10 mẹo đơn giản giúp bạn chống cảm, cúm trong mùa lạnh
Với 10 mẹo cực kỳ đơn giản sau bạn có thể bảo vệ được bản thân và gia đình khỏi hai căn bệnh nguy hiểm trong mùa lạnh.
Thời tiết khô, lạnh là điều kiện lý tưởng để cảm lạnh và cúm phát triển, lây lan.
1. Xà phòng bánh là nơi trú ẩn hoàn hảo của virus và vi khuẩn. Hãy rửa tay thường xuyên với dung dịch rửa tay chống khuẩn thay cho xà phòng bánh.
2. Không dùng chung cốc uống nước. Thay vào đó, hãy dùng cốc sử dụng một lần trong nhà ăn và nhà tắm. Mỗi cốc chỉ sử dụng một lần, xong cho vào thùng rác.
3. Sử dụng khăn lau một lần để vệ sinh mũi. Sau khi vệ sinh mũi xong hãy thả khăn vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ.
4. Cảm lạnh và cúm thường lây lan khi chúng ta tiếp xúc bằng tay với nhau. Tránh tiếp xúc bằng mắt, mũi và miệng với người nhiễm bệnh.
5. Vi khuẩn và virus có thể sống nhiều giờ trong khăn tay và các miếng xốp lau. Vì vậy, bạn cần giặt khăn thường xuyên hoặc sử dụng khăn lau một lần.
6. Hãy thường xuyên rửa sạch đồ chơi cho con trẻ bằng xà phòng và nước ấm vì đó cũng chính là tổ của vi khuẩn và vi trùng.
Video đang HOT
7. Nếu bị hắt hơi mà không có sẵn khăn mùi xoa trong túi, thì bạn hãy quay miệng vào vai để hắt xì hơi. Không nên dùng tay che miệng để tránh lây lan mầm bệnh khi bạn chưa rửa được tay.
8. Thường xuyên lâu sạch các vật dụng như điện thoại, lan can cầu thang, nắm cửa để tránh lây truyền virus gây bệnh qua đường tay.
9. Mầm bệnh vẫn ẩn chứa trong không khí cũ, vì vậy ngay khi thời tiết nắng ấm bạn nên mở cửa sổ để lưu thông không khí trong lành.
10. Tránh hút thuốc lá trong nhà. Thuốc lá dễ làm hệ hô hấp bị suy giảm, là nguyên nhân tăng nguy cơ bị cúm trong mùa lạnh.
Theo PLXH
Giữ ấm và chăm sóc trẻ khi trời rét
Khi trời rét đậm, sẽ không ít trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 5 tuổi phải vào viện vì các bệnh đường hô hấp như: viêm đường hô hấp trên, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hay viêm phổi. Đặc biệt là viêm phổi hay gặp ở trẻ sơ sinh, nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ nặng thêm đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân do trời rét đậm và cha mẹ bé chưa quan tâm đúng mức trong việc chăm sóc bé trong mùa lạnh. Một số biện pháp sau đây cần thiết để bảo vệ trẻ khi trời rét.
Giữ ấm cho trẻ
Trong những ngày đầu đời ở bé sơ sinh, bé chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt nên thường dễ bị nóng quá hay lạnh quá. Ở những ngày rét đậm, bé cần phải mặc thêm áo dài, áo liền quần, áo ấm hay áo len bên ngoài áo lót, mang tất, đội nón len cho bé. Đối với áo liền quần, đây là áo liền quần thích hợp cho các bé sơ sinh, dễ mặc, dễ cởi; giúp bé ấm áp vì che kín toàn thân, kể cả bàn chân do đó bạn không cần phải mang tất cho bé. Nếu không giữ ấm cho trẻ khi ngủ, thì trẻ có thể bị bệnh đường hô hấp do nhiễm lạnh.
Tránh đưa bé ra gió nhiều hay ngoài trời đang rét đậm, không nên giữ ấm quá mức cần thiết, sẽ gây trẻ bị nóng và rịn mồ hôi. Nếu có ra mồ hôi, nên lau khô, và điều chỉnh lại việc mặc áo cho trẻ, lý do mồ hôi sẽ bị ngấm ngược lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và có thể gây viêm phổi.
Đối với trẻ lớn hơn, ngoài việc mặc áo ấm, cần lưu ý khi trẻ hoạt động nhiều, có ra mồ hôi nhiều thì phải dặn dò bé lau khô người trước khi tắm nước ấm.
Phải giữ ấm cho trẻ trong mùa rét.
Tắm phải đúng cách
Tắm trong phòng kín gió, bật máy sưởi lên cho ấm phòng trước khi cho bé tắm. Hoặc mở vòi nước nóng để hơi nóng lan tỏa khắp phòng rồi hãy tắm cho bé. Cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để phòng nhiễm lạnh. Đối với trẻ đang ốm, cũng nên áp dụng cách này khi trời rét, vì không tắm cũng góp phần làm bệnh trở nặng hơn
Trẻ đi học nhớ mang khẩu trang
Trẻ đi học, phải ra đường trong trời rét, rất dễ cảm lạnh nếu không bảo vệ vùng mũi họng. Nhớ cho trẻ đeo khẩu trang bảo vệ mũi miệng, khăn cổ khi đi đường, dặn trẻ khi chơi ở sân trường nên tránh gió lùa, hay hoạt động nhiều gây ra mồ hôi.
Ăn uống đủ chất
Việc ăn uống đủ chất rất cần thiết cho trẻ, vì giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông. Ăn uống nên là thức ăn hay nước uống ấm, dễ ăn, dễ tiêu. Khi ăn thức ăn nóng quá, trẻ có thể ra mồ hôi, cần lau khô cho trẻ. Không nên cho trẻ uống nước lạnh hay nước đá, dễ gây viêm họng.
Chơi và ngủ
Khi trẻ ngủ, nhớ mặc ấm, phòng ngủ thông thoáng không có gió lùa. Khi trẻ chơi cũng vậy, không chơi ở ban công hay sân thượng, ngoài sân, nên chơi trong phòng.
Đưa trẻ đến bệnh viện khám khi có dấu hiệu
- Trẻ từ 1 tuần đến 2 tháng: trẻ bỏ bú, hay bú kém, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, thở rên, ngủ li bì, thóp phồng, chảy mủ tai, sốt, nhiều mụn ở da, cử động ít hơn bình thường.
- Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: trẻ có sốt hay sốt cao, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, thở nhanh, chảy nước ở lỗ tai, không ăn uống được.
- Không nên tự trị bệnh cho trẻ ở nhà. Không nên tự động cho trẻ uống thuốc, vì có thể bạn sẽ cho trẻ uống thuốc dành cho người lớn hoặc với liều lượng như của người lớn, như thế sẽ gây ngộ độc thuốc nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra nếu chữa không đúng, bệnh trẻ trở nặng hơn, khi vào bệnh viện sẽ khó điều trị.
BS Mạnh Hà
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Có thể bạn chưa biết: những kiểu "hạ độc" sức khỏe trong mùa lạnh Mùa đông thường được xem là mùa khắc nghiệt không chỉ với sức khỏe mà còn là mùa không thân thiện với sắc đẹp của nữ giới. Nhiều phụ nữ thường có những thói quen có hại như sau: Dùng nước nóng rửa mặt Những ngày lạnh, dùng nước nóng rửa mặt cảm giác rất thoải mái, tuy nhiên dùng nước nóng rửa...