10 loại thực phẩm giải trừ chất độc cho cơ thể
Nếu bạn ăn nhiều dầu mỡ hay uống nhiều bia rượu,… cơ thể của bạn cần được giải độc. Hãy làm việc đó tự nhiên và dễ dàng bằng cách bổ sung 10 thực phẩm sau vào chế độ ăn của bạn.
Đôi khi do thói quen ăn uống không đúng cách hằng ngày hay các yếu tố khách quan khác như môi trường ô nhiễm, thực phẩm nhiễm độc, nên cơ thể chúng ta dễ tích tụ nhiều loại độc tố.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng mà hãy thử bổ sung một số loại thực phẩm thông dụng sau đây có tác dụng giải trừ chất độc vào chế độ ăn của mình.
Gừng
Gừng không những có tác dụng giảm buồn nôn hiệu quả, cải thiện tiêu hóa, chữa đầy hơi, mà còn là thực phẩm có khả năng tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch do nó chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Vì vậy, hãy “tiếp sức” cho hệ tiêu hóa của bạn bằng cách dùng thêm ít trà gừng hoặc đơn giản là bỏ thêm vài lát gừng tươi vào ly nước ép hoa quả của bạn.
Chanh
Chanh được xem là thực phẩm cơ bản trong nhiều chế độ ăn uống giải độc. Nó chứa nhiều vitamin C- tốt cho làn da và giúp phòng chống việc tạo thành các gốc tự do gây nên bệnh tật. Ngoài ra, nước chanh còn có tác dụng trung hòa kiềm trong cơ thể tức khả năng giúp cơ thể hồi phục lại độ cân bằng ph – có lợi cho hệ miễn dịch. Vì vậy, đừng quên uống một ly nước nóng thêm vài lát chanh để thanh lọc độc tố và làm sạch hệ miễn dịch khi bạn bắt đầu một ngày mới.
Củ dền
Không những là thực phẩm giàu magiê, sắt và vitamin C, củ dền còn được ví von như là một “siêu thực phẩm” do nó có nhiều chức năng có lợi cho sức khỏe. Ngoài khả năng làm đẹp da, tóc, điều hòa cholesterol, củ dền còn hỗ trợ quá trình giải độc gan, nên được xem là thực phẩm giải độc căn bản. Lần sau khi làm món rau trộn, bạn hãy thử bỏ thêm vài lát củ dền tươi hay đơn giản là dùng ít nước ép củ dền là đã có thể hấp thu tác dụng có lợi của loại thực phẩm này.
Video đang HOT
Tỏi
Lâu nay, tỏi đã được biết là có lợi cho tim, nhưng loại thực phẩm hăng cay này cũng có tác dụng tốt trong việc giải độc. Ngoài tác dụng chống virút, kháng khuẩn và kháng sinh, tỏi còn chứa allicin hóa, chất có khả năng kích thích việc sản xuất ra tế bào bạch cầu và chống nhiễm độc. Cách sử dụng tỏi tốt nhất vẫn là ở dạng tươi, nên bạn hãy bỏ thêm ít tỏi băm vào nước trộn rau để làm dậy mùi vị cũng như tốt cho sức khỏe.
Trà xanh
Các chất dẫn lưu được xem là yếu tố quan trọng trong việc giúp các cơ quan bên trong khỏe mạnh và bài trừ các độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, uống trà xanh cũng là một biện pháp giúp tăng cường lượng chất dẫn lưu cho cơ thể. Trà xanh không những là thức uống tốt cho những ai muốn giảm cân, mà còn là thức uống giàu chất chống ôxy hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, uống trà xanh giúp bảo vệ gan khỏi nhiều loại bệnh, gồm cả bệnh gan nhiễm mỡ.
Hoa quả tươi
Hoa quả tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa, chất xơ mà lại không chứa nhiều calorie nên rất tốt cho việc thanh lọc cơ thể. Nếu bạn muốn có một làn da đẹp, mái tóc óng mượt hay cải thiện hệ tiêu hóa thì hãy ăn thêm nhiều và đa dạng các loại hoa quả tươi.
Bắp cải
Ngoài lợi ích dùng làm thực phẩm giảm cân hiệu quả, bắp cải còn giúp giải độc. Nguyên nhân là do bắp cải có chứa sulforaphane (hóa chất giúp cơ thể phòng chống nhiễm độc) và glutathione (chất chống ôxy hóa giúp cải thiện chức năng giải độc của lá gan).
Gạo lứt
Gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất giải độc quan trọng bao gồm vitamin B, magiê, mangan và phốt-pho. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng có chứa nhiều chất xơ – giúp làm sạch ruột, cũng như giàu selen – hoạt chất giúp bảo vệ gan và cải thiện bề mặt da, giúp da luôn khỏe mạnh.
Cải xoong
Lá cải xoong cung cấp nhiều dưỡng chất giải độc quan trọng, bao gồm nhiều loại vitamin (B, E, C), kẽm và kali. Thuộc tính lợi tiểu tự nhiên của loại rau này còn giúp bạn “thải trừ” các chất độc ra khỏi cơ thể.
Atisô
Nếu gần đây bạn lỡ ăn quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ hay dùng nhiều bia rượu, thì việc bỏ thêm ít lá bông atisô đã hấp chín vào thức ăn chính là một cách tuyệt vời để cơ thể bạn cân bằng trở lại. Nguyên do là vì bông atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa và chất xơ, do đó atisô giúp bao tử dễ tiêu hóa chất béo. Đây cũng là loại thực phẩm có khả năng kích thích và cải thiện chức năng của gan – cơ quan chính giúp cơ thể giải trừ độc tố.
Theo TNO
Sữa đậu nành có thể thành chất độc
Sữa đậu, đậu phụ, sữa đậu nành... là đồ ăn, thức uống khoái khẩu của hàng triệu người khi hè đến. Tuy nhiên, để món thực phẩm bổ dưỡng này không trở thành chất độc, gây hại thì người dùng cần chú ý các điểm sau:
Dùng không đúng cách sẽ biến các sản phẩm từ đậu nành thành chất gây hại. Ảnh TL
Nhiều người thường uống sữa đậu nành khi ăn trứng. Sữa đậu nành có chất trypsin khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Tránh dùng đậu phụ, đậu nành với mật ong, đường nâu. Trong 2 sản phẩm đậu này thường có nhiều thạch cao, trong mật ong lại có hàm lượng đường cao. Khi dùng chung, thạch cao và đường kết hợp với nhau sẽ gây hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày khiến người dùng khó thở, nghiêm trọng sẽ dẫn đến hôn mê.
Cùng đó, mật ong chứa acid formic, đậu nành có nhiều protein, kết hợp 2 loại này sẽ dẫn đến kết tủa, khó tiêu. Người có tiền sử, bệnh lý về tim mạch sẽ tử vong càng nhanh hơn.
Thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine sẽ phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành khi dùng chung với nhau. Vì vậy nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để tránh sự phân huỷ có hại nêu trên.
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin... nên khi uống sống sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài, ngộ độc...
Người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút, thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều nên tránh uống sữa đậu nành vì uống sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài...
Theo Giadinh
Phát hiện chất cực độc bị che giấu suốt 40 năm Độc tố botulinum là một protein, chất độc thần kinh do vi khuẩn Clostridium botulinum sản sinh ra. Nó có thể vô cùng nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cho người nếu được ăn vào bụng hoặc xuất hiện trong vết thương nhiễm trùng hoặc hệ thống dạ dày - ruột của trẻ em. Là chất độc thần kinh, độc...