10 mốc bảo dưỡng định kỳ – giữ “xế hộp” luôn trong tình trạng tốt nhất
Quá trình sử dụng xe ô tô, không thể tránh khỏi bị hao mòn, hỏng hóc hoặc xảy ra một số sự cố kỹ thuật. Để hạn chế tình trạng này cũng như duy trì “tuổi thọ” cho xế hộp, bảo dưỡng định kỳ là công việc cần phải ưu tiên hàng đầu… Vậy đâu là những mốc thời gian cần thay thế, bảo dưỡng lái xe cần chú ý?
1. Bảo dưỡng động cơ xe ô tô cho xe mới: 3.000 km/lần
Các hãng xe sẽ có những định mức bảo dưỡng cho xe mới trong một khoảng thời gian nhất định tầm 3.000- 5.000 km hoặc 3-6 tháng sử dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên nên bảo trì cho xe mới mua vào khoảng tầm 3.000 km hoặc 3 – 4 tháng sử dụng trong nội địa. Như vậy động cơ xe sẽ được chăm sóc tốt nhất trong thời gian đầu… Ngoài ra, với những xe mới mua, lượng dầu và các vụn kim loại có thể gây hại theo thời giạn. Vì vậy, nên thay dầu và bảo trì hệ thống dầu sau mỗi 3.000 km cũng có lý do của nó.
2. Vệ sinh hệ thống làm mát: 3 năm/lần
Hệ thống làm mát nên được kiểm tra rò rỉ và hiệu quả hoạt động trong khoảng thời gian được nêu ra bởi hãng xe và phải được vệ sinh sau mỗi 2-3 năm. Hệ thống làm mát sau 2 – 3 năm sẽ thải ra một chất độc hại có thể ăn mòn các ống dẫn xả. Vì vậy, nên vệ sinh hệ thống làm mát nhằm bảo vệ bình điện cũng như nâng cao hiệu năng của hệ thống làm mát trong xe.
3. Thay dầu phanh: khoảng 2 năm/lần
Hệ thống phanh phải được kiểm tra về sự ăn mòn và hiệu năng làm việc theo thời gian quy định của hãng. Tuy nhiên, dầu phanh phải được thay và kiểm tra mỗi 2 năm để đảm bảo thắng xe có thể sử dụng tốt nhất nhằm tránh các tai nạn không đáng có.
4. Hệ thống trợ lực lái điện: 50.000km/lần
Nếu xe của bạn có hệ thống trợ lực điện tay lái, chúng ta cũng phải chắc rằng nó cũng được bảo trì như các hệ thống động cơ khác. Thông thường, các hệ thống trợ lực được vận hành bằng thủy lực. Do đó, vào khoảng tầm 50.000 km hay một mốc thời gian bảo dưỡng nhất định bạn nên vệ sinh, thay nước nếu cần để có thể gia tăng tuổi thọ và độ an toàn của xe ô tô.
Video đang HOT
5. Thay dầu hộp số sàn: 50.000 km/lần
Dầu hộp số sàn thường được các hãng xe cung cấp riêng do sự phức tạp trong cấu trúc và cách pha trộn nhiều loại dầu khác nhau. Do đó, khi thay dầu hộp số mỗi 50.000 km nên đưa vào hãng để thay đúng loại dầu thích hợp; hoặc sử dụng một loại dầu cao cấp thay thế nếu được hãng khuyên dùng. Bởi tính quan trọng của hộp số nên khi để ý thời gian, khoảng cách đã đi được sẽ có những chuẩn bị tốt nhất giúp xe ô tô có “tuổi thọ” cao hơn.
6. Thay dầu hộp số tự động: 50.000 – 100.000km
Với con mắt của các chuyên gia, lời khuyên dành cho khách hàng là nên thay dầu hộp số tự động mỗi 70.000 – 80.000km với điều kiện chạy xe bình thường. Trong điều kiện chạy xe khắc nghiệt, nên thay dầu sớm hơn với khoảng 50.000 – 70.000km… Những con số này không quy đổi về thời gian sử dụng; có thể một số xe sẽ phải thay trong 5 – 6 năm nếu chạy đủ khoảng cách nhất định, nhưng cũng có một số xe cần thay dầu hộp số tự động khoảng 10 năm nếu không chạy thường xuyên.
7. Thay lọc gió động cơ: 30.000 – 40.000km/lần hoặc từ 3 năm
Lọc gió động cơ giúp đưa không khí sạch vào buồng đốt. Tăng hiệu suất làm việc của động cơ. Lọc gió lâu ngày bám bụi, không khí vào ít, hiệu suất máy giảm, tiêu hao nhiều nhiên liệu… Các hãng xe khuyến cáo, thay lọc gió mỗi 30.000 – 40.000km/lần hoặc từ 3 năm. Nếu điều kiện môi trường thay đổi (đi vào vùng bụi như công trình, đang làm đường) thời gian sẽ ngắn hơn, khi đi bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra lọc gió thấy quá bẩn nên thay ngay, không phụ thuộc vào thời gian trên lý thuyết.
8. Dây cu roa truyền động: 70.000 – 100.000km
Dây cu roa truyền động nên được thay thế trong khoảng 70.000 – 100.000km. Thường xuyên kiểm tra hệ thống truyền động xem dây cu roa có bị nứt, vỡ hay không để thay thế kịp thời. Thời tiết như một số tỉnh miền trung nắng gắt, dây curoa nhanh khô vỡ là điều khó tránh khỏi. Nhỏ dầu bôi trơn để hệ thống truyền động không bị khô rít.
9. Nước làm mát: 80.000 – 100.000km
Nước làm mát động cơ cần phải thay trong tầm 80.000-100.000km. Sau một thời gian vận hành, nước làm mát đóng cặn, biến chất sẽ không tốt cho bộ máy.
10. Bugi: 30.000 – 40.000km
Bugi với vai trò đánh lửa cho động cơ hoạt động. Vì bị tác động thường xuyên nên rất nhanh bị bào mòn. Vì thế trong khoảng 30.000 – 40.000km hoặc khoảng gần 2 năm bạn nên thay mới.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo báo nghệ an
Nguồn gốc 39.000 tỷ đồng kết dư của Quỹ Bảo hiểm y tế
Số tiền này thực tế thuộc Quỹ dự phòng khám chữa bệnh tồn tích nhiều năm qua, theo thông tin từ Phó TGĐ BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh.
"Quỹ BHYT kết dư 39.000 tỷ đồng, số liệu này kết dư từ những năm nào? Người dân có được hưởng lợi từ số kết dư này không?" là câu hỏi được đặt ra tại cuộc họp định kỳ của BHXH Việt Nam sáng 2/11.
Trả lời vấn đề này, ông Đào Việt Ánh cho biết con số trên đang được hiểu chưa chính xác. Thực tế, Quỹ BHYT nhiều năm nay đã bội chi, không còn kết dư.
Số tiền 39.000 tỷ đồng được nhắc đến này thuộc Quỹ Dự phòng Khám chữa bệnh BHYT tồn tích nhiều năm khi thực hiện Luật BHXH. Theo đó, Luật quy định phải để ra ít nhất 5% số tiền đóng BHYT nhằm mục đích dự phòng.
Tuy nhiên, ông Ánh khẳng định, dù quỹ có kết dư hay bội chi, quyền lợi của người khám chữa bệnh đều không đổi.
"Nguồn quỹ là chuyện nguồn quỹ, quyền lợi là quyền lợi", Phó TGĐ BHXH Việt Nam khẳng định.
Tuy nhiên, ông lưu ý, trong bối cảnh mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm khó khăn cũng như tình trạng quỹ bội chi, nếu không sử dụng quỹ BHYT và quỹ Dự phòng hợp lý, sẽ không có nguồn để chi khám chữa bệnh.
Hiện mức đóng bình diện chung của Việt Nam khoảng 1 triệu đồng/người, chi đầu thẻ khoảng 1,1 triệu đồng. "39.000 tỷ đồng nhìn tưởng to nhưng thực chất so với tiền chi khám chữa bệnh hàng năm với 1,7 triệu lượt người khám, tương ứng chi khoảng 90.000 tỷ đồng thì không nhiều", ông Ánh nói.
Giả sử nếu quỹ dự phòng cũng cạn, quỹ BHYT không được sử dụng hợp lý trong nhiều trường hợp sẽ phải tăng mức đóng. Tuy nhiên, ông Ánh nhấn mạnh điều này sẽ tác động trực tiếp vào thu nhập của người lao động, chi phí hoạt động của doanh nghiệp, cân đối ngân sách và xa hơn là môi trường cạnh tranh quốc gia.
"Chúng tôi kiến nghị sử dụng thận trọng quỹ này và điều chỉnh các nội dung liên quan", ông Đào Việt Ánh cho biết.
Bên cạnh nội dung này, ông Ánh cũng thông tin về số tiền 800 tỷ đồng mà BHXH cho vay tại Công ty cho thuê tài chính II (ALC II).
Hiện toà án Nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa qua đã xử sơ thẩm liên quan đến khoản nợ gần 800 tỷ đồng giữa BHXH Việt Nam tại ALCII. Vấn đề được dư luận quan tâm là số tiền này liệu có được thu hồi, và trong tình trạng xấu nhất, quỹ BHXH sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Theo ông Ánh, sau phiên sơ thẩm, do còn nhiều ý kiến, toà án sẽ xử phúc thẩm vào thời gian tới.
Nhưng ông khẳng định, dù kết quả của phiên sơ thẩm, phúc thẩm như thế nào, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm cũng sẽ không bị ảnh hưởng.
Ông Ánh cho biết, kết quả tại phiên xét xử sơ thẩm cho thấy, số tiền mà BHXH gửi và có bảo lãnh tại ALCII khi thu về lớn hơn số tiền đã gửi. BHXH Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng và có các biện pháp cần thiết để thu hồi tiền về ở mức cao nhất.
Vào ngày 6/8, Tòa án Nhân dân TP HCM đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với ALCII. Đây được xem là công ty tài chính đầu tiên được phá sản tại Việt Nam.
Tổng nợ ALCII phải trả cho các chủ nợ và khách hàng là trên 10.160 tỷ đồng và hơn 8,5 triệu USD. Trong khi đó, nợ phải thu của ALCII trên 15.700 tỷ đồng và gần 32.400 USD, số dư tồn quỹ còn lại khoảng 19 tỷ đồng.
Số tiền gốc ALCII còn nợ BHXH Việt Nam là 769,3 tỉ đồng (chưa bao gồm lãi phát sinh). Số tiền này được ngân hàng NN&PTNN đứng ra bảo lãnh.
Theo Trí thức trẻ
Vụ đứt dây điện khiến 6 học sinh thương vong: Nhiều điều bất thường TS Phạm Văn Đức - giảng viên trường Đại học Điện lực cho rằng, nguyên nhân sét đánh đứt đường dây điện trung thế gây ra cái chết cho 2 em học sinh và 4 em khác bị thương là vô lý. Ngày 15/10, Công an huyện Châu Thành, tỉnh Long An vẫn đang phối hợp với các đơn vị liên quan để...