10 lý do không nên làm bạn với người yêu cũ vì chẳng khác nào chơi dao
Từ bạn có thể trở thành người yêu, nhưng tuyệt đối không thể từ người yêu quay trở lại làm bạn.
Nhiều người sau khi chia tay thường nói câu “Chúng ta vẫn làm bạn nhé?”. Điều này thật nực cười và không đáng tin. Chẳng có tình bạn nào xuất phát từ tình yêu cả. Làm bạn với người yêu cũ khác nào chơi dao, không cẩn thận sẽ khiến mình bị chảy máu. Tốt nhất là hãy làm hai người xa lạ trong cuộc đời nhau.
1. Chỉ là vỏ bọc
Hai người vẫn tiếp tục gặp gỡ nhau nhưng danh phận giờ đã khác, chỉ “là bạn”. Cậu ấy làm điều gì đó khiến bạn mỉm cười. Bạn đột nhiên muốn một nụ hôn từ cậu ấy, nhưng không thể. Tại sao phải đặt mình vào cảm giác khó chịu này?
2. Hy vọng hão huyền
Hãy thừa nhận, trong lòng bạn vẫn còn hy vọng. Và nếu trong lòng bạn không còn, thì hy vọng lại hiện hữu trong lòng người kia đấy.
3. Bạn không thể làm khác quá khứ
Cả hai đã từng bất đồng quan điểm về một vấn đề nào đó thì sẽ vẫn bất đồng quan điểm thôi. Con người vốn chẳng bao giờ thích thừa nhận mình thua kém người kém.
4. Thực lòng bạn không muốn nhìn người ấy bên ai khác
Có một xung đột mới về sở thích trong thứ “tình bạn” vừa nảy sinh này. Bạn không muốn nhìn người cũ của mình bắt đầu hẹn hò trở lại. Bạn luôn có lý do nọ lý do kia để “chê” đối tượng mới của người cũ. Hãy nhớ rằng: Những người bạn thực sự luôn mong cho nhau được hạnh phúc.
5. Bạn không thể kể người ấy nghe về cuộc sống riêng tư của mình
Video đang HOT
Bởi bạn sẽ có cảm giác ái ngại, lúng túng, hay bối rối. Những tình bạn trong sáng không trải qua cung bậc cảm xúc này, bạn bè thực sự luôn chia sẻ mọi thứ cùng nhau.
6. Bạn có muốn đến dự đám cưới người ấy không?
Không? Nếu vậy bạn đâu thể trở thành người bạn tốt?
7. Gây ái ngại cho những người bạn chung
Họ đã quen nhìn các bạn tay trong tay với tư cách là một cặp tình nhân rồi. Giờ ở “thân phận” mới, các bạn có thể hồn nhiên đối xử với nhau như bạn bè mà không gượng ép?
Cho dù bạn cố gắng làm được điều đó, những người bạn chung vẫn thấy… gượng ép và luôn cảm giác căng thẳng do phải tránh nhắc đến những kỷ niệm xưa của hai người.
8. Những tín hiệu lộn xộn
Có quá nhiều nickname, những kỷ niệm, những bí mật nho nhỏ mà chỉ hai người biết với nhau để bật cười, giờ bạn không thể xóa sạch chúng để bắt đầu tình bạn đơn thuần, sẽ có lúc bạn cảm giác rơi vào những khuôn mẫu cũ như lúc hai người còn hò hẹn với nhau. Điều này có thể khiến một trong hai người hoặc cả hai bối rối.
9. Còn đi với người cũ, còn khó tìm người mới
Anh chàng/cô nàng nào muốn đi chơi cùng bạn khi người cũ vẫn hiện diện bên bạn chứ?
10. Không tốt cho sức khỏe
Trái tim bạn tan vỡ một lần rồi. Tại sao không đầu tư thời gian và sức lực vào những người có thể khiến bạn hạnh phúc chứ không phải người đã làm bạn tổn thương sâu sắc?
Theo Emdep
Là tiểu thư, thiếu gia nhà con một, chúng tôi đang chịu áp lực nặng nề
Làm con một không sung sướng như nhiều người nghĩ. Những tiểu thư, thiếu gia này luôn phải chịu đựng nỗi cô đơn khi không có anh chị em hoặc phải gánh vác trách nhiệm gấp nhiều lần những đứa trẻ có nhiều anh chị em.
Làm con một không sung sướng như mọi người tưởng
Hoàng Phúc là con một trong gia đình giàu có và nhận được trọn vẹn tình yêu thương của bố mẹ. Bất kể một món đồ nào dù đắt tiền đến mấy, chỉ cần Phúc muốn thì sẽ được bố mẹ mua cho.
Cũng vì là con một nên gánh nặng thừa kế công ty của gia đình đè lên vai thiếu gia này. Ngay từ nhỏ, Phúc đã được bố mẹ đưa đi học các lớp năng khiếu nghệ thuật để thể hiện tố chất của người thừa kế, đi học văn hóa thì môn nào cũng phải học tốt.
Phúc biết mình là đứa con duy nhất được bố mẹ đặt toàn bộ hi vọng và sự tự hào nên cảm thấy rất áp lực. Nhiều lúc anh cảm thấy rất cô đơn, mong ước có được một người anh hay em để cùng nhau chia sẻ áp lực trong cuộc sống.
Những đứa con một luôn thiệt thòi khi không có anh chị em sẻ chia khó khăn, áp lực cuộc sống. Ảnh minh họa.
Khác với Hoàng Phúc, Diệu Anh sinh ra là con một của một gia đình cơ bản, nề nếp. Dù là tiểu thư duy nhất nhưng Diệu Anh không được chiều chuộng yêu thương như những đứa con một khác. Cô luôn nhận được sự chăm sóc có phần khắt khe của gia đình.
Bởi bố mẹ Diệu Anh cho rằng "đã là con một thì càng phải nghiêm khắc dạy dỗ, chiều chuộng quá sẽ khiến bản thân tưởng là cái rốn của vũ trụ, sẽ sinh hư". Khi nhìn bạn bè cùng trang lứa có chị, có em đi đâu cũng có nhau, Diệu Anh lại cảm thấy tủi thân khi mình là con một.
Niềm mong muốn càng lên đến đỉnh điểm khi Diệu Anh bị gia đình nhà người yêu từ chối khi biết cô là con một. Họ nói rằng kể cả khi cưới về thì cô vẫn phải gánh vác trách nhiệm chăm sóc bố mẹ khi già yếu. Cô sẽ không thể toàn tâm toàn ý để lo lắng cho chồng con và nhà chồng được.
Nỗi cô đơn không chỉ đến với những đứa con mà đến với ngay cả những ông bố bà mẹ có con một. Như gia đình bác Điệp (Đà Nẵng) chỉ có duy nhất một đứa con trai, cả nhà dồn hết niềm yêu thương vào đứa con này.
Khi đến tuổi trưởng thành, cậu con trai sang Pháp làm việc và cưới vợ, định cư luôn ở nước ngoài. Không có con cháu trong nhà nên bác Điệp cảm thấy rất hiu quạnh, trống trải. Lúc đó, bác Điệp mới ước có thêm đứa con gái để ở gần, chăm sóc mình lúc tuổi già.
Cũng giống như gia đình bác Điệp, cô Hằng (Hà Nội) cũng chỉ có một đứa con trai duy nhất, thế nhưng đứa con trai này lại nhất quyết vào Nam lập nghiệp, sống tự lập và không ở chung cùng bố mẹ. Chiều con nên cô đồng ý để con ra ở riêng nhưng trong lòng cảm thấy rất buồn rầu vì không được ở gần con, luôn lo lắng cho sức khỏe của con.
Kết giao bạn bè, đi du lịch thường xuyên để giải quyết nỗi cơ đơn
TS. Phương Hoa (Khoa Tâm Lý - Giáo dục, trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên) cho biết: "Cảm giác cô đơn của những đứa con một trong gia đình xuất phát từ sự bao bọc kỹ càng của bố mẹ. Vì là con một nên đứa con phải gánh lấy sự kỳ vọng duy nhất từ bố mẹ, sẽ chỉ chăm chăm lo lắng làm sao để không làm bố mẹ thất vọng tạo nên áp lực trong suy nghĩ. Thường thì những đứa trẻ ấy sẽ cảm thấy muốn được chia sẻ gánh vác này cùng ai đó nhưng không có anh chị em nên chắc chắn sẽ cảm thấy cô đơn".
TS Phương Hoa cho biết thêm, để thoát khỏi sự cô đơn, có thể thử rất nhiều cách như kết giao bạn bè nhiều hơn, mở lòng hơn, tận hưởng các niềm vui trong cuộc sống, đi du lịch, tham gia các hoạt động xã hội, nuôi thú cưng...
Trong trường hợp của Hoàng Phúc, anh đã quyết định vượt qua nỗi cô đơn bằng cách kết giao nhiều bạn bè, tìm đến những người bạn tâm giao để tâm sự, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Phúc tham gia những cộng đồng khởi nghiệp trẻ tuổi để vừa giao lưu với những người cùng trang lứa, vừa học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, chuẩn bị tốt cho việc thừa kế công ty của bố mẹ.
Về phần Diệu Anh, sau khi trải qua cú sốc khi bị gia đình người yêu từ chối, cô nhận ra bố mẹ mới là nơi đón nhận, yêu thương cô. Vì muốn cô được chăm sóc tốt nên đã không sinh thêm con, để dành tiền bạc và công sức cho đứa con gái duy nhất.
Khi không cảm thấy mình thiệt thòi vì là con một nữa, Diệu Anh đã quyết định mở lòng hơn với bố mẹ, trò chuyện nhiều hơn và thường xuyên đưa bố mẹ đến nhà họ hàng thăm các anh chị em họ.
Không thể ngồi yên để chịu đựng nỗi cô đơn khi con cháu không ở bên, vợ chồng bác Điệp cũng đã quyết định đi du lịch nước ngoài trong những ngày tháng về già. Mỗi tháng, cậu con trai ở Pháp lại gửi tiền về để bố mẹ đi du lịch. Thăm thú hết các cảnh quan trong nước và các nước trong khu vực, vợ chồng bác Điệp lại đến châu Âu chơi rồi tranh thủ tạt vào nhà con trai ở Pháp để thăm các cháu.
Bác Điệp tâm sự: "Hai vợ chồng tôi đã đi gần 15 nước rồi, chủ yếu là các nước ở châu Âu để có thể vào thăm con. Con cháu thành đạt nhưng ở xa nên chỉ có thể đi du lịch để khỏa lấp nỗi cô đơn trong lòng, thi thoảng sang thăm và gặp được con thì tốt".
Riêng cô Hằng thì không lựa chọn đi du lịch xa, dù đã về hưu nhưng vẫn còn rất khỏe nên cô tham gia vào các hội nhóm tại phường, thường xuyên đi làm các hoạt động tình nguyện cùng hội phụ nữ.
Đặc biệt, cô còn mua một con chó ngoại về nuôi dưỡng, vừa để giữ nhà vừa để khuây khỏa cho đỡ buồn. Có những lúc, cậu con trai từ miền Nam về thăm cô cũng phải tỏ ra giận dỗi khi cô... chăm chó còn hơn chăm con.
Theo Emdep
Em đã dành cả thanh xuân chỉ để yêu một người... Hãy lựa chọn một cái kết tốt đẹp cho nó để có thể bắt đầu một câu chuyện về sau. Để rất lâu sau này, em có thể mỉm cười và nói rằng, em đã từng dành cả thanh xuân để yêu một người. Ngày hôm qua, chị thấy em nức nở, như một đứa trẻ òa khóc. Từng giọt nước mắt cứ...