10 lợi thế của điện thoại Android so với iOS và iPhone vào năm 2021
Là hệ điều hành smartphone phổ biến nhất trên thế giới, Android có lợi thế gì so với iOS và iPhone vào năm 2021?
Trước đó, PV đã có bài viết 8 lợi thế của iPhone và iOS so với điện thoại Android vào năm 2021 nhưng iOS không thể nào hoàn toàn áp đảo Android được. Dù gì Android vẫn là hệ điều hành phổ biến nhất trên smartphone, vậy hãy để xem Android có lợi thế gì nhé.
Các tính năng mới thú vị
Android là hệ điều hành được trang bị lên rất nhiều smartphone của các hãng khác nhau vì vậy mỗi hãng lại có sự tùy biến riêng để nâng cao sự cạnh tranh. Các hãng smartphone Android thường phải thêm nhiều tính năng mới để khiến sản phẩm nổi bật hơn. Đổi lại là người dùng tha hồ lựa chọn những tính năng mà họ cảm thấy thực sự hay ho. Chắng hạn như camera zoom quang học hay mới nhất là camera dưới màn hình, thứ mà iPhone chưa thể nào có.
Launchers và giao diện người dùng
Người dùng Android luôn thích thú với việc tùy biến sản phẩm của họ, đôi khi dùng máy khoảng vài tuần và muốn đổi mới, họ có thể tải ngay những launchers mới để thay đổi giao diện màn hình chính cho đến biểu tượng ứng dụng. Thậm chí bạn có thể root máy để đem một giao diện của một hãng khác lên máy của mình, khả năng tùy biến của Android có thể là vô tận.
Định giá
iPhone có giá không rẻ vì Apple luôn định hình sản phẩm của họ phải thuộc phân khúc cao cấp. Đây có lẽ là lý do chính khiến chúng ta thấy các thiết bị Android thống trị thế giới về số lượng. Bạn có thể tìm được rất nhiều lựa chọn trong một mức chi tiêu định sẵn. Có thể bạn phải hy sinh một hoặc hai tính năng, nhưng bạn vẫn nhận được một chiếc smartphone với số tiền ít hơn khi mua iPhone. Thậm chí giá trị của những chiếc máy như Galaxy A52 hay Oneplus Nord đem lại không thua kém gì so với những chiếc iPhone giá cao gấp đôi.
Mặc dù Apple đã cố gắng thay đổi bằng những chiếc máy giá rẻ như iPhone SE 2020 hay dòng iPhone mini nhưng không thể phủ nhận là chúng có màn hình rất nhỏ, độ phân giải không cao và thời lượng pin rất hạn chế.
Nhiều thiết kế để phù hợp với bạn
Apple có thể có một dòng thiết bị kiểu dáng đẹp và cao cấp nhưng dù sao thì ngôn ngữ thiết kế của chúng vẫn rất tương đồng, bạn thường phải đợi rất lâu mới thấy iPhone thay đổi đáng kể về thiết kế nhưng Android thì khác. Số lượng hãng sản xuất lớn khiến cho điện thoại Android thực sự phong phí. Bạn cần một chiếc máy gập nhưng Galaxy Z Fold3 cũng có, mà xoay như LG Wing thì cũng có.
Cổng USB-C
USB-C đã rất phổ biến ở khắp mọi nơi, PC có, laptop có và khi smartphone Android cũng sử dụng USB-C, khả năng đồng bộ cao hơn nhiều. Ngay cả MacBook và iPad cũng sử dụng Type-C, nhưng iPhone thì không, một điều rất khó hiểu và là nhược điểm lớn.
USB Type-C có thể được sử dụng để sạc nhanh, xuất hình ảnh và truyền dữ liệu siêu nhanh. Samsung có tính năng Samsung DeX kết nối không dây hoặc qua cổng USB-C dùng rất tốt. Apple cũng biết rằng Type-C tốt nên mới trang bị cho tất cả thiết bị của họ trừ iPhone.
Số lượng ứng dụng trên Play Store
Video đang HOT
Có khá nhiều ứng dụng không có sẵn trên App Store nhưng lại dễ dàng tìm thấy chúng trong Google Play Store. Tuy nhiên, điều này không quá khó hiểu khi Apple có một chính sách khá nghiêm ngặt khi nói đến những ứng dụng mà họ cho phép đưa lên App Store. Đây có thể được coi là một lợi ích lớn về bảo mật, nhưng nó cũng không khuyến khích một số nhà phát triển nhỏ đưa ứng dụng lên.
Sạc nhanh
Tất cả chúng ta đều muốn có một thiết bị dùng được một ngày hoặc hơn nhưng không phải thiết bị nào cũng đáp ứng được. Vì vậy, sẽ khá tuyệt nếu bạn có thể sạc thiết bị trong một thời gian ngắn mà lại dùng được lâu dài. Hầu hết các thiết bị Android tầm trung hiện nay đều có công suất sạc trên 30W.
Asus ROG Phone 5 có sạc 65W, OPPO Find X3 Pro có sạc 65W tương tự và mới nhất, Xiaomi 11T Pro có sạc nhanh lên tới 120W. Trong khi đó, iPhone 13 Pro Max mới nhất chỉ hỗ trợ sạc nhanh 20W, chỉ bằng 1/6.
Chia màn hình
Chia đôi màn hình là một tính năng mà người dùng Android đã quá quen đến mức nó không còn là thứ gì đó quá tuyệt vời nhưng rõ ràng là nó hữu ích trong nhiều trường hợp. Còn với iOS, thực sự khá tệ khi không có tính năng này. Bạn chỉ có tính năng picture-in-picture mà không phải ứng dụng nào cũng hỗ trợ, Android cũng có tùy chọn này.
Ứng dụng chạy độc lập
Nếu bạn tìm một ứng dụng nào đó đang cần mà Play Store không có, bạn có thể tìm và tải xuống ứng dụng đó từ một cửa hàng khác hoặc chỉ dưới dạng apk, điều này rất dễ dàng miễn là bạn tìm được những nguồn uy tín để an toàn bảo mật.
Hệ thống quản lý tệp
Android có một hệ thống quản lý tệp trực quan, dễ dàng. Bạn có thể truy cập và tải xuống bao nhiêu tệp tùy thích, sau đó mở ở định dạng văn bản hoặc bất kỳ loại nào. iPhone cũng có trình quản lý tệp vài năm trước, nhưng dùng rất khó chịu, khó dùng, rối mắt, không trực quan. Khi bạn kết nối iPhone với máy tính của mình, bạn vẫn cần iTunes hoặc thứ gì đó khác để chuyển tệp. Trong khi Android cho phép bạn chạm vào tất cả các loại tệp trên máy. Bạn cũng có thể tải xuống WinRAR nếu bạn muốn sử dụng các tệp nén hoặc tự lưu trữ chúng.
Đánh giá AirTag: Thảm họa với người dùng Android
Phụ kiện giúp tìm đồ "đi lạc" này sẽ thích hợp nhất với những vật đắt tiền, quan trọng. Tuy nhiên, nó có thể bị sử dụng sai cách.
Tôi là người khá gọn gàng. Đồ đạc khi đi về nhà như balo, kính, chìa khóa hay ví tiền đều được cất vào đúng khay trong một chiếc hộp ở cạnh cửa. Nhờ đó, tôi hiếm khi phải đi tìm những đồ vật quan trọng với mình trước khi đi làm.
Tuy nhiên, dù gọn gàng đến mấy thì cũng có lúc tôi thất lạc đồ. Tôi từng đánh rơi chiếc ví trên ôtô của người quen, và bởi chiếc ví rơi xuống khe dưới ghế nên chính người bạn cũng không tìm ra. Nếu như không nhờ người rửa xe tìm thấy, tôi có thể đã phải đi làm lại giấy tờ.
Đó là những tình huống mà một thiết bị tìm đồ thất lạc như AirTag trở nên rất hữu dụng. Tôi đã rất phấn khích khi Apple giới thiệu chiếc AirTag, nhưng khi trải nghiệm thực tế mới thấy nó vẫn còn nhiều điểm bất tiện.
Phụ kiện "giá rẻ" theo cách của Apple
Không tính bộ sạc hay tai EarPods, AirTags là sản phẩm độc lập rẻ nhất của Apple. Phụ kiện này có giá chính hãng khoảng gần 800.000 đồng, và nếu mua bộ 4 chiếc thì giá còn thấp hơn một chút.
Tuy nhiên, với nhiều người đây sẽ không phải là mức giá cuối cùng để có thể sử dụng AirTag. Thiết bị này có kiểu dáng tròn và hai mặt không phẳng, đồng nghĩa với nó rất khó để cố định ở bên trong ngăn của một chiếc túi xách.
Bỏ AirTag trong ví vừa khiến ví cộm, lại vừa giảm âm lượng thông báo của thiết bị.
AirTag cũng khá dày, do đó đặt bên trong những chiếc ví mỏng sẽ làm ví cộm lên khá nhiều. Ngoài ra, nếu AirTag bị đặt trong ví hoặc ngăn quá mỏng thì độ hiệu quả cũng sẽ giảm.
Giải pháp lúc này là mua một chiếc bao đựng bằng da. Tuy chưa có mức giá tại Việt Nam, các bao đựng chính hãng mà Apple bán đều có giá bằng hoặc gấp vài lần bản thân chiếc AirTag (từ 29-449 USD). Bao da của các đơn vị thủ công tại Việt Nam cũng có giá khoảng 200.000 đồng trở lên. Nếu mua thêm phụ kiện này, giá AirTag sẽ gần 1 triệu đồng.
AirTag ghép đôi rất nhanh với iPhone.
Do không kịp mua bao da, tôi đã sử dụng AirTag "trần", và hiểu ngay tại sao bao da lại cần thiết. Chỉ chưa đầy một ngày sử dụng, để phụ kiện này ở ngăn balo và ví tiền, cả mặt nhôm và nhựa của AirTag đều đã có những vết xước.
Thực ra những vết xước sẽ không ảnh hưởng đến chức năng của thiết bị, nhưng với những người yêu cầu cao về ngoại hình thì những đây vẫn là điểm cần chú ý.
Làm tốt chức năng chính
Việc kết nối AirTag với iPhone rất đơn giản. Chỉ cần đưa phụ kiện vào gần, máy sẽ tự động nhận biết và quá trình thiết lập chỉ mất khoảng 30 giây. Đây là điểm cộng lớn so với các thiết bị tìm đồ khác.
Để tìm đồ gắn cùng AirTag, người dùng có 3 cách. Đầu tiên, họ có thể vào ứng dụng Find My, chọn hiển thị trên bản đồ để xem vị trí được ghi nhận gần nhất. Nếu ở gần như trong cùng căn hộ, bạn có thể bấm nút loa để AirTag phát âm thanh.
Cách thứ ba chỉ áp dụng với iPhone 11 trở đi, cho phép hiển thị cả hướng đi, khoảng cách đến chiếc AirTag ở gần.
Chức năng "tìm chính xác" hoạt động khá tốt, nhưng thỉnh thoảng vẫn báo mất tín hiệu.
Mạng lưới Find My với cả tỷ thiết bị chạy iOS là lợi thế cực lớn của AirTag. Không cần GPS hay kết nối mạng, người dùng vẫn có thể tìm những chiếc AirTag khi nó ở gần một thiết bị iOS bất kỳ. Thử nghiệm ở điều kiện thành phố, tôi nhận thấy vị trí AirTag hiện trên bản đồ khá chính xác.
Thách thức sẽ đến khi bạn muốn tìm AirTag ở gần. "Loa" của AirTag thực tế là mặt nhựa trắng của thiết bị này. Khi bạn chọn tính năng phát tiếng, mặt nhựa sẽ rung lên để tạo ra âm thanh.
Âm thanh này chỉ đủ nghe ở trong một căn hộ chung cư, khi tiếng ồn xung quanh khá nhỏ. Nếu tìm kiếm bên trong một ngôi nhà nhiều tầng, hoặc giả sử người nhà đang bật TV khá to, bạn sẽ khó nghe được tiếng phát ra từ AirTag.
Đây là lý do bạn không nên để AirTag bên trong ví quá chật. Khi đó, âm lượng AirTag phát ra sẽ nhỏ đi nhiều, làm giảm sự hiệu quả khi muốn tìm kiếm.
Việc tìm kiếm khi AirTag thất lạc khá hiệu quả, địa chỉ hiển thị chính xác.
Tính năng tìm kiếm chính xác bằng sóng UWB cũng hữu dụng, nhưng độ hiệu quả cũng tùy thuộc vào môi trường. Khi thử để AirTag ở phòng khách trong một căn hộ chung cư 2 phòng ngủ, chiếc iPhone thường xuyên báo "tín hiệu yếu" khi tôi đi vào một trong các phòng ngủ. Chỉ tới khi khoảng cách còn dưới 4 m, và không có tường chắn giữa iPhone và AirTag, máy mới có thể báo khoảng cách và hướng chính xác.
Kết hợp cả 3 tính năng này, khả năng tìm kiếm đồ vật thất lạc sẽ tăng lên đáng kể khi được gắn với AirTag. Tuy nhiên, vẫn có những môi trường mà AirTag không hiệu quả lắm, như trong một căn hộ lớn, hay giữa một trung tâm thương mại đông đúc. Thiết bị này cũng không phù hợp nếu bạn muốn bỏ ở xe máy để tìm trong bãi xe, bởi những phụ kiện rẻ hơn và kêu to hơn có rất nhiều trên thị trường.
Sẽ là thảm họa nếu bị dùng sai cách
Khi ra mắt, Apple nói rõ AirTag là phụ kiện "để theo dõi đồ vật, không phải theo dõi người". Hãng cũng tích hợp một số tính năng để người dùng biết được khi có AirTag của người khác đi theo mình.
Tuy nhiên, trong thực tế các tính năng này đều có lỗ hổng. AirTag hiện tại vẫn có thể sử dụng để theo dõi người khác.
Cách đầu tiên AirTag thông báo là âm thanh. Theo Apple, sau "một khoảng thời gian", nếu một chiếc AirTag bị tách xa khỏi thiết bị của chủ, nó sẽ kêu lên để gây sự chú ý. Hãng không nói rõ khoảng thời gian đó là bao lâu.
Chỉ cần bóp chặt hoặc dán băng dính xung quanh AirTag, âm thanh phát ra sẽ rất nhỏ.
Theo Washington Post , phải sau 3 ngày kể từ lần cuối ở xa chủ, chiếc AirTag mới kêu lên trong khoảng 15 giây, và sau đó cứ vài giờ lại kêu một lần. Khoảng thời gian 3 ngày là khá lâu để chủ AirTag có thể theo dõi những địa điểm mà nạn nhân ghé qua. Bên cạnh đó, việc giảm âm thanh của một chiếc AirTag không khó.
Nếu phát hiện một chiếc AirTag không cùng tài khoản nhưng ở gần trong thời gian dài, thiết bị iOS của người dùng cũng sẽ hiện ra một thông báo cho biết có AirTag lạ. Nạn nhân có thể bấm phát âm thanh để tìm chiếc AirTag lạ, nhưng không thể truy cập bản đồ hoặc tìm chính xác như với AirTag chính chủ.
Tuy nhiên, trong trải nghiệm thực tế khi mang theo chiếc AirTag lạ cả một ngày, tôi không hề nhận được thông báo trên chiếc iPhone của mình. Ngoài ra, nếu nạn nhân sử dụng điện thoại Android thì họ cũng sẽ không nhận được thông báo nào.
AirTag sử dụng viên pin CR2032 quen thuộc, bán ở mọi tiệm đồng hồ.
Đó là chưa kể nếu chủ AirTag theo dõi một người thân và biết mật khẩu iPhone của họ, người đó hoàn toàn có thể vào ứng dụng Find My và tắt tính năng thông báo khi phát hiện AirTag lạ.
Dù Apple hứa hẹn rất hay, AirTag vẫn hoàn toàn có thể sử dụng để làm một thiết bị theo dõi người khác. Trong tương lai, hãng có thể cập nhật để giảm khoảng thời gian báo động hoặc điều chỉnh tính năng thông báo. Ở thời điểm hiện tại, AirTag vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng lớn có thể bị khai thác sai mục đích ban đầu.
Có nên mua AirTag?
Nếu như bạn là một người dùng iPhone và lại có tính hay quên, AirTag sẽ là phụ kiện rất hữu dụng, đặc biệt là với những đồ vật quan trọng. Mức giá gần 1 triệu không phải là cao nếu so với công sức làm lại giấy tờ trong ví, hay đánh một chiếc chìa khóa xe.
Có thể nói AirTag là một lý do rất lớn để những người dùng iPhone tiếp tục gắn bó với hệ sinh thái của Apple. Tuy nhiên, nếu không dùng iPhone thì bạn có nhiều lựa chọn khác trên thị trường, với mức giá thấp chỉ bằng một nửa Samsung SmartTag hay Baseus Intelligent T3.
Đây là những lý do tại sao iPhone 13 vẫn chưa đủ sức thuyết phục để tôi rời bỏ Android iPhone cuối cùng...vẫn là iPhone, không có những sự đổi mới mang tính đột phá giữa các thế hệ. Tôi là người dùng hệ điều hành Android đã 10 năm rồi, sau khi từ bỏ chiếc iPhone 3GS khi nó có dấu hiệu cũ dần đi. Với tính chất công việc là một phóng viên công nghệ tôi vẫn theo sát iPhone cũng...