10 mẹo xử lý nhanh cơn nấc cụt
Nấc cụt là tình trạng co thắt cơ hoành do nhiều nguyên nhân, có thể là do chướng hơi, ăn vội, ăn quá no hoặc bệnh lý từ dạ dày…
Ảnh minh họa: Internet
Thông thường, nấc cụt thường lành tính và có thể tự khỏi nhưng lại khiến người bị nấc rất khó chịu. Dưới đây là một vài mẹo giúp bạn xử lý triệu chứng khó chịu này.
Bạn hãy uống một ngụm nước lớn, rồi nuốt từ từ, mỗi lần một chút ít cho đến hết. Làm một vài lần như vậy bạn sẽ hết nấc.
Hoặc theo cách dân gian thường áp dụng là uống và nuốt chậm từng ngụm nước nhỏ (nam 7 ngụm, nữ 9 ngụm) sẽ hết.
Nín thở vài giây
Hít một hơi thật dài, thật sâu, sau đó nhắm mắt và đếm thầm trong đầu từ 1 đến 10. Cách này làm cho khí carbon dioxide chất đầy trong phổi, cơ hoành thư giãn và giúp giảm bớt nấc cụt.
Áp dụng nghiệm phá Valsalva
Bạn há miệng rộng, hít hơi thật sâu vào phổi rồi ngậm miệng lại. Tiếp đó, dùng ngón cái và trỏ bịt mũi của bạn lại, rồi ép hơi thở ra thật mạnh, nhưng không cho hơi ra
Video đang HOT
Đây là một thủ thuật thông thường được các ca sĩ và diễn viên dùng tới khi họ biểu diễn vì giúp kích thích các dây thanh âm mở ra. Điều này giúp hít thở thông suốt hơn và ngưng co thắt gây nấc cụt.
Day nhãn cầu
Còn gọi là phương pháp tăng kích thích phế vị. Cách làm là bạn hãy nhắm hai mắt lại, dùng ngón trỏ và ngón giữa hai bàn tay day đều, nhẹ nhàng lên nhãn cầu. Làm như vậy một lát cũng sẽ hết nấc.
Tác động tâm lý
Cách này bạn không tự chữa nấc cho bản thân, mà chỉ có thể giúp người khác cắt cơn nấc cụt rất hiệu quả. Bất cứ khi nào gặp người nấc cụt, bạn hãy nghĩ cách “vu oan” cho người ta tội gì đó. Tất nhiên người ta sẽ cảm thấy bị oan ức, ra sức phân trần mà … quên nấc. Đảm bảo áp dụng cách này cơn nấc bay biến lúc nào không hay.
Ngậm một muỗng đường
Khi bị nấc, bạn hãy ngậm một muỗng đường cát và nhớ đừng mở miệng. Đường sẽ từ từ tan trong miệng, khi đường tan hết cũng là lúc bạn hết nấc. Cách này rất công hiệu đấy.
Dồn khí lên tai
Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín 2 cánh mũi, đồng thời khép kín miệng môi, phồng má rồi dồn khí lên hai tai. Mỗi lần làm như vậy trong 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại khoảng 15 -20 lần.
Day lòng bàn tay
Bạn dùng tay cầm bàn tay còn lại, lấy ngón tay cái day mạnh nhiều lần vào lòng bàn tay kia. Cứ làm vậy để gây nhiễu hệ thần kinh, khoảng 3 phút là cơn nấc sẽ bay biến.
Dùng đá lạnh
Áp hai viên đá lạnh nhỏ vào hai bên hầu cổ. Chỉ cần hơn một phút, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả, sự co giật biến mất.
Lưu ý: Nếu bạn bị nấc cụt trong thời gian kéo dài khoảng 48 giờ thì lúc này không chỉ đơn giản là cơn nấc cụt nữa, mà đã chuyển sang nấc cụt liên tục, bạn cần tới bác sĩ để thăm khám, tìm ra nguyên nhân để kịp thời xử lý.
Theo Pháp luật TP HCM
Chườm đá lạnh cực tốt đối với sức khỏe
Bạn hay dùng đá lạnh để làm mát những ly nước, mang lại cảm giác sảng khoái khi thưởng thức trong ngày hè. Bên cạnh đó, đá lạnh cũng là liều thuốc tốt cho sức khỏe.
Đá lạnh - Thần dược đối với sức khỏe.
Trị đau rát do bị bỏng
Khi bị bỏng, lập tức rửa sạch vết bỏng bằng nước lạnh, sau đó chườm đá vào chỗ bị bỏng có thể giúp giảm đau, ngăn ngừa tấy đỏ và mọng nước.
Chữa chảy máu cam
Khi bị chảy máu mũi (máu cam), nên chườm đá vào huyệt nghênh hương (điểm này nằm trên điểm giao nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và đường pháp lệnh hai bên khóe miệng), máu lập tức ngưng chảy.
Chườm đá giúp giảm đau ở bệnh nhân gút
Các bác sĩ tại Đại học Y New Jersey (Mỹ) đã chọn ra 19 bệnh nhân bị viêm khớp cấp do gút (giai đoạn đầu của bệnh gút, khi mới xuất hiện những biểu hiện đầu tiên). Tất cả họ đều được dùng thuốc chống gút đặc hiệu là colchicine và thuốc chống viêm prednisone. Ngoài ra, 10 người trong số này còn được chườm túi lạnh ở vùng khớp bị đau trong 30 phút, 4 lần mỗi ngày. Bệnh nhân được theo dõi trong vòng 1 tuần.
Kết quả cho thấy, việc dùng những túi đá để chườm tại các khớp bị viêm do bệnh gút sẽ làm giảm đáng kể triệu chứng đau của người bệnh.
Ở nhóm được chườm lạnh, dấu hiệu đau giảm đáng kể;chứng phù nề, ứ nước cũng giảm ít nhiều. Ngoài ra, người bệnh ít bị các cơn gút nặng so với những người ở nhóm không chườm lạnh.
Kết quả thu được rất khả quan, nghiên cứu sẽ mang lại lợi ích cho bệnh nhân có tiền sử gút và khớp.
Trị đau răng
Khi bị đau buốt răng, nên chườm đá vào huyệt hợp cốc (hay còn gọi Hổ khẩu, nằm ở bàn tay), sau vài phút có thể thấy ngay tác dụng giảm đau.
Lưu ý: Khi chườm đá vào huyệt hợp cốc nên đặt ngược chiều, tức nếu thấy đau bên phần răng bên trái thì chườm đá vào huyệt hợp cốc bên phía tay phải.
Giảm nhịp đập của tim, giảm căng thẳng
Khi thấy nhịp đập tim vượt quá mức 100-140 lần/ phút, dùng khăn sạch nhúng vào nước đá lạnh sau đó vắt khô vắt lên trán, lên mặt, nhịp tim theo đó cũng sẽ giảm dần. Khi căng thẳng, lo lắng bạn cũng có thể dùng cách này.
Theo Phương Vũ
Gia đình Online
Lý giải và ứng phó với những cơn khóc lặng của trẻ Chứng kiến cơn khóc lặng lần đầu của con có thể là trải nghiệm hãi hùng với nhiều phụ huynh. Khi đó, trẻ có thể nín thở, tím tái rồi ngất xỉu. Cơn khóc lặng có thể xuất hiện ở trẻ 6 tháng tới 6 tuổi và hay gặp nhất ở trẻ 1-3 tuổi. Khoảng 5% trẻ em có thể rơi vào tình...