10 lời khuyên vàng để giữ gìn sức khỏe mùa đông (Phần 1)
Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn đánh tan những triệu chứng của bệnh đặc trưng của mùa đông như cảm cúm hay cảm lạnh.
Mùa đông là thời điểm mà bạn cần phải cố gắng nhiều hơn cả về tinh thần và thể chất. Trời trở nên âm u, lạnh hơn và ngày ngắn hơn khiến cho cơ thể trở nên nhạy cảm với những căn bệnh đặc trưng của mùa đông như cảm lạnh và cảm cúm. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích để giữ gìn sức khỏe vào mùa đông:
1. Rửa tay thường xuyên
Có vẻ đơn giản nhưng đây là cách thức hay nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Các chuyên gia khuyên bạn nên rửa tay sau vài giờ và và đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn. Hãy rửa tay sau khi bạn chạm vào điện thoại của người khác hay chạm vào bàn phím nơi làm việc.
2. Tiêm phòng theo mùa
Tiêm phòng cúm có thể giúp bạn bảo vệ trước sự tấn công của vi rút cúm suốt 12 tháng. Nếu bạn thuộc những người trong nhóm nguy cơ mắc cúm cao như trên 65 tuổi, đang mang thai, hoặc bị bệnh mãn tính thì nên tiêm phòng.
3. Hãy chăm chỉ tập thể dục
Thật khó để có động lực tập thể dục khi trời lạnh và âm u, nhưng cơ thể bạn cần phải vận động nhiều thời gian hơn để giữ nhiệt độ trở nên ấm hơn, vì vậy bạn có thể đốt cháy nhiều calo khi đi bộ vào buổi sáng sớm hoặc chạy bộ. Hãy tìm một bạn đồng hành khi đi bộ lúc trời lạnh hoặc cùng đi đến phòng tập thể dục, hay bơi trong nhà. Bạn sẽ có động lực hơn để tập thể dục vào mùa đông đấy!
4. Tăng cường dinh dưỡng
Video đang HOT
Bổ sung dinh dưỡng thường xuyên
Để đảm bảo cơ thể có hệ thống miễn dịch tốt trong mùa đông, bạn cần phải duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường dinh dưỡng. Để chống lại sự xâm nhập và tác động của vi khuẩn, vi rút trong muầ lạnh cơ thể bạn cần phải cung cấp đủ protein, do đó hãy tăng cường thịt nạc, cá và gia cầm.
5. Bổ sung thêm Vitamin và khoáng chất
Sắt, kẽm và vitamin C là chìa khóa giúp cho cơ thể có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên trước khi bổ sung các loại vitamin và khoáng chất trên bạn nên tăng cường chế độ ăn uống để bồi bổ cơ thể với những loại vitamin tự nhiên. Hãy cho vào thực đơn các loại rau lá xanh và hoa quả có màu đỏ và màu vàng. Đấy là những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa cao.
Theo Phununews
7 "không" khi tắm vào mùa đông
Nhiều bạn có thói quen ngày nào cũng tắm, dù trong mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm
Nhiều bạn có thói quen ngày nào cũng tắm, dù trong mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên, việc tắm thường xuyên làm mất chất dầu bài tiết trên bề mặt da và các vi khuẩn bảo vệ ký sinh trên da, qua đó, có thể làm tổn thương lớp biểu bì của da, gây mẩn ngứa, sức đề kháng của da yếu đi, từ đó dễ gây ra các bệnh về da.
Ngoài ra, việc tắm thường xuyên trong tiết trời giá lạnh như mùa đông sẽ khiến chúng ta dễ bị nhiễm lạnh.
Theo lời khuyên của bác sĩ, chúng ta chỉ nên tắm 2 - 3 ngày một lần vào mùa đông. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý vệ sinh những vùng dễ bị vi khuẩn bám lại như vùng kín, cánh tay, nách hàng ngày để đảm bảo không bị bệnh ngoài da.
2. Không tắm ngay sau khi ăn
Sau khi ăn xong, cơ thể cần tập trung một lượng máu tới hệ tiêu hóa. Dù mùa đông hay mùa hè, nếu chúng ta đi tắm ngay lập tức, có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa dạ dày, tá tràng, thậm chí có thể dẫn đến biến chứng tim mạch.
Vì vậy, chúng ta không nên tắm ngay sau khi ăn xong. Thời gian tắm tốt nhất là 1 hoặc 2 tiếng sau khi ăn.
Không nên tắm ngay sau khi ăn. Ảnh minh họa.
3. Không nên tắm đêm
Vào mùa đông, đặc biệt vào ban đêm, nhiệt độ rất thấp khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Vì vậy, tắm vào thời gian này rất nguy hiểm, có thể khiến bạn bị cảm lạnh, thậm chí gây tử vong. Đặc biệt là với người già, người mắc bệnh cao huyết áp, tai biến, người vừa uống rượu hoặc mới ốm dậy, tuyệt đối tránh tắm vào thời điểm này.
4. Không tắm quá lâu
Tắm quá lâu khiến da dễ bị mất nước, cơ thể mệt mỏi, dễ gây ra tình trạng thiếu máu ở tim, thiếu dưỡng khí và gây co rút mạch, dẫn tới tụ máu, nhịp tim thất thường, thậm chí là đột tử.
Thời gian tắm trung bình khoảng 10 đến 15 phút là hợp lý và trong khi tắm, chúng ta nên kỳ cọ nhanh tay.
5. Tắm nước quá nóng
Tắm nước quá nóng sẽ phá vỡ chất dầu trên bề mặt da, gây nở lỗ chân lông, giản huyết quản, làm tăng thêm độ khô cho da.
Ngoài ra, tắm nước quá nóng còn có thể gây sức ép lớn cho tim, bởi vì huyết quản da toàn thân phình to rõ rệt gây thiếu máu và dưỡng khí cho tim.
6. Không xông hơi với người mắc bệnh mãn tính
Mặc dù việc tắm xông hơi mang đến những lợi ích nhất định cho sức khỏe nhưng đối với những người bệnh mãn tính như cao huyết áp, bệnh tim mạch hay đã từng có tiền sử bị đột quỵ thì không nên tắm xông hơi vì nó có thể khiến cho chỉ số huyết áp tăng vọt, nhịp tim đập nhanh và gây nên những biến chứng khôn lường thậm chí là đột tử ngay trong khi tắm.
7. Không tắm khi cơ thể mệt mỏi
Nhiều người cho rằng, tắm khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, việc làm này hoàn toàn sai lầm bởi khi mệt mỏi khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết giảm mạnh.
Khi bạn tắm vào lúc này, đặc biệt tắm nước lạnh, có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và dễ bị cảm lạnh, choáng, thậm chí dễ gây ra tử vong.
Hơn nữa, bạn không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi bởi lúc đó xà phòng chứa kiềm mạnh. Nếu xâm nhập vào da sẽ càng làm bạn mệt mỏi hơn.
Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.
Theo Doisongphapluat
7 cách giúp bạn thức dậy vui vẻ vào mỗi sáng Nhiều người có thói quen thức khuya và ngủ nướng vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, có rất nhiều lí do bạn nên thay đổi thói quen này bởi thức dạy sớm rất tốt cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Dưới đây là những cách giúp bạn cảm thấy vui vẻ và tràn đầy năng lượng mỗi sớm mai...