10 lỗi sai cha mẹ thường mắc phải khi bắt đầu dạy con tập đọc sách
Dưới đây là hàng loạt lỗi sai các bậc phụ huynh hay mắc khiến trẻ cảm thấy áp lực khi tập đọc.
1. Không đọc mẫu cho con
Trước khi bạn và con bắt đầu vào công cuộc tập đọc sách, hãy nhớ làm mẫu cho bé để con có thể hình dung trước được mình cần làm như thế nào. Bên cạnh đó, cha mẹ nên kích thích tư duy của trẻ bằng cách đặt một vài câu hỏi ngoài lề như: “Đọc xong câu chuyện này con có suy nghĩ gì?”.
2. Bỏ qua việc đọc lại
Đừng nghĩ rằng, nếu như cha mẹ đã dạy con đọc xong một câu chuyện thì không cần lặp lại nữa. Trẻ còn khá nhỏ và việc ghi nhớ chưa tốt nên hãy tích cực cùng bé đọc lại những câu chuyện cũ nhưng nên xen kẽ thời gian nhằm tăng sự hứng thú cho trẻ. Như vậy, con vừa ghi nhận được thông tin lại nắm được mặt chữ tốt hơn.
3. Hỏi quá ít
Việc đặt câu hỏi của phụ huynh đóng vai trò cực quan trọng vì nó sẽ đánh giá được mức độ hiểu bài của con tới đâu. Vì thế, cha mẹ nên tích cực đặt câu hỏi cho con trong quá trình tập đọc, nhưng hãy nhớ, đừng hỏi quá nhiều và dồn dập vì nó tạo áp lực cho trẻ.
4. Sửa sai cho con bất kể lúc nào
Video đang HOT
Thoạt nghe qua thì việc này có vẻ luôn đúng. Nhưng khi dạy con tập đọc, nếu trẻ có đọc sai không đáng kể hoặc đọc bị vấp thì hãy động viên để chúng tiếp tục đọc bài và sau đó bạn quay lại sửa lỗi sai cho con biết. Phương pháp này sẽ tăng sự tự tin cho con, tránh tình trạng con luôn sợ sai mà không dám đọc.
5. Chọn mức độ quá khó
Việc chọn những bài tập đọc phù hợp với khả năng của con sẽ giúp trẻ dần thích nghi và tiến bộ nhanh hơn là ép con phải học mức độ quá khó. Lỗi sai này sẽ khiến trẻ cảm thấy chán nản vì không vượt qua được bài tập đọc quá sức mình, từ đó dẫn đến tình trạng lười học và tự ti.
6. Lặp lại 1 chủ đề nhiều lần
Thay vì khám phá lặp đi lặp lại một chủ đề nhàm chán, các bậc phụ huynh nên dẫn dắt con đi sang nhiều chủ đề mới để tăng sự hứng thú cho bé trong quá trình tập đọc. Việc này còn thúc đẩy khả năng sáng tạo cũng như kích thích tư duy cho con.
7. Nóng vội khi con tập đọc
Nếu đứa trẻ mất khá nhiều thời gian để tập đọc một từ thì cha mẹ hãy bình tĩnh, đừng tỏ ra nóng vội hoặc tỏ thái độ không hài lòng với con. Mọi sự khởi đầu đều khó khăn nên hãy cổ vũ tinh thần, động viên trẻ để chúng thêm hứng thú khi tập đọc nhé.
8. Bỏ qua hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa vẫn thường bị các bậc phụ huynh bỏ qua vì cho rằng nó không quan trọng bằng câu chữ. Nhưng điều này hoàn toàn sai vì các hình ảnh trong bài tập đọc đều tăng sự hiểu biết của con và giúp trẻ thêm hứng thú về câu chuyện mà mình đang tập đọc.
9. Đặt cuốn sách xuống nhanh
Sau khi hoàn thành bài tập đọc cùng bé, cha mẹ chớ vội gấp sách lại mà hãy trò chuyện và hỏi con một vài câu về bài học cũng như cảm nhận của bé hoặc những điều con cảm thấy khúc mắc. Việc này giúp con nhớ bài lâu hơn.
10. Bạn bỏ cách nhấn nhá khi đọc
Khi dạy bé tập đọc bằng câu chuyện, các bậc phụ huynh hãy chú ý đến cách nhấn nhá và thay đổi âm độ sao cho phù hợp với từng nhân nhật. Cách này giúp câu chuyện trở nên sinh động và khiến bé hào hứng hơn trong việc tập đọc.
Theo Danviet
Nguyên nhân trẻ thường nói dối và cách xử lý
Không phải bỗng dưng trẻ con lại nói dối. Trước khi trách phạt, cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra cách xử lý thỏa đáng để trẻ không tái phạm nữa.
Nuôi dạy con là một trong những thách thức khó khăn lớn nhất mà mỗi phụ huynh phải đối mặt. Tuy nhiên, những thách thức này cũng là một trong những hạnh phúc mà chúng ta sẽ cảm nhận được khi uốn nắn con trở nên ngoan ngoãn và trở thành người có ích trong xã hội. Một trong những khó khăn lớn nhất khi nuôi dạy con chính là khi trẻ bắt đầu nói dối cha mẹ.
Những lý do khiến trẻ nói dối là vì muốn chứng minh bản thân, muốn nhận được sự quan tâm, muốn có được sự công nhận từ gia đình và bạn bè.
Để giúp trẻ ngưng nói dối hãy áp dụng những cách sau đây:
1. Giữ bình tĩnh
Nếu bạn tức giận sẽ không giúp gì cho tình huống này. Và khi bạn la hét, mắng mỏ trẻ cũng không khuyến khích chúng chỉ nói sự thật. Chúng ta chỉ có thể phản ứng bằng cách bình tĩnh và tiếp cận tình huống như một cơ hội giảng dạy. Khi đang tức giận, bạn sẽ tập trung vào sự trừng phạt thay vì giúp trẻ học và hiểu không nên lặp lại lời nói dối nữa.
2. Đừng hỏi, hãy "bắt nọn" trẻ
Hãy tỏ ra đã biết sự thật và cho trẻ biết rằng bạn biết chúng đang nói dối. Nếu bạn tỏ ra đã biết trẻ đang lừa dối, chúng sẽ hiểu rằng lời nói dối đã không còn tác dụng. Hãy ra một hình phạt phù hợp để dăn dạy trẻ rằng những lời nói dối không thể kéo dài và rất khó che giấu.
3. Tìm lý do đằng sau hành động nói dối của trẻ
Hãy tìm lý do để biết biết tại sao trẻ nói dối, có thể do trẻ không muốn làm bạn thất vọng. Đào sâu hơn và tìm hiểu lý do tại sao trẻ lại quyết định có hành vi xấu và không mong muốn ngay từ đầu. Có phải trẻ đang cố gắng để không thua kém với bạn bè? Có thể trẻ đang không muốn bạn buồn vì không được như bạn mong muốn?... Có thể vì những lý do này trẻ buộc phải nói dối. Hiểu được những lý do tại sao trẻ đưa ra quyết định nói dối sẽ giúp cha mẹ tìm ra cách giải quyết tốt hơn những tình huống mà con cảm thấy đang mắc kẹt.
4. Lập kế hoạch cùng nhau
Sau khi đã giải quyết xong vấn đề nói dối, biết được lý do và đưa ra hình phạt công minh, bạn nên cùng với trẻ lập ra các kế hoạch để cùng khắc phục những vướng mắc dẫn đến hành vi nói dối. Khi bạn cùng với con giải quyết vấn đề, bạn sẽ giúp trẻ thấy mình không bị bỏ rơi, cha mẹ vẫn thương yêu và ở bên cạnh ngay cả khi phạm phải sai lầm. Cùng nhau khắc phục các vấn đề thông qua các tình huống khó khăn cũng là một cách để dạy trẻ các kỹ năng giải quyết xung đột trong hiện tại và trong tương lai. Trẻ sẽ học được sự tự tin và dễ dàng của một cuộc sống trung thực.
Việc dạy con sự trung thực vốn là việc nói dễ hơn làm. Với 4 bước này, bạn có thể dạy cho con những điều tốt lành từ sự thành thật cũng như xây dựng một mối quan hệ sâu sắc hơn giữa cha mẹ với con.
Theo Danviet
Làm thế nào để trao quyền tự quyết cho con mà không làm mất vị thế của cha mẹ? Trả lời được câu hỏi trên sẽ giúp các bậc làm cha mẹ cảm thấy "dễ thở" hơn trước những "xung đột" vẫn luôn diễn ra với con cái hằng ngày Không có gì phải bàn cãi khi nói rằng, làm cha mẹ là một trong những công việc khó khăn nhất trong cuộc đời của mỗi người. Từ việc chăm sóc đứa...