10 món ăn truyền thống ngon nhất của các nước tham dự AFF Cup
Đây đều là những món ăn nổi tiếng nhất của các nước Đông Nam Á, thường nằm trong danh sách các món nên được thưởng thức một lần trong đời.
1. Amok, Campuchia
Amok là món cà ri cá, có vị chua ngọt, làm từ cá nước ngọt phi lê, kết hợp với nước cốt dừa, các loại thảo mộc, ớt… Tất cả được nấu chín rồi đựng trong lá cọ hoặc lá chuối, ăn kèm với cơm trắng.
Có những phiên bản tương tự của Amok ở các nước láng giềng, mặc dù không cay bằng và không có vị đắng đặc trưng của thảo mộc slok ngor.
2. Larb, Lào
Larb hay còn gọi là Laap, món ăn truyền thống nổi tiếng nhất ở Lào. Larb về cơ bản là một món thịt băm (thịt vịt, gà, trâu, bò hoặc lợn), trộn với nước cốt chanh, nước mắm, rau mùi, bạc hà, ớt, hành lá và tỏi, sau đó trang trí với các loại rau thơm tươi thái nhỏ. Larb thường ăn kèm với cơm trắng.
3. Mohinga, Myanmar
Gần như tất cả mọi người ở Myanmar đều ăn Mohinga vào bữa sáng, ngon và giúp no lâu. Món bún cá này được người bản địa cực kỳ yêu thích, có thể ăn mọi bữa trong ngày.
Có nhiều loại mohinga khác nhau nhưng về cơ bản đó là món bún với nước dùng đậm đà làm từ cá da trơn và các loại gia vị tươi giã nhỏ, kèm theo trứng luộc, hoa chuối.
4. Pad Thai, Thái Lan
Video đang HOT
Pad Thai là món ăn mà bất kỳ du khách nào tới Thái Lan đều muốn nếm thử. Món này làm từ những sợi mỳ xào với thịt gà, cá, hải sản, thịt lợn, rau, giá đỗ, rắc thêm đậu phộng giã nhỏ. Hương vị của nó đa dạng, có sự kết hợp của vị ngọt, chua, mặn vừa phải.
5. Nasi Goreng, Indonesia
Nasi Goreng có mặt khắp nơi ở Indonesia, từ các nhà hàng sang trọng đến những người bán hàng trên đường phố. Món cơm chiên này gồm cơm xào với thịt gà hoặc hải sản xé nhỏ, rau, nước tương ngọt, gia vị, hẹ, trứng, ớt, thường ăn kèm với trứng chiên.
6. Phở, Việt Nam
Phở luôn là món ăn mang tính biểu tượng của Việt Nam. Tại Hà Nội, nơi khai sinh ra món phở, vào buổi sáng người dân thích thưởng thức những bát phở nóng hổi, nghi ngút khói.
Mặc dù có nhiều biến thể theo vùng miền, nhưng phở về cơ bản là nước hầm xương, ăn kèm với bánh phở, thịt gà, thịt bò, rau thơm, giá đỗ, ớt, chanh.
7. Nasi Kerabu, Malaysia
Nasi Kerabu là một món cơm độc đáo của người Malaysia, cơm có màu xanh lam do hoa đậu bướm. Đây là một món ăn sáng khá phổ biến của người Kelantanese, ăn kèm với nhiều loại rau thảo mộc địa phương, cá, gà rán, dưa chua, trứng muối…
8. Adobo, Philippines
Adobo là một món ăn nổi tiếng của Philippines, có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên đất nước. Nó được làm từ thịt lợn, thịt gà chiên vàng, kho với nước tương, giấm, tỏi, tiêu. Adobo thường được ăn kèm với cơm.
9. Chili Crab, Singapore
Nếu muốn thưởng thức hương vị ẩm thực Singapore đích thực, bạn không nên bỏ qua món cua sốt ớt. Món hải sản này là một trong những món ăn quốc gia của Singapore. Nó xếp thứ 35 trong danh sách “50 món ăn ngon nhất thế giới” do CNN tổng hợp vào năm 2011.
Món cua xào được phủ một lớp nước sốt ngọt, mặn và cay làm từ cà chua. Nó thường được ăn kèm với bánh bao hấp hoặc chiên.
10. Ambuyat, Brunei
Đây là món ăn truyền thống của người Brunei được chế biến từ cây cọ Sago – một loại cọ trồng nhiều ở Brunei. Ambuyat có vị rất nhạt, trong suốt như tinh bột sắn, thường ăn cùng với các món mặn khác như súp, thịt xiên và nhiều thứ khác.
Thử ăn cà ri cá của người Chăm
Gần đây, một số đầu bếp người Chăm đã có ý tưởng sáng tạo và biến tấu món cà ri Chà truyền thống thành món cà ri cá, rất lạ miệng và hấp dẫn.
Tô cà ri cá tra do thợ nấu người Chăm thực hiện - Ảnh: Hoài Vũ
Trong văn hóa ẩm thực của người Chăm, ngày thường họ ít dùng các món chiên, xào mà lại thích các món luộc và nướng như gà luộc, dê luộc chấm muối ớt thật cay. Đặc biệt trong các ngày lễ tết và tiệc tùng, người Chăm bao giờ cũng nấu món cà ri Chà truyền thống.
Gọi cà ri Chà là vì người địa phương thường gọi người Chăm là "Chà Và", do đọc trại từ chữ Java. Người Việt mình nấu cà ri thường nấu với gà, vịt, còn người Chăm thì thường nấu với thịt dê hoặc bò.
Gần đây, một số đầu bếp người Chăm đã có ý tưởng sáng tạo và biến tấu món cà ri thịt thành món cà ri cá. Cá có thể là cá lóc, cá tra, cá ba sa... loại nào cũng lạ miệng và hấp dẫn.
Cách làm món này rất kỳ công, đòi hỏi người thợ nấu phải khéo tay và chuẩn bị thật đầy đủ các phụ liệu, đặc biệt là gia vị. Trước hết phải chọn cho được loại cá tươi, nhiều thịt. Cá sau khi làm sạch, chọn phi lê, xắt vuông, ướp với gia vị.
Thành phần chủ lực làm nên nồi cà ri là cá, nước cốt dừa, bột cà ri và lá cà ri (lá thơm). Có thể nói ba thứ này đã làm nên cái hồn của món ăn người Chăm. Ngoài ra còn có các loại gia vị cần thiết khác như muối, đường, bột ngọt, củ hành, sả, ớt...
Đặc biệt món này không thể thiếu đậu bắp, đậu que, cà chua, cà tím.
Mỗi loại phụ liệu như đậu, cà phải nấu riêng, vớt ra để ráo. Sau khi cá chín mới cho tất cả vào nấu chung. Bí quyết làm cho nồi cà ri trở nên tuyệt hảo, mùi vị đặc trưng là do cách sử dụng gia vị của người Chăm.
Trong khi nấu phải bắc chảo dầu lên bếp đun cho thật nóng, phi hành tỏi, cho cá vào xào sơ qua, sau đó đổ nước cốt dừa vào nồi, nấu cho sôi lên rồi lần lượt cho sả đã đập giập, lá cà ri vào. Tiếp theo là rau củ đã làm chín. Sau cùng là tiêu, hành, ớt để làm tăng thêm mùi vị và độ thơm ngon.
Các nguyên, phụ liệu dùng cho nồi cà ri cá - Ảnh: Hoài Vũ
Nồi cà ri ngon hay không là nhờ bí quyết sử dụng gia vị - Ảnh: Hoài Vũ
Món cà ri cá ngon hay dở còn tùy thuộc vào cách nấu, cách nêm nếm sao cho nước cà ri không quá đặc cũng không quá lỏng, có màu vàng sóng sánh, bốc mùi thơm lựng mới đúng điệu.
Nét đặc trưng của món cà ri là phải thơm, béo và cay. Càng cay càng hấp dẫn, do đó người nấu không chỉ sử dụng ớt tươi mà cả ớt khô.
Nhiều thợ nấu khéo tay, nhất là đầu bếp nam có nhiều cách sáng tạo, biết sử dụng nhiều loại gia vị, đặc biệt là ướp thịt với một loại pho mát làm từ Ấn Độ có hương vị đặc trưng vừa thơm vừa cay nồng nên còn gọi là cà ri nị, tên một loại pho mát nổi tiếng của Ấn Độ.
Món cà ri cá có thể ăn chung với bún, bánh mì và rau cải tươi. Và dù nấu với cá hay thịt, người Chăm cũng đều quan tâm đến chất lượng, hình dáng và màu sắc.
Người Chăm quan niệm rằng con người phát triển theo mùa, do đó thức ăn không những cung cấp nguồn dinh dưỡng mà còn là vị thuốc chống bệnh tật. Trong quá trình tạo ra văn hóa ẩm thực, họ luôn có sự kết hợp hài hòa những nguyên liệu sẵn có tại địa phương như rau, củ, quả, gia vị để làm ra nhiều món ăn phong phú, đa dạng.
Cách làm tré trộn chua ngọt, ngon chuẩn vị Tré trộn là món ăn truyền thống độc đáo, lạ miệng của tỉnh Bình Định, nguyên liệu dân dã nhưng mang lại hương vị hấp dẫn khó quên, làm say lòng thực khách. Cùng vào bếp trổ tài với cách làm tré trộn đơn giản đãi gia đình nhé! Tìm hiểu về tré trộn Tré được làm chủ yếu từ lỗ tai heo,...