10 lời khuyên hữu ích để tránh nổ lốp ngày nắng nóng
Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ lên tới hơn 38 độ C. Lái xe trên nền đường nóng bỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ nổ lốp, dễ dẫn tới những tai nạn nghiêm trọng.
Dưới đây là 10 lời khuyên hữu ích có thể giúp bạn giảm thiểu hoặc tránh nguy cơ nổ lốp khi di chuyển trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm.
Không chạy quá tốc độ
Đây là một trong những điều cơ bản mà tài xế phải tuân theo khi lái xe. Không nên chạy quá giới hạn tốc độ được quy định trên đường, đặc biệt ở đường bê tông hoặc đường cao tốc. So với đường nhựa, đường bê tông nóng lên nhanh hơn nhiều.
Nổ lốp ở tốc độ cao là tình huống hết sức nguy hiểm cho tài xế
Có thể lấy ví dụ ngay trên tuyến cao tốc Delhi-Agra ở Ấn Độ, sự cố là điều thường gặp ở đây. Các nhà khoa học cho biết, nhiệt độ cứ tăng thêm 10 độ, áp suất lốp sẽ tăng thêm 1PSI và chỉ một vài PSI gia tăng thêm có thể khiến cho lốp xe bị nổ, cộng thêm lốp xe sẽ cọ sát với mặt đường tạo ra ma sát, sinh thêm nhiệt lớn khi chạy ở tốc độ cao. Nên việc duy trì tốc độ trong giới hạn không chỉ giúp lốp an toàn trong mùa hè mà ngay cả khi lốp xe bị nổ, người lái dễ giành lại quyền kiểm soát xe.
Kiểm tra lốp trước mỗi hành trình
Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến lái xe đường dài, nên kiểm tra tình trạng của lốp trước khi bắt đầu. Khi phát hiện thấy bất kỳ chỗ phồng hoặc vết cắt nào trên lốp, hãy thay thế bằng bánh xe dự phòng. Những chỗ phồng và cắt như vậy thực sự có thể dẫn đến nguy cơ nổ lốp.
Nên tạo thói quen kiểm tra lốp trước mỗi hành trình dài.
Nên dừng nghỉ theo thời gian lái
Video đang HOT
Nghỉ giải lao trên hành trình không chỉ để tài xế đỡ mệt mỏi mà còn giúp giải tỏa nguy cơ nổ lốp. Giải lao sau 2 giờ lái xe liên tục là lời khuyên từ các chuyên gia. Lái xe trên đường cao tốc, nhất là đường bê tông làm tăng nguy cơ nổ lốp do áp suất dồn nén. Những lần nghỉ như vậy sẽ cho phép lốp xe nguội đi do đó giảm thiểu nguy cơ nổ lốp.
Tránh bơm quá căng lốp xe
Việc bơm lốp quá căng và dưới đều là nguyên nhân dẫn đến nổ lốp. Dưới lốp xe căng phồng gây áp lực lên thành lốp nhiều hơn. Điều này làm tăng khả năng gãy thành bên ở tốc độ cao. Việc bơm căng quá mức sẽ làm tăng áp suất trong lốp và một lần nữa nguy cơ nổ lốp trong trường hợp này cao hơn. Nên duy trì áp suất lốp do nhà sản xuất quy định.
Bơm lốp không nên quá căng mà đủ theo tiêu chuẩn an toàn của nhà sản xuất
Kiểm tra áp suất lốp thường xuyên
Việc nắm được thông số áp suất lốp giúp bạn hiểu hơn về trạng thái hoạt động của lốp xe.Tùy theo mẫu xe và loại lốp nhà sản xuất sử dụng mà áp suất lốp thường khác nhau. Thông qua phần giấy hướng dẫn dán trên phần khung cửa ở ghế lái, người điều khiển có thể biết được thông số áp suất lốp tiêu chuẩn. Áp suất thông thường của lốp xe là 2,1 Bar (tương đương 30 Psi).
Khi theo dõi áp suất lốp, người lái có thể nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường ở mỗi lốp nếu áp suất đột ngột giảm hoặc duy trì không đều, đặc biệt nếu chiếc xe đó dùng lốp không săm. Ngoài thiết bị cầm tay thì tài xế có thể trang bị cảm biến đo áp suất lốp để dễ dàng theo dõi trong quá trình lái.
Thay lốp mòn đúng thời hạn
Một sai lầm mà nhiều người thường mắc phải với lốp xe là tiếp tục sử dụng lốp xe đã quá mòn. Các chuyên gia lưu ý rằng, lốp xe là một bộ phận quan trọng cấu thành nên chiếc xe và đó là điểm tiếp xúc duy nhất với mặt đường khi xe lăn bánh. Nếu lốp không ở trong tình trạng tốt, khả năng vận hành của xe cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lốp bị mòn có thể dễ dàng bị nổ ở tốc độ cao. Vì thế nên thay lốp khi đã đạt đến giới hạn vận hành an toàn.
Lốp quá mòn không đảm bảo an toàn
Có thể kiểm tra thời điểm thay lốp bằng các cách: xem “tuổi” của lốp dựa trên năm sản xuất (chỉ nên sử dụng trong khoảng 6 năm hoặc lâu hơn nhưng không nên để vượt quá mốc 10 năm), dựa trên độ mòn gai lốp và tốc độ mòn không đồng đều.
Không sử dụng lốp đã khắc lại gai hoặc dán thêm bề mặt hai bên
Lốp làm lại gai hoặc dán thêm bề mặt hai bên có thể rẻ hơn lốp mới nhưng điều đó không có nghĩa là chúng an toàn. Khi được làm lại, sửa chữa từ lốp đã qua sử dụng có thể nguy hiểm vì gai lốp đã cạn kiệt so với thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Cả hai cách làm này đều nguy hiểm như nhau và cần phải tránh.
Không dùng lốp xe không rõ nguồn gốc
Mua lốp xe từ một thương hiệu không rõ tên tuổi có thể rẻ hơn nhưng đó không phải là một ý kiến hay vì không thể kiểm chứng chất lượng. Lốp chất lượng thấp làm tăng nguy cơ nổ lốp vì chúng có thể không chịu được áp suất tăng thêm như lốp loại tốt. Vì vậy nên mua lốp có thương hiệu hoặc loại đáp ứng các tiêu chuẩn đã được cấp phép.
Nếu xe chở quá tải trong ghi trong thông số sản xuất sẽ tạo thêm áp lực cho lốp và các bộ phận khác. Khi tài xế thường xuyên chở quá tải, sẽ làm giảm tuổi thọ của lốp xe và các bộ phận khác như hệ thống treo.
Không nên dùng lại lốp đã vá lỗ thủng, rách
So với lốp có săm, lốp không săm linh hoạt hơn khi bị thủng hoặc cán đinh. Tài xế vẫn có thể lái xe đến trạm dịch vụ với một chiếc lốp vá tạm thời. Nhưng nếu tiếp tục sử dụng lâu dài với lốp đã vá lại lỗ thủng, rách là điều không nên. Bởi trong trường hợp này, lốp vẫn vẫn có khả năng sẽ bị thủng một lần nữa hoặc thậm chí có thể bị nổ ở tốc độ cao. Bạn nên thay thế bằng lốp mới và có thể tận dụng lốp vá với vai trò dự phòng.
'Rùng mình' với lốp xe sử dụng 13 năm chưa thay của người dùng Việt
Lốp xe 13 năm tuổi vẫn còn được chủ xe ô tô tại Việt Nam sử dụng cho đến nay mà chưa hề thay thế với lý do "xe ít đi", điều này hoàn toàn không nên bởi ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn khi vận hành xe.
Lốp xe đề cập trong bài viết này xuất xưởng vào tuần thứ 27 của năm 2009. Đến nay, lốp xe này vẫn còn đang sử dụng, thậm chí có thể là lốp nguyên bản theo xe và chưa từng được thay thế.
Bề mặt gai và hông lốp có phần cao su đã bị ôxy hóa
Qua tìm hiểu được biết, bộ lốp xe này chưa thay mới trong thời gian quá dài như trên là do xe ít sử dụng, gai lốp vẫn còn khá cao. Dù vậy, tình trạng lốp xe hiện đã xuống cấp nặng. Bề mặt gai và hông lốp có phần cao su đã bị ôxy hóa nên chai cứng và nứt nẻ khắp nơi. Dòng chữ thương hiệu lốp cũng như các ký hiệu nhỏ trên lốp xe này có cao su bị co lại hoặc vỡ vụn, không còn sắc nét..
Hiện tượng cao su chai cứng do ôxy hóa khiến lốp xe không còn bám đường tốt như trước nữa, cao su cứng hơn cũng đồng nghĩa với việc gia tăng độ ồn khi vận hành, xe không còn độ êm ái. Ngoài ra, việc các lớp cao su xuất hiện vết nứt cũng làm tăng khả năng nổ lốp khi vận hành ở tốc độ cao. Việc cố sử dụng lốp "quá date" như thế này tiềm ẩn nhiều rủi ro và không an toàn cho những người ngồi trên xe.
Lốp ô tô chai cứng gây mất an toàn, dễ nổ khi xe vận hành ở tốc độ cao
Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, người dùng nên thay lốp trong khoảng thời gian 6 - 7 năm kể từ ngày xuất xưởng của lốp. Cho dù xe lăn bánh ít hay nhiều km chăng nữa thì cao su theo đúng thời gian sẽ bị oxy hóa và chai nứt, không còn độ bám đường tốt và êm ái như ban đầu.
Trước đây, từng có hãng lốp xe đưa ra lời khuyên nên thay lốp mới trong khoảng thời gian 4 - 5 năm. Tuy nhiên, công nghệ lốp xe bây giờ đã tiên tiến và bền hơn, vòng đời sản phẩm cũng được mở rộng. Nhiều hãng lốp tự tin bảo hành lốp xe lên tới 7 năm nên người dùng cũng có thể tận dụng tới 7 năm (trong trường hợp lốp ít sử dụng, dưới 80.0000 km), chứ không nên giữ làm "kỷ niệm" tới 13 năm như lốp xe đề cập trong bài viết này.
Nhiều khả năng lốp xe 13 năm tuổi này là bộ lốp nguyên bản theo xe từ năm 2009
Trên thực tế, có nhiều người dùng ô tô tại Việt Nam do tiếc tiền mua lốp mới nên vẫn giữ lốp cũ dùng trong thời gian dài lên tới cả chục năm, nhất là đối với các doanh nghiệp xe tải thậm chí sử dụng lốp cho đến khi bề mặt gai lốp đã mòn phẳng. Vì một lý do nào đó, những chiếc ô tô này vẫn vượt qua đăng kiểm để lưu thông trên đường.
Áp suất lốp quan trọng thế nào? Lốp xe bị quá căng hay quá thiếu hơi đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến việc sửa chữa tốn kém hoặc thậm chí là tai nạn khi tham gia giao thông. Tầm quan trọng của áp suất lốp Áp suất của lốp xe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất, độ bền và chức năng tối ưu...