10 máy bay cảnh báo sớm hàng đầu thế giới
Máy bay cảnh báo sớm đóng vai trò quan trọng trong lực lượng không quân nhiều quốc gia. Dưới đây là danh sách 10 loại AWACS có số lượng nhiều nhất được trang Flightglobal thống kê.
1. Northrop Grumman E-2 Hawkeye – 96 chiếc đang hoạt động
Là loại máy bay cảnh báo sớm có số lượng lớn nhất đang hoạt động, E-2 Hawkeye hiện đang có trong biên chế không quân nhiều nước và vùng lãnh thổ như Ai Cập, Nhật Bản và Đài Loan, cũng như trên tàu sân bay của Pháp và Mỹ.
Tổng cộng có 96 chiếc đang hoạt động trong khi Hải quân Mỹ còn ít nhất 36 chiếc E-2D chuẩn bị được chuyển giao. Phiên bản mới này mở rộng khả năng phục vụ như là nền tảng quản lý tác chiến đường không.
2. Boeing E-3 Sentry AWACS – 63 chiếc đang hoạt động
Cụm từ AWACS (Airborne Warning And Control System) của chiếc E-3 Sentry đã trở thành từ phổ biến để mô tả các loại máy bay thực hiện nhiệm vụ cảnh báo và chỉ huy đường không.
Với chảo radar (có thể chứa radar Northrop APY-1/2) đặc trưng trên thân, chiếc Sentry hiện đang được sử dụng trong Không quân Mỹ (31 chiếc) và một số quốc gia như Pháp, Saudi Arabia và Anh (với tổng cộng 15 chiếc). Lực lượng AWACS đa quốc gia của NATO cũng có 17 máy bay loại này.
3. Ilyushin Il-76/Beriev A-50 – 29 chiếc đang hoạt động
Số liệu từ MiliCAS cho biết Không quân Nga hiện đang vận hành phi đội 21 máy bay cảnh báo sớm A-50 Beriev dựa trên khung thân vận tải cơ Il-76.
Ấn Độ hiện có 3 chiếc loại này cùng với 2 chiếc đang được đặt hàng. Trung Quốc cũng sử dụng khung thân Il-76 cho hệ thống của riêng mình, đặt tên là KJ-2000 và sở hữu phi đội gồm 5 chiếc.
4. Kamov Ka-31 – 26 chiếc đang hoạt động
Video đang HOT
Máy bay cảnh báo sớm triển khai trên hạm hoặc đất liền Ka-31 mang một radar xoay dưới bụng, cho phép quét khu vực xung quanh biên đội tàu mặt nước của mình nhằm cảnh báo sớm các mối đe dọa đường không và trên biển.
Mẫu trực thăng này chỉ được sử dụng trong Hải quân Ấn Độ (14 chiếc), Nga (3 chiếc) và Trung Quốc (9 chiếc).
5. Saab Erieye – 20 chiếc đang hoạt động
Vị trí thứ 5 là hệ thống và radar được phát triển bởi Thụy Điển, có thể điều chỉnh để lắp đặt trên 3 khung thân máy bay khác nhau.
Stockholm lần đầu tiên phát triển Erieye cho việc lắp đặt lên máy bay cánh quạt Saab 340 cho Không quân Thụy Điển. Nó còn đồng thời được lắp trên khung thân Embraer ERJ-145 và Saab 2000.
Có tổng cộng 20 máy bay cảnh báo sớm loại này đang hoạt động trong Không quân Thụy Điển, Brazil, Hy Lạp, Mexico, Pakistan, Thái Lan và UAE. Một loại ăng ten tương tự cũng đồng thời được phát triển độc lập bởi Ấn Độ và được lắp trên khung máy bay ERJ-145.
6. Boeing 737 – 13 chiếc đang hoạt động
Máy bay cảnh báo sớm dựa trên khung thân Boeing 737 có thể dễ dàng phân biệt với phiên bản chở khách thông thường nhờ radar Northrop Grumman MESA.
Australia hiện sở hữu phi đội lớn nhất gồm 6 chiếc, 1 chiếc đã thực hiện nhiệm vụ liên tục 16 giờ trong chiến dịch Operation Okra nhằm hỗ trợ hoạt động chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng do Mỹ dẫn đầu tại Iraq và Syria.
Hàn Quốc đã nhận 4 chiếc, Thổ Nhĩ Kỳ nhận 3 chiếc và Qatar đang có ý định mua 3 chiếc Boeing 737 AWACS.
7. Shaanxi Y-8 – 13 chiếc đang hoạt động
Với cùng số lượng như mẫu máy bay cảnh báo sớm dựa trên khung thân Boeing 737, phiên bản AWACS của máy bay Shaanxi Y-8 của Trung Quốc được định danh là KJ-200.
Không quân Trung Quốc đang sở hữu 7 chiếc còn hải quân là 3 chiếc. Không quân Pakistan đã nhận 3 chiếc và đặt mua thêm 4 chiếc, họ định danh là ZDK-03.
8. Westland Sea King/Sikorsky S-61 – 12 chiếc đang hoạt động
Có biệt danh “Baggers” vì phần hộp chứa radar Thales Searchwater 200, hệ thống cảnh báo và chỉ huy đường không Sea King 7 của Hải quân Hoàng gia Anh cung cấp khả năng cảnh báo sớm trên không trong khi triển khai từ tàu chiến.
Nó cũng đồng thời được triển khai rộng rãi với vai trò giám sát trên đất liền khi triển khai đến Afghanistan từ cuối năm ngoái, 10 chiếc máy bay loại này sẽ bị loại biên kể từ năm sau đến 2018.
Bộ quốc phòng Anh đã lựa chọn hệ thống thay thế có tên gọi Crowsnest trên 10 chiếc Agusta Westland AW101 Merlin HM2 săn ngầm. Hiện tại, Hải quân Tây Ban Nha vẫn đang vận hành 2 chiếc trực thăng cảnh báo sớm S-61.
9. Elta Systems CAEW – 6 chiếc đang hoạt động
Israel và Singapore hiện đang vận hành tổng cộng 6 chiếc máy bay chuẩn CAEW được chuyển đổi bởi công ty Israel Aerospace Industries’ Elta Systems từ loại máy bay phản lực Gulfstream G550. Italia cũng chuẩn bị nhận 2 chiếc loại này.
Hiếm hơn nữa là hệ thống Phalcon do IAI phát triển được tích hợp lên hệ thống cảnh báo sớm trên khung thân Boeing 707. Các nguyên mẫu này hiện có trong biên chế Không quân Israel và Chile.
10. Boeing E-767 – 4 chiếc đang hoạt động
Kinh nghiệm từ quá trình phát triển E-3 Sentry đã dẫn đến việc Boeing phát triển một hệ thống tương tự đặt trên khung thân Boeing 767 mới hơn. Nhật Bản là quốc gia duy nhất mua và vận hành cả 4 chiếc E-767 cùng với số lượng tương tự các máy bay tiếp dầu trên không KC-767.
Theo Trí Thức Trẻ
Lầu Năm Góc điều 12 chiến đấu cơ và 300 phi công tới Đức
Lực lượng không quân Mỹ đã điều động 12 chiến đấu cơ "Thần Sấm" II và khoảng 300 phi công đến Đức để tham gia một cuộc tập trận của các thành viên NATO tại Tây Âu khi căng thẳng về vấn đề Ukraine chưa có dấu hiệu khả quan.
Chiến đấu cơ A-10 II được điều động tới Đức. (Ảnh: US Air Force)
Theo hãng tin RT, 12 chiến đấu cơ từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mang tên A-10 "Thần Sấm" II (hay còn gọi là "Lợn lòi" vì hình dáng đặc biệt của nó), hôm 9/2 đã rời căn cứ Không quân Davis-Monthan tại Mỹ để đến căn cứ Spandahlem (Đức) để tham gia cuộc tập trận mang tên "Giải pháp Đại Tây Dương".
Trên trang military.com, Trung tá Christopher Karns, người phát ngôn của Lực lượng Không quân tại Lầu Năm Góc, cho biết các chiến đấu cơ sẽ được "tiếp tục triển khai" đến nhiều địa điểm thuộc các quốc gia NATO ở Tây Âu, nơi các đơn vị sẽ tham gia huấn luyện với các lực lượng đồng minh để "tăng cường khả năng tương tác trong chiến đấu, đồng thời thể hiện cam kết của Mỹ về an ninh và ổn định ở châu Âu".
Việc Mỹ triển khai các chiến đấu cơ diễn ra trong bối cảnh Hạ viện đang xem xét phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá 1 tỷ USD cho Ukraine đến năm 2017. Nếu được phê duyệt, gói viện trợ này sẽ cho phép Lầu Năm Góc cung cấp "trang thiết bị huấn luyện, vũ khí sát thương, hỗ trợ hậu cần và các dịch vụ khác" cho Kiev. Theo những người đã thảo ra dự luật này, nó sẽ giúp Ukraine "bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chống lại những kẻ gây hấn nước ngoài và chống lại các phiến quân thân Nga".
Hôm 10/2, Nga cho rằng các kế hoạch cung cấp vũ khí cho Kiev của Washington sẽ chỉ khiến tình hình Ukraine bất ổn hơn. Trong khi đó, phương Tây vẫn tiếp tục cáo buộc Nga hỗ trợ quân ly khai. Mátxcơva luôn phủ nhận các cáo buộc này.
Ngày 11/2, hội nghị hòa bình 4 bên về Ukraine đã diễn ra tại thủ đô Minsk (Belarus), với sự tham gia của Nga, Ukraine, Pháp và Đức. Tuy nhiên, hội nghị đã phải kéo dài thêm một ngày vì các bên chưa thể đi tới thống nhất về giải pháp chấm dứt xung đột đẫm máu kéo dài hơn 10 tháng qua ở miền đông Ukraine.
Nghi Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Rơi máy bay biểu diễn ở Philippines, 2 phi công thiệt mạng Hai phi công đã thiệt mạng khi một chiếc máy bay của Không quân Philippines rơi xuống biển trong một chương trình biểu diễn nhân kỷ niệm 70 năm giải phóng tỉnh Bantagas khỏi quân Nhật.. Phát ngôn viên của lực lượng không quân, Trung tá Enrico Canaya cho biết chiếc máy bay SF-260FH của Italia chế tạo đã bay theo đội hình...