10 mẫu xe thể thao tệ nhất của Nhật Bản
Mặc dù Nhật Bản được coi là quốc gia có nhiều hãng xe hơi nổi tiếng hàng đầu thế giới với độ tin cậy cao và giá cả phải chăng, thế nhưng nhiều mẫu xe thể thao hiệu suất cao của Nhật lại khiến nhiều người phải “tránh xa”.
Kể từ khi chiếc xe hơi Nhật Bản đầu tiên được đưa ra khỏi dây chuyền sản xuất vào những năm 1900, các nhà sản xuất ô tô đến từ đất nước mặt trời mọc đã mang đến cho thế giới nhiều mẫu xe thể thao mạnh mẽ với chất lượng tốt, giá cả phải chăng.
Tuy nhiên, những mẫu xe thể thao mang thương hiệu Nhật Bản được trang Hot Cars giới thiệu dưới đây vì lý do nào đó lại gây nhiều thất vọng khiến khách hàng phải “quay lưng”.
10. Mazda RX-8 2002-2012: Động cơ nhanh hỏng
Mazda RX-8 2002-2012
Thành công của Mazda RX-7 huyền thoại đã truyền cảm hứng cho nhà sản xuất Nhật Bản nâng cấp phiên bản kế nhiệm, đó là RX-8. Cũng sử dụng loại động cơ tương tự như RX-7, nhưng động cơ của RX-8 lại bị cho rằng không đáng tin cậy như quảng cáo.
Cụ thể, động cơ quay Wankel này thường bị hỏng ở các vòng đệm phía bên trong gây ra rất nhiều phiền hà và tốn kém cho chủ nhân của chúng.
9. Nissan 350Z 2007-2009: Các vấn đề về an toàn
Nissan 350Z 2007-2009
Thiết kế đẹp kết hợp với sức mạnh đáng nể từ động cơ V6 3,5 lít đã khiến chiếc Nissan 350Z được đánh giá cao và mệnh danh là chiếc xe thể thao quyến rũ nhất từng được sản xuất tại Nhật Bản.
Thế nhưng, vấn đề của chiếc xe này là nó thực sự không an toàn. 148 trường hợp tử vong từ năm 2005 đến 2008 do lỗi hệ thống túi khí đã biến Nissan 350Z mệnh danh là chiếc xe chết chóc nhất thế giới và chiếc xe đã khiến nhiều người phải “tránh xa”.
8. Toyota Celica T230: Động cơ quá yếu
Toyota Celica T230
Toyota Celica có một lịch sử khá “oai hùng”. Mẫu xe này đã được sản xuất trong 36 năm, trải qua tổng cộng bảy thế hệ. Và ở thế hệ thứ bảy đã biến chiếc mẫu xe đáng được ngướng mộ này trở thành một mẫu xe tai tiếng.
Video đang HOT
Vấn đề của Celica T230 nằm ở khối động cơ. Ngay cả với một bộ siêu nạp, Toyota Celica cũng chỉ có công suất tối đa 180 mã lực, quá yếu so với một chiếc xe thể thao. Điều này đã khiến doanh số của Celica T230 tụt dốc thảm hại bất chấp những đường nét tuyệt đẹp của chiếc coupe liftback và lịch sử của nó.
7. Toyota MR2 (W20): Khó kiểm soát
Toyota MR2 (W20)
Toyota MR2 là chiếc xe động cơ đặt giữa đầu tiên của Nhật Bản, được giới thiệu thế hệ đầu tiên với những đánh giá tích cực. Thế nhưng thế hệ thứ hai của mẫu xe này lại không được nhiều điểm tích cực như vậy.
Lý do bởi chiếc xe có tốc độ quá nhanh trong khi “xác nhẹ” có thể khiến người lái mất kiểm soát. Nhiều trường hợp chiếc xe bị mất lái, va vào các chướng ngại vật hoặc đâm xuống mương đã được ghi nhận.
6. Mitsubishi Eclipse GSX thế hệ thứ 2: Động cơ không đáng tin cậy
Chiếc xe được xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng Fast and Furious do nam diễn viên đã qua đời Paul Walker điều khiển.
Mitsubishi Eclipse GSX nổi tiếng được tung ra thị trường vào năm 2001. Eclipse GSX có động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng 2.0 lít 16 van tăng áp và làm mát liên hoàn, công suất 210 mã lực.
Tuy vậy, chiếc xe này lại hoàn toàn không phù hợp cho những quãng đường dài. Chiếc xe gặp vấn đề ở trục khuỷu, dẫn đến có thể phá hủy toàn bộ động cơ, bao gồm cả bộ tăng áp khi di chuyển ở các quãng dài.
5. Mitsubishi GTO: Vấn đề truyền động và rò rỉ dầu
GTO được sản xuất từ năm 1990 đến năm 2000, chỉ trong một thế hệ.
Ngoại thất tuyệt đẹp được hỗ trợ bởi đèn pha bật lên và cánh lướt gió chủ động khiến Mitsubishi GTO trở thành một viên ngọc quý trong làng xe hơi thế giới của những năm 90. Xe được trang bị động cơ V6 3.0 lít hút khí tự nhiên, sản sinh công suất 222 mã lực dẫn động cầu trước.
Mitsubishi GTO là một chiếc xe thể thao mạnh mẽ, nhưng trên thực tế lại gặp khá nhiều rắc rối. Sự cố rò rỉ dầu từ hộp số được nhiều chủ sở hữu báo cáo, đồng thời ở phiên bản số tự động thì việc chuyển số khá chậm đã khiến nó trở thành một trong những mẫu xe thể thao cần tránh xa.
4. Lexus LC 500 2018: Chậm chạp, hệ thống thông tin giải trí kém
Chiếc Lexus LC 500 chỉ bán được khoảng 3.000 chiếc trong cả vòng đời.
Khối động cơ “khủng” V8 5.0 lít tạo ra công suất 471 mã lực, dẫn động cầu sau cùng thiết kế tuyệt đẹp của nó khiến Lexus LC trở thành một chiếc xe thể thao rất đáng mơ ước.
Tuy nhiên, Lexus LC lại bị đánh giá là quá chậm chạp, chậm hơn nhiều so với các đối tác của nó. Chủ yếu là do trọng lượng tới 4,258 lb (xấp xỉ 1,93 tấn). Ngoài ra, hệ thống thông tin cũng bị đánh giá là quá kém so với một chiếc xe ra đời năm 2018.
3. Lexus SC430: Động cơ kém hiệu quả, hệ thống xử lý kém
Lexus SC430
Lexus SC lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1991 và được sản xuất cho đến năm 2010. Lexus SC thế hệ đầu tiên đã trở thành một biểu tượng của Nhật Bản. Nhưng người kế nhiệm của nó, SC430, được coi là một trong những chiếc xe tồi tệ nhất từ trước đến nay.
Ngoại thất đơn điệu, nặng nề và hệ thống xử lý kém là những điểm yếu của mẫu xe này. Ưu điểm duy nhất của Lexus SC430 là động cơ V8 4,3 lít mạnh mẽ, sản sinh 288 mã lực. Nhưng điều đó là chưa đủ, vì chiếc coupe sang trọng, nặng nề này vẫn cần tới hơn 6 giây để đạt vận tốc 60 dặm/h (96km/h).
2. Subaru Impreza WRX STI 2015-2017: Động cơ không đáng tin cậy
Subaru Impreza WRX STI 2015
Được giới thiệu như một mẫu xe mới hoàn toàn vào năm 2014, Subaru Impreza WRX STI đã phần nào trở thành huyền thoại xe thể thao nhờ hiệu suất tuyệt vời và mức giá không thể tốt hơn. WRX STI sở hữu động cơ 4 xi-lanh phẳng tăng áp có công suất 305 mã lực.
Nhưng có quá nhiều vấn đề đã khiến Subaru Impreza WRX STI bị khách hàng quay lưng. Trong đó, nghiêm trọng nhất là động cơ Boxer 2,5 lít có thể bị vỡ bất ngờ. Nhiều khách hàng đã kiện Subaru và cho rằng, hãng này biết lỗi động cơ gây nguy hiểm nhưng vẫn cố bán ra thị trường.
1. Honda NSX 2017-2018: Thu hồi bình xăng
10 mẫu xe thể thao ‘tệ’ nhất của Nhật Bản
Honda NSX là mẫu siêu xe Nhật Bản đầu tiên và đã trở thành một trong những biểu tượng của dòng xe hiệu suất cao Nhật Bản. NSX mới sử dụng động cơ Hybrid V6 công suất 573 mã lực khiến nó trở thành một trong những chiếc xe thể thao mạnh mẽ nhất trên đường trường và đường đua trong tầm giá.
Tuy vậy, thế hệ thứ hai được giới thiệu vào năm 2016 đã không đạt được thành công như thế hệ trước. Ngoài việc bị đội giá cao hơn và tốc độ chậm hơn so với các đối thủ châu Âu, siêu xe này còn gặp phải các vấn đề khác, bao gồm lỗi bình xăng khiến Honda phải triệu hồi các mẫu xe sản xuất năm 2017 và 2018.
Kỷ lục tốc độ là 'sự phí phạm thời gian'
Giá trị thực sự của việc thử nghiệm tốc độ tối đa không gì ngoài quyền được khoe khoang, theo ông chủ hãng chuyên độ xe ở Connecticut.
Năm 1988, Callaway Cars lập kỷ lục (không chính thức) cho ôtô nhanh nhất thế giới với một chiếc Corvette C4 độ công suất 898 mã lực. Mẫu độ có nickname Sledgehammer đạt tốc độ 409,9 km/h trong một buổi chạy thử của tạp chí Car & Driver (Mỹ). Nhưng nhà sáng lập của Callaway Cars, Reeves Callaway, nói rằng ông không thực sự nhận ra điểm giá trị của những kỷ lục kiểu này.
Corvette C4, hay Sledgehammer, từng đạt kỷ lục tốc độ năm 1988 được trưng bày tại một triển lãm năm 2013. Ảnh: Vette Vues
Hiện Callaway vẫn sản xuất những mẫu xe hiệu suất cao, nhưng giờ đây kỷ lục tốc độ trên thế giới đã vượt con số 480 km/h. Tuy nhiên, thiết lập kỷ lục mới là điều có thể dễ dàng làm được, tìm ra địa điểm để thực hiện việc đó mới là chuyện khó, theo nội dung cuộc trò chuyện của Callaway với trang Muscle Cars & Trucks .
"Vấn đề rất lớn của việc đạt tốc độ tối đa không phải là làm ra một chiếc xe có thể thực hiện điều đó, mà là tìm ra một nơi để bạn làm điều đó một cách an toàn", Callaway nói.
Dù một số công ty vẫn hăm hở với kỷ lục tốc độ, như SSC (Shelby SuperCars, Mỹ) và vài tên tuổi khác. Bugatti cũng đã đưa Chiron đạt hơn 480 km/h tại Đức, nhưng hãng đã sớm nói rằng có thể không làm lại điều đó.
"Trong tương lai, chúng tôi sẽ tập trung và những khía cạnh khác. Đó là lần cuối cùng của chúng tôi", Stefan Winkelmann, giám đốc điều hành Bugatti từng nói vào năm 2019.
Mẫu SSC Ultimate Aero đang lập kỷ lục tốc độ vào tháng 10/2020. Ảnh: SSC
Còn mẫu Ultimate Aero của SSC từng đạt kỷ lục 532,82 km/h vào tháng 10/2020. Khi đó, tay đua chuyên nghiệp Oliver Webb ngồi sau tay lái chiếc Ultimate Aero tại một đoạn cao tốc 160 thuộc vùng ngoại ô Las Vegas gần Pahrump. Sau đó, SSC nỗ lực tìm một địa điểm khác để có thể lập kỷ lục mới.
Đoạn cao tốc mà SSC Ultimate Aero đã chạy vào năm 2020 hay Trung tâm nghiên cứu vận tải (TRC) ở Ohio, nơi Sledgehammer đạt kỷ lục vào 1988 đều không thực sự phù hợp để chạy tốc độ cao như thế. Ở hơn 480 km/h, Callaway nói rằng việc vào và ra khỏi đoạn đường thẳng tắp ở tốc độ đó là bất khả thi.
"Cuối cùng thì không có đủ chiều dài thẳng tắp như thế. Tôi không biết giá trị thực sự của thử nghiệm tốc độ tối đa là gì ngoài quyền được khoe khoang", Callaway nhận xét.
Ông chủ hãng độ cũng nói rằng một số nơi như cánh đồng muối Bonneville (bang Utah, Mỹ), nơi kỷ lục tốc độ có thể đạt được một cách hợp lý, cũng đang dần kém hấp dẫn bởi thiếu những đặc điểm lý tưởng như của mặt đường trải nhựa đường và đá giăm.
Cuối cùng, Callaway nói: "Tôi không nghĩ điều đó (kỷ lục tốc độ) quan trọng đối với các chủ xe của chúng tôi. Tôi nghĩ nó là sự lãng phí lớn về thời gian".
Chiếc Nissan GT-R R35 "bọc vàng" này đang rao bán 10 tỷ đồng Chiếc xe thể thao Nissan GT-R R35 thương hiệu Nhật Bản độc nhất vô nhị này ra đời năm 2015 này đang tìm kiếm một người chủ mới. Nó giá 1,6 triệu dirham UAE, tương đương 10 tỷ đồng. Siêu xe Nissan GT-R R35 đã ra đời hơn một thập kỷ, nhưng nó vẫn là một trong những mẫu xe hiệu suất cao...