10 lỗi vi phạm giao thông tài xế hay “quên” dịp Tết
Ngôi sau xe ôtô không thăt dây an toan, chay qua tôc đô, dưng đô sai quy đinh, chơ qua sô ngươi, vươt đen vang… la nhưng lôi vi pham giao thông tai xê ôtô thương găp phai dip Têt.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nghi đinh 46/2016 có hiệu lực từ 1.8.2016 quy đinh ro vê hàng loạt lôi cùng mưc phat tăng nặng hơn trước với người tham gia giao thông trên đường bộ, đường sắt. Trong dip Têt, cac tai xê cân tránh 10 lôi thường mắc sau:
1. Sử dụng rượu, bia khi lái xe trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở: Mức phạt 16.000.000-18.000.000 đồng.
2. Tài xế không thắt dây an toàn, người ngồi trong xe không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây) sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đông.
3. Chở quá số người quy định: Phạt 300.000-400.000 đồng.
4. Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi: Phạt 300.000-400.000 đồng.
5. Rẽ mà không giảm tốc độ hoặc không bật xi nhan: Phạt 600.000-800.000 đồng.
Video đang HOT
6. Người dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường: Phạt 600.000-800.000 đồng.
7. Vượt đèn vàng: Phạt 1.200.000-2.000.000 triệu đồng.
8. Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông: Phạt 800.000-1.200.000 đồng.
9. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h: Phạt 5.000.000-6.000.000 đồng.
10. Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc: Phat 7.000.000-8.000.000 đồng.
Theo Phương Sơn (VNE)
Phạt xe không chính chủ: CSGT các tỉnh trần tình
CSGT của Hà Nội và TP.HCM đã lên tiếng giải thích về việc xử phạt xe không chính chủ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2017.
CSGT Hà Nội chỉ phạt 2 lỗi
Liên quan đến quy định xử phạt xe không chính chủ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2017, Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP Hà Nội (PC67) đã có trao đổi cụ thể với báo chí sáng 21/11.
Theo Thiếu tá Hùng, việc xử lý đối với chủ phương tiện không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, tặng, được phân bổ, điều chuyển, thừa kế chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông (TNGT) gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên hoặc thông qua công tác đăng ký xe.
CSGT của Hà Nội và TP.HCM đã lên tiếng giải thích về việc xử phạt xe không chính chủ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2017. Ảnh: Dân trí
Thiếu tá Hùng giải thích, chủ xe mô tô, xe máy được hiểu là chủ sở hữu của phương tiện. Tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2017 quy định về quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 30 Nghị định 46 chỉ quy định về xử phạt đối với chủ phương tiện (tức chủ sở hữu).
"Đối với người điều khiển phương tiện không đủ 3 quyền trên, tức là không phải chủ sở hữu phương tiện và không thuộc phạm vi điều chỉnh, không phải là đối tượng xử lý của các điều khoản trên. Điều đó có nghĩa, người điều khiển phương tiện đi thuê, đi mượn để tham gia giao thông cũng không bị xem xét, xử lý về hành vi vi phạm", Thiếu tá Hùng nhấn mạnh.
Về trường hợp CSGT được phép kiểm tra xe chính chủ, Phó trưởng phòng PC67 khẳng định, chỉ áp dụng trong 2 trường hợp: khi điều tra các vụ TNGT nghiêm trọng trở lên hoặc người đó đang làm thủ tục sang tên ở cơ quan chức năng.
Cở sở để xử phạt, Thiếu tá Hùng khẳng định, lực lượng CSGT có nhiều biện pháp để tiến hành theo quy định của pháp luật như: lấy lời khai của người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện đến làm thủ tục đăng ký xe; thông qua dữ liệu quản lý nghiệp vụ cơ sở dữ liệu về đăng ký xe của lực lượng CSGT, kiểm tra các loại giấy tờ mua bán hoặc mời người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe lên làm việc, xác minh...
CSGT TP.HCM không xử phạt xe không chính chủ
Trước đó, ngày 19//11, trả lời về những thắc mắc trên với báo chí, Trung tá Huỳnh Trung Phong - Phó Trưởng phòng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67) Công an TP.HCM, đã khẳng định: "Lực lượng CSGT khi hoạt động tuần tra trên đường không tiến hành xác minh, xử lý đối với quyền sở hữu mà quyền sở hữu theo Nghị định 46 chỉ áp dụng trong 2 trường hợp: khi điều tra các vụ TNGT nghiêm trọng trở lên hoặc người đó đang làm thủ tục sang tên ở cơ quan chức năng".
Theo ông Phong, Nghị định 46 về quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: khi mua bán phương tiện thì trong vòng 30 ngày người điều khiển phương tiện phải thực hiện thủ tục sang tên theo đúng quy định.
Khi không thực hiện việc sang tên theo quy định thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 46, với mức phạt từ 100.000 -200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 - 400.000 ngàn đồng đối với các tổ chức.
Tuy nhiên, Khoản 9, Điều 76 Nghị định này cũng quy định việc xác minh để phát hiện hành vi không làm thủ tục sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe.
Do đó, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt TP.HCM sẽ không xử phạt đối với hành vi vi phạm chạy xe không chính chủ. CSGT chỉ xử phạt hành vi không làm thủ tục sang tên xe qua công tác xác minh khi cá nhân, tổ chức đến cơ quan CSGT để thực hiện thủ tục sang tên, di chuyển xe hoặc trong quá trình điều tra giải quyết các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên.
Không xử phạt người đi mượn xe
Trước đó, giải thích với báo chí, Thiếu tướng Trần Thế Quân (Cục phó Cục pháp chế, Bộ Công an) cũng cho hay, Chính phủ đã có quy định xử phạt với những chủ sở hữu cố tình không sang tên, đổi chủ khi mua bán xe máy, xe mô tô, tuy nhiên vì nhiều lý việc này bị dừng lại để điều chỉnh.
Về việc xử phạt người vi phạm, Thiếu tướng Quân cho biết, theo quy định, CSGT không được dừng bất cứ phương tiện nào để kiểm tra với lỗi chưa sang tên đổi chủ. Cảnh sát chỉ được phép kiểm tra các phương tiện khi phát hiện ra lỗi vi phạm giao thông.
Trường hợp con mượn xe của bố, vợ mượn xe của chồng, ông Quân khẳng định không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe.
Theo ông Quân, trong một nhà, vợ chồng, con cái đi xe của nhau là hết sức bình thường, chỉ cần cầm đăng ký đi là được.
"Tuy nhiên, trong trường hợp di sản thừa kế, bố, mẹ cho hẳn con cái... thì phải sang tên đổi chủ theo đúng quy định", ông Quân lưu ý thêm.
(Theo Báo Đất Việt)
Du học sinh bị phạt 3,5 triệu đồng vì nồng độ cồn vượt mức Bị CSGT phạt 3,5 triệu vì nồng độ cồn vượt mức cho phép sau khi bước ra khỏi quán bia, nam du học sinh Mỹ đang về nước nghỉ hè bàng hoàng vì không nghĩ uống 1 cốc bia lại bị phạt. Tối 23/8, Cục CSGT phối hợp Đội CSGT số 3, PC67 Công an Hà Nội ra quân xử phạt lỗi vi...