hè nắng nực. Không chỉ ngon miệng, các món ăn này còn hỗ trợ chữa nhiều bệnh.
Cá trôi chứa nhiều protein, lipid, các sinh tố A, B1, B2, các chất khoáng, Ca, P, Fe, creatin, creatin phosphat... Theo Đông y, cá trôi vị ngọt, tính bình, không độc; vào tỳ, can và thận, có công năng ích khí dưỡng huyết, kiện cân cốt, hoạt huyết, hành khí, trục thủy, lợi thấp. Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất sức, vàng da phù nề, tiểu buốt, tiểu dắt. Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc từ cá trôi.
Cá trôi kho khô: cá trôi 500g và các gia vị. Cá trôi bỏ ruột, rửa sạch, thêm nghệ, tương, hành, xả (hoặc riềng và cả lá gừng), muối; cho nước lượng thích hợp kho nhỏ lửa cho chín khô và nhừ. Dùng cho người cao tuổi, sản phụ, trẻ em, các trường hợp suy nhược cơ thể.
Cá trôi kho.
Canh cá trôi, sâm linh, sơn dược, ý dĩ: cá trôi 1 con (200 - 300g), đảng sâm 18g, phục linh 16g, ý dĩ 16g, sơn dược 16g. Cá trôi làm sạch bỏ ruột. Sắc các vị thuốc lấy nước, bỏ bã, dùng nước thuốc nấu cá, khi cá chín nhừ thêm gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp phù nề vàng da, tiểu buốt, tiểu dắt.
Canh cá trôi: cá trôi 1 - 2 con, xuyên tiêu 15g, rau mùi, lá lốt, gừng, hành, dấm bỗng rượu và gia vị thích hợp. Nấu ăn như nấu canh cá bình thường. Dùng cho các trường hợp phù nề, đặc biệt là các thể phù do thiểu dưỡng, do viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư.
Canh cá trôi, đậu đỏ: cá trôi 1 - 2 con (300 - 500g), đậu đỏ 50g, các gia vị: hành gừng, ớt, tỏi, tương, muối, rượu dấm vừa đủ. Cá làm sạch, ướp hành, ớt, tiêu, tương, muối, sau 15 - 20 phút, đem chiên vàng. Đậu đỏ ngâm, rửa sạch, ninh kỹ; cho cá trôi đã chiên vào. Đun sôi, ninh đến khi đậu nhừ; thêm gia vị vừa đủ. Dùng cho bệnh nhân viêm gan vàng da, phù chân, tiểu dắt.
Cá trôi hầm thuốc bắc.
Cá trôi hầm thuốc bắc:
Cách 1: cá trôi 1 - 2 con (300 - 500g), đảng sâm 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, bạch thược 12g. Cá trôi mổ bỏ ruột, rửa sạch; các vị thuốc sắc lấy nước. Bỏ cá vào nước thuốc, thêm 5 - 8 lát gừng. Đun lửa nhỏ đến khi cá chín mềm, thêm mắm muối vừa miệng là được. Thuốc có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, lợi tiểu, khứ thấp, mạnh xương khớp, tăng cường sinh lực. Dùng cho người già suy nhược cơ thể, tiểu tiện không thông, chân tay phù thũng, xương khớp sưng đau, thắt lưng ê mỏi.
Cách 2: cá trôi 1 con (khoảng 200 - 400g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ sào 6g, thảo quả 6g. Cá làm sạch, cho các vị thuốc vào bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và nước. Nấu trong khoảng 1 giờ, cho thêm hành thái lát, rau tươi, đun sôi, cho ăn khi còn nóng. Dùng cho các trường hợp phù nề, vàng da, tiểu dắt, buốt, bệnh đái tháo đường.
Kiêng kỵ: Người âm hư, ho suyễn không dùng.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Muốn chữa khỏi yếu sinh lý, phải nhớ kiêng những thực phẩm này Những người "yếu sinh lý" có thể chữa khỏi bằng cách lựa chọn chế độ ăn uống. Theo y học cổ truyền, để phòng chống các chứng bệnh được gọi là "yếu sinh lý" như liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục ... ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp và tập luyện khí công dưỡng sinh còn...