10 mẫu đồng hồ nổi tiếng nhất lịch sử du hành vũ trụ (P1)
Trong bài viết này, giới thiệu đến các bạn những mẫu đồng hồ nổi tiếng nhất trong lịch sử vũ trụ và khám phá không gian của loài người, đó là những cỗ máy thời gian từng theo chân những nhà du hành không gian và theo họ đặt chân lên Mặt Trăng.
Không thể phủ nhận rằng đồng hồ không gian mang đến danh tiếng và hướng tiếp thị hiệu quả cho các thương hiệu. Một chiếc đồng hồ nổi tiếng từng du hành lên mặt trăng hoặc xuất hiện bên ngoài Trái Đất luôn sở hữu sức hút khó cưỡng đối với những nhà sưu tập đồng hồ. Đỉnh cao của một chuyến phiêu lưu sẽ là gì nếu không phải là đặt chân đến những vùng đất chưa ai biết đến bên ngoài không gian? Tuy nhiên, những chiếc đồng hồ nổi tiếng này không chỉ được ngưỡng mộ vì trở thành bạn đồng hành của những nhà thám hiểm vĩ đại mà còn thực sự là cỗ máy phi thường.
Tất cả đều phải trải qua những bài kiểm tra nghiêm ngặt để có thể hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt của vũ trụ, từ những vùng chân không tăm tối, môi trường từ tính cho đến cái lạnh buốt giá trên bề mặt Mặt Trăng. Những chiếc đồng hồ này phải “bị phá hủy” theo đúng nghĩa đen: chịu đựng dải biến nhiệt từ 99 độ C đến – 18 độ C, bị tác dụng lực lên đến 40Gs, bị đặt trong môi trường oxy hóa, có độ ẩm, tiếng ồn hay rung động cường độ cao… Rất ít đồng hồ có thể “sống sót”, nhưng một khi đã vượt qua được, chúng là những “chiến binh” thực thụ. Và mặc dù nhắc đến đồng hồ không gian, người ta thường nghĩ ngay đến Omega Speedmaster nhờ vai trò biểu tượng của nó trong cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng của NASA, nhưng có những cái tên ít được biết đến đã bắt đầu chuyến thám hiểm trước cả Speedmaster. Mỗi chiếc đồng hồ đều mang theo những câu chuyện riêng của mình. Hãy cùng đến với 5 cái tên đầu tiên trong danh sách 10 mẫu đồng hồ nổi tiếng của lịch sử hàng không – vũ trụ của loài ngoài.
1. Sturmanskie Gagarin (1961)
Yuri Gagarin là người đầu tiên trong lịch sử bay vào không gian trên tàu vũ trụ Vostok ngày 12/4/1961. Đó là một dấu mốc quan trọng đưa nước Nga Xô Viết trở thành người tiên phong trong cuộc đua không gian. Mặc dù chuyến bay chỉ kéo dài 108 phút nhưng nó đã chứng minh rằng con người có thể sống sót trong không gian và đối phó với môi trường không trọng lực.
Tuy nhiên, Gagarin không chỉ là người đầu tiên bước vào vũ trụ mà còn là phi hành gia đầu tiên đeo một chiếc đồng hồ bên ngoài không gian. Đáng ngạc nhiên là chiếc đồng hồ này có thiết kế vô cùng đơn giản. Được sản xuất bởi Sturmanskie tại nhà máy sản xuất đồng hồ đầu tiên ở Moscow, đây là một chiếc đồng hồ cơ 3 kim gọn gàng, ít chi tiết phức tạp, mặt số rõ ràng, dễ đọc. Trước đó, dòng đồng hồ này được cung cấp cho Không quân Liên Xô và chưa từng được nâng cấp để sử dụng trong không gian.
Về mặt phong cách, Sturmanskie Gagarin mang đặc trưng thiết kế đồng hồ của Nga. Nhiều thập kỷ sau, Sturmanskie đã phát hành một số phiên bản khác và dòng đồng hồ này vẫn được sử dụng phổ biến. Gần đây, thương hiệu còn ra mắt phiên bản lớn hơn làm từ titan như một phần của dòng Gagarin Heritage, với bộ máy lên dây bằng tay và chân dung Gagarin in trên nắp lưng đồng hồ.
2. Breitling Navitimer (1962)
Năm 1962, sau chuyến bay đầu tiên của John Glenn, Scott Carpenter trở thành người Mỹ thứ hai bay vòng quanh Trái Đất. Trước khi tiếp nhận nhiệm vụ này, Carpenter đã đeo đồng hồ của Breitling Navitimer trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, vì sẽ không có ngày và đêm trong không gian nên anh đã đề nghị Breitling nâng cấp đồng hồ thành mặt số 24 giờ thay vì chỉ 12 giờ như thông thường. Breitling đã đồng ý và sản xuất chiếc Navitimer 24 giờ mà Carpenter đã đeo khi lên tàu vũ trụ Aurora 7.
Do trục trặc hệ thống khi hạ cánh mà Carpenter đã đáp xuống nước cách địa điểm dự định khoảng 250 dặm. Thời điểm đó, mọi người không tin rằng anh có thể sống sót. Khi được định vị, anh đã ngâm mình trong nước suốt 3 giờ và vì đồng hồ của anh không chống thấm nước nên đã bị hư hại nghiêm trọng, sau đó bị thất lạc khi được gửi đi sửa chữa.
Video đang HOT
Hiện nay, Breitling đã cho sản xuất phiên bản đồng hồ 24 giờ mang tên Cosmonaute Navitimer với cả logo Breitling và AOPA. Trong quá khứ, thương hiệu cũng từng phát hành phiên bản giới hạn Scott Carpenter. Đây được xem là dòng đồng hồ đầu tiên được tạo ra cho mục đích sử dụng trong không gian với đối tượng khách hàng chủ yếu là phi hành gia.
3. Poljot Strela (1965)
Sau thành công của nhiệm vụ đầu tiên với tàu Vostok, đến năm 1969, tàu Voskhod 2 của Nga tiếp tục thực hiện một nhiệm vụ đột phá: nhà du hành Alexei Leonov đã thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên trên thế giới, tạo nên một dấu ấn vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại.
Là một người yêu thích nghệ thuật nên Alexei Leonov đã đeo chiếc Strela Chronograph tuyệt đẹp trên cổ tay khi bước những bước chân đầu tiên bên ngoài không gian. Chiếc đồng hồ đã chứng kiến cả những khoảnh khắc huy hoàng lẫn… kinh hoàng trước vô số trục trặc của phi hành đoàn. Và mặc dù vẫn có thể trở lại Trái Đất, tàu Voskhod 2 đã đáp xuống một khu rừng phủ đầy tuyết cách điểm hạ cánh dự kiến 200 dặm. Trong khi đợi trung tâm định vị vị trí, Leonov và bạn đồng hành đã phải qua đêm trong rừng với nhiệt độ -25 0 C, không có hệ thống sưởi, bộ đồ phi hành gia ướt đẫm và bị quấy rối bởi gấu lẫn chó sói. Ngạc nhiên là sau tất cả biến cố, chiếc đồng hồ Poljot Strela của Leonov là một trong số ít vật dụng còn hoạt động bình thường.
Poljot Strela là đồng hồ bấm giờ chức năng có thiết kế thời trang, trở thành tiêu chuẩn cho đồng hồ Không quân và Vũ trụ. Mặc dù có nhiều biến thể nhưng phiên bản mặt số màu trắng ngà và cọc chỉ giờ màu vàng giống như của Leonov luôn là phiên bản đặc biệt hấp dẫn. Mặc dù đồng hồ của anh có đường kính 37 mm, khá nhỏ so với đồng hồ hiện đại, nhưng Strela vẫn giữ nguyên kích cỡ đó cùng với bộ máy chronograph Poljot 3133 nổi tiếng trong các sản phẩm hiện nay.
4. Omega Speedmaster Professional (1969)
Omega “Moonwatch” được xem là vua của đồng hồ không gian, dù điều này vẫn còn gây tranh cãi. Buzz Aldrin đã đeo chiếc đồng hồ này trong chuyến hạ cánh đầu tiên lên Mặt Trăng của tàu Apollo 11 năm 1969 và là người thứ hai đặt chân lên Mặt Trăng chỉ sau phi hành gia chỉ huy Neil Armstrong.
Ban đầu, Speedmaster được thiết kế như một chiếc đồng hồ bấm giờ thể thao và được các phi công ưa chuộng hết sức ngẫu nhiên. Giữa nhưng năm 1960, NASA đi tìm các nhà cung cấp đồng hồ cho chương trình không gian và danh sách rút gọn bao gồm Rolex, Omega, Longines. Sau một loạt bài kiểm tra, Omega Speedmaster là chiếc đồng hồ chính thức có được sự phê duyệt của NASA. Năm 1965, Gemini 3 là nhiệm vụ đầu tiên sử dụng những chiếc đồng hồ đủ tiêu chuẩn một cách chính thức. Cuối năm đó, Ed White đã đeo chiếc đồng hồ này khi anh thực hiện chuyến đi bộ không gian đầu tiên của người Mỹ trong nhiệm vụ Gemini 4. Sau đó, nó tiếp tục xuất hiện trên tàu Apollo 11 và tất nhiên, trở thành chiếc đồng
hồ đầu tiên lên Mặt Trăng.
Sự hấp dẫn của câu chuyện là Neil Armstrong – người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng – đã quyết định để lại chiếc Speedmaster của mình trong tàu vũ trụ để dự phòng. Chính vì vậy mà Buzz Aldrin mới là người tạo nên lịch sử cho chiếc đồng hồ này.
Điều đáng buồn là cũng giống Breitling Navitimer, chiếc đồng hồ có ý nghĩa lịch sử này lại bị thất lạc khi Aldrin gửi nó cho viện Smithsonian. Chiếc đồng hồ nguyên bản có mặt số màu đen và 3 mặt số phụ ở vị trí 3, 6 và 9 giờ – tương tự như mẫu đồng hồ Rolex Daytona huyền thoại. Với thang đo tachymetter và bộ kim mảnh màu trắng, đây thực sự là chiếc đồng hồ tinh tế và sành điệu, luôn dẫn đầu trong các dòng đồng hồ của Omega.
5. Bulova 96B251 (1971)
Nhiệm vụ Apollo 15 năm 1971 là một sự kiện thú vị đối với những người đam mê đồng hồ vì chỉ huy David Scott đã làm hỏng chiếc Speedmaster của mình khi đi bộ trên Mặt Trăng trong EVA-2 (hoạt động bên ngoài tàu không gian). Trong suốt EVA-3, anh ấy đã sử dụng đồng hồ dự phòng là Bulova 96B251 – một chiếc đồng hồ bấm giờ nguyên mẫu mà anh đồng ý đeo thử nghiệm cho một người bạn.
Đây là chiếc đồng hồ thuộc sở hữu cá nhân duy nhất từng xuất hiện trên Mặt Trăng và đã được bán đấu giá với giá 1,6 triệu USD. Gần đây, Bulova đã sản xuất phiên bản đồng hồ quartz hiện đại dựa trên thiết kế nguyên bản, được đặt tên là Lunar Pilot Chronograph. Bản sao hiện đại này có các thông số kỹ thuật đáng mong đợi với bộ máy thạch anh hiệu suất cao, vỏ bằng thép không gỉ và khả năng chống nước ở độ sâu 50m.
Theo elleman.vn
Thú chơi đồng hồ vintage & lưu ý quan trọng cho người "nhập môn"
Với nhiều người, đặc biệt là những cá nhân đam mê sưu tập đồng hồ thì đồng hồ vintage luôn sở hữu một sức hút khó cưỡng bởi không chỉ vẻ đẹp mà còn ý nghĩa mang thời gian.
Việc mang trên tay một chiếc đồng hồ vintage giống như bạn tiếp nhận những hoài niệm cũ và viết tiếp một câu chuyện đang dang dở. Hãy cùng tìm hiểu về thú chơi đồng hồ vintage cũng như một vài gợi ý khi mua sắm trong bài viết sau.
Đằng sau mỗi chiếc đồng hồ vintage đều ẩn chứa những câu chuyện hấp dẫn về cuộc đời, về quá khứ của chủ nhân cũ. Đôi khi chúng lại mang ý nghĩa đặc biệt bởi gắn liền với những sự kiện đáng chú ý theo dòng nghĩa lịch sử, đó cũng chính là bí ẩn thú vị mà những người chơi đồng hồ vintage say mê. Còn với những người mới thì sao, khoan nói về những ý nghĩa sâu xa thì sắc màu của năm tháng ám lên những cỗ máy thời gian là yếu tố khiến chúng ta rung động. Hãy cùng tìm hiểu thêm về thú chơi đồng hồ vintage và những gợi ý mua sắm trong bài viết này.
Lý do tại sao bạn muốn mua đồng hồ vintage?
Đồng hồ có muôn vàn kiểu dáng khác nhau và luôn mới mẻ theo thời đại vậy lý do gì khiến bạn muốn sở hữu một mẫu đồng hồ cổ điển là một câu hỏi lớn. Theo ông Adrian Hailwood, chuyên gia đồng hồ cao cấp hàng đầu Vương quốc Anh chia sẻ: "Cũng giống như một người lái xe cổ, họ dư khả năng để sắm sửa cho riêng mình một chiếc xe hiện đại. Một chiếc đồng hồ cổ điển có thể không có độ bền, độ chính xác hoặc độ tin cậy như một chiếc đồng hồ hiện đại nhưng lại có giá trị riêng về lịch sử và phản ánh sự phát triển của công đoạn chế tạo đồng hồ qua nhiều năm. Ngoài ra, nếu bạn tìm được chỗ uy tín, bạn sẽ mua được nó với giá rất hời".
Ví dụ như Chris Mann, người dẫn chương trình Time 4A Pint chỉ ra rằng nếu chịu dành thời gian và tâm huyết truy tầm thì chỉ cần bỏ ra số tiền 2.000 - 3.000 bảng là có thể sở hữu một chiếc đồng hồ Omega Speedmaster từ những năm 1980 hoặc 1990 phiên bản ref.145.022. Tuy rằng giá trị thật chất của chiếc đồng hồ này thì có thể lên tới 13.000 bảng.
Những chiếc đồng hồ dù có giá trị lịch sử rất lâu đời nhưng nếu bạn biết chỗ mua uy tín và chính hãng thì chỉ với giá rất thấp. Bạn dường như nắm trong tay mình cả một tủ sách về đồng hồ và giá trị ẩn sâu bên trong nó.
Cách đánh giá chất lượng đồng hồ
Điều quan trọng nhất khi mua đồng hồ cổ là tránh xa các chỗ bán giả mạo. Ngoài ra, bạn nên chọn mua những mẫu đồng hồ có thể tăng giá trị trong tương lai. Bởi vì khi bạn mua được một mẫu đồng hồ có thương hiệu thì chính nó cũng biến thành cục nam chấm hút những người khác nhìn thấy vẻ đẹp đó và đưa tới cho bạn một giá trị chuyển nhượng khủng. Tuy nhiên, nếu bạn đang chưa có nhiều kinh nghiệm và gặp trục trặc với những mẫu đồng hồ lặn, đồng hồ bấm giờ và mẫu mã quân đội. Để giải quyết tình trạng đó, nhìn vào chỉ số thông IWC trên mặt đồng hồ và tra cứu thông tin là cách làm tối ưu nhất.
Trong đó, Rolex và Patek Philippe được đánh giá là hai ông lớn có giá trị tỷ suất hoàn vốn (ROI) cao nhất nếu đầu tư. "Không giống như những hãng đồng hồ hạng sang khác, họ là hai hãng đồng hồ mang giá trị kép về giá trị cốt lõi và chất lượng vượt thời gian. Những mẫu thiết kế được sản xuất từ hai ông lớn này luôn được mong chờ và có giá biến động vượt dự kiến" - Joe McKenzie, nhà sáng lập và CEO của Xupes.
Ngoài ra, Omega và Cartier cũng được đề cập tới như những mẫu đồng hồ giá trị nếu cần được sưu tầm. Chúng có giá trị tăng 50% từ thời điểm bạn mua đi và bán lại khi có ý định nhượng lại cho một người chủ mới. Hailwood nói thêm: "Nếu bạn có một túi tiền eo hẹp thì Longines và Tissot cũng là hai nhãn hàng bạn nên đầu tư vào".
Nên:
Nên mua những mẫu đồng hồ còn trong trạng thái tốt. Hailwood nói: "Thay vì mua những mẫu đồng hồ rẻ mà tốt còn hơn mua một chiếc đồng hồ hư từ một thương hiệu lớn".
Kiểm tra thông tin người bán. McKenzie nói: "Bạn nên kiểm tra thêm một bên bán hàng thứ ba chẳng hạn như TrustPilot để nhận phản hồi từ những chuyên gia đồng hồ chính hãng".
Đọc tất cả thông tin nhiều nhất có thểvề chiếc đồng hồ bạn muốn mua. Một số kiểu dáng, chẳng hạn như Rolex Submariner hoặc Omega Speedmaster, chúng có các chi tiết lịch sử và kiểu dáng theo mô hình như chất liệu, số quay, chỉ số, trục đồng hồ mà chỉ bằng cách nghiên cứu, bạn mới biết liệu chúng có bị thay đổi tại một số điểm trong lịch sử hay không.
Không nên:
Không nên mua mẫu mã phức tạp.Hailwood nói: "Nếu bạn mua những mẫu có kết cấu quá đa dạng, chúng có thể rất tốn kém để sửa chữa. Một số bộ phận về mặt số nếu hư thì có thể sửa chữa nhưng nếu màu bị ố hoặc máy bị hư thì chiếc đồng hồ của bạn sẽ có giá trị 0 đồng".
Không nên ngại hỏi thông tin sản phẩm,đặc biệt khi bạn mua những sản phẩm được bán đấu giá.
Đừng nên mong chờ hộp đồng hồ và giấy bảo hành.Thường những người mua đồng hồ vintage thường muốn sở hữu những sản phẩm có giá trị hàng chục năm nên nếu có ý định mua, bạn chỉ nên hỏi về thông tin sản phẩm.
Theo elleman.vn
Apple Watch series 5 có hàng trăm cách kết hợp, làm sao để chọn mẫu ưng ý nhất Apple Watch Studio là giải pháp để bạn không mất thời gian thử từng cọng dây, chọn từng chất liệu cho Apple Watch series 5 Hôm nay, trong buổi lễ ra mắt các sản phẩm mới của mình. Apple đã giới thiệu đến người dùng chiếc đồng hồ Apple Watch thế hệ thứ 5 và song song với đó họ cũng giới thiệu...