10 loại nước chữa bệnh ‘nóng trong’ cực hiệu quả
Nóng trong người (nội nhiệt) xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức khuya thường xuyên, đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá… Để chữa khỏi bệnh nóng trong người cần phải có chể độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Dưới đây là những đồ uống giúp bạn “mát ruột” trong ngày hè.
1. Râu ngô
Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có công dụng lợi tiểu, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt,… dùng làm trà uống hàng ngày rất tốt. Những người bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường dùng nước này rất tốt. Râu bắp có thể dùng tươi hoặc phơi khô, kết hợp với mía lau, lá dứa nấu nước uống thay nước lọc hàng ngày, có tác dụng lợi tiểu.
2. Rau má, diếp cá
Xay lấy nước uống, có thể thêm chút đường cho dễ uống, có tác dụng giải nhiệt tốt.
3. Dâu ta (còn gọi là dâu tằm)
Tuy có màu không đẹp như dâu tây, nhưng lại chứa nhiều dược tính, ngoài tác dụng tiêu khát, còn giúp sáng mắt, đen tóc, lợi xương khớp và chống lão hóa, vì vậy đem chế biến thành nước uống sẽ “lợi cả đôi đường”, vừa mát vừa đẹp.
4. Đậu đen, đậu đỏ
Ngoài tính giải nhiệt, tiêu độc, đậu đỏ còn là nguồn thực phẩm dinh dưỡng chữa suy nhược cơ thể và đặc biệt tốt cho phụ nữ. Đậu đỏ đem ngâm nở rồi nấu với nước đến khi đậu mềm thì nhấc xuống, lọc lấy nước uống, tốt nhất là uống nước đậu đỏ không đường, vì đường sẽ làm giảm hiệu quả kích thích tiêu hóa của đậu đỏ, có thể thay thế đường bằng mật ong.
Để tăng tác dụng giải nhiệt, người ta cũng thường nấu chung hai loại đậu đen và đậu đỏ để lọc lấy nước uống.
5. Cam, chanh
Cam, chanh có tác dụng sinh tân dịch, cải thiện tình trạng khô khát, trừ nhiệt, dùng chữa các bệnh khô nóng do nhiệt. Một ly nước cam, chanh ép trong những ngày nắng nóng sẽ giúp cơ thể dịu lại.
6. Rong biển
Rong biển có nhiều loại, khi mua nấu nước uống nên chọn loại rong biển đen, có bán ở các hiệu thuốc Đông y. Do rong biển có mùi tanh, vị mặn và lẫn cát nên trước khi nấu cần ngâm nước khoảng 30 phút rồi rửa sạch. Để tăng hương vị cho món nước mát này, có thể nấu rong biển với la hán quả, bông cúc và lá dứa để khử bớt mùi của rong.
Video đang HOT
7. Bí đao
Bí đao tính mát, có công dụng giải nhiệt, làm tan đàm, mát ruột và hết khát, lợi tiểu, giải độc, giảm béo. Nước ép bí đao giúp giải nhiệt, giải khát trong mùa hè rất tốt, lại có tác dụng chống cảm nắng , cảm nóng, mụn nhọt , lở ngứa , rôm sảy … Bí đao có hàm lượng natri rất thấp nên tốt cho người bị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, huyết áp cao, viêm thận, phù nề.
8. Rau má, nhân trần
Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bao kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g. Hãm nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt , nhuận gan, chống khát.
9. Nước vối
Giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3 – 40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối thì sau thời gian ấy, cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó. Phương thức nấu nước vối rất đơn giản: Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh.
10. Nước dừa
Dừa là một trong nhiều loại nước uống giải khát thông dụng. Chỉ cần mua dừa về, lấy nước, nạo cơm, thêm ít đường (cho đá nếu thích) là đã có một ly nước giải khát ngon, bổ. Uống nước dừa thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe . Tuy nhiên, uống nước dừa cũng phải đúng cách. Không nên uống nước dừa lạnh vào buổi tối trước khi đi ngủ hay khi đi nắng về không nên uống ngay nước dừa bởi dễ bị say.
Theo Megafun
Bài thuốc quý phòng xa có người tai biến vì tăng huyết áp
Tầm xuân là thứ cây dân dã dùng để làm thuốc cũng rất hữu dụng. Đặc biệt khi trong nhà có người bị liệt mặt hay liệt nửa người do tăng huyết áp có thể lấy rễ cây này sắc uống.
Tầm xuân thuộc loài cây nhỏ họ quế hoa. Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hoàng đản, thủy thũng, lỵ tật, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm ở trẻ em...
Tùy theo từng bộ phận của tầm xuân mà tác dụng chữa bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau.
Hoa
Cảm nắng, cảm nóng vào mùa hạ có các triệu chứng tức ngực, buồn nôn và nôn, có thể có nôn ra máu, môi khô miệng khát, chán ăn, mệt mỏi dùng hoa tầm xuân 3 - 9g sắc uống hoặc hoa tầm xuân 5g, thiên hoa phấn 10g, sinh thạch cao 30g, mạch môn 15g, sắc uống hoặc hoa tầm xuân 10g và hoa đậu ván trắng 10, hãm với nước sôi, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà.
- Nôn ra máu và chảy máu cam dùng hoa tầm xuân 6g, bạch cập 15g và rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
- Bướu tuyến giáp dùng hoa tầm xuân 5g, hoa hậu phác 5g, hoa chỉ xác 5g và hoa hồng 5g, sắc uống.
Lá
- Viêm loét chi dưới dùng lá tầm xuân không kể liều lượng nấu nước rửa vết thương.
- Nhọt độc sưng nề nhiều dùng lá và cành non tầm xuân rửa sạch, giã nát với một chút muối ăn rồi đắp lên tổn thương.
Tầm xuân thuộc loài cây nhỏ họ quế hoa. Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hoàng đản, thủy thũng, lỵ tật, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm ở trẻ em...
Tùy theo từng bộ phận của tầm xuân mà tác dụng chữa bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau.
Hoa
Cảm nắng, cảm nóng vào mùa hạ có các triệu chứng tức ngực, buồn nôn và nôn, có thể có nôn ra máu, môi khô miệng khát, chán ăn, mệt mỏi dùng hoa tầm xuân 3 - 9g sắc uống hoặc hoa tầm xuân 5g, thiên hoa phấn 10g, sinh thạch cao 30g, mạch môn 15g, sắc uống hoặc hoa tầm xuân 10g và hoa đậu ván trắng 10, hãm với nước sôi, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà.
- Nôn ra máu và chảy máu cam dùng hoa tầm xuân 6g, bạch cập 15g và rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
- Bướu tuyến giáp dùng hoa tầm xuân 5g, hoa hậu phác 5g, hoa chỉ xác 5g và hoa hồng 5g, sắc uống.
Lá
- Viêm loét chi dưới dùng lá tầm xuân không kể liều lượng nấu nước rửa vết thương.
- Nhọt độc sưng nề nhiều dùng lá và cành non tầm xuân rửa sạch, giã nát với một chút muối ăn rồi đắp lên tổn thương.
Rễ
- Liệt mặt và di chứng liệt nửa người do tăng huyết áp dùng rễ tầm xuân 15 - 30g sắc uống.
- Chảy máu cam mạn tính dùng vỏ rễ tầm xuân 60g hầm với thịt vịt già ăn.
- Ghẻ về mùa hè dùng rễ tầm xuân tươi sắc uống thay trà.
- Đái dầm trẻ em, người già đi tiểu đêm nhiều lần dùng rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn ăn.
- Thương tổn do trật đả và trĩ xuất huyết dùng rễ tầm xuân tươi 30g rửa sạch, giã vắt nước cốt uống.
Quả
- Phù do viêm thận dùng quả tầm xuân 3 - 6g, hồng táo 3 quả sắc uống hoặc quả tầm xuân 20g, đại hoàng 3g, sắc chia uống 3 lần trong ngày.
- Tiểu tiện khó khăn dùng quả tầm xuân 10g, mã đề 30g và biển súc 30g, sắc uống.
- Đau bụng khi hành kinh dùng quả tầm xuân 120g sắc lấy nước hoà thêm một chút đường và rượu vang uống ấm.
- Táo bón dùng quả tầm xuân 10g, đại hoàng 3g, sắc uống.
Rễ
- Liệt mặt và di chứng liệt nửa người do tăng huyết áp dùng rễ tầm xuân 15 - 30g sắc uống.
- Chảy máu cam mạn tính dùng vỏ rễ tầm xuân 60g hầm với thịt vịt già ăn.
- Ghẻ về mùa hè dùng rễ tầm xuân tươi sắc uống thay trà.
- Đái dầm trẻ em, người già đi tiểu đêm nhiều lần dùng rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn ăn.
- Thương tổn do trật đả và trĩ xuất huyết dùng rễ tầm xuân tươi 30g rửa sạch, giã vắt nước cốt uống.
Quả
- Phù do viêm thận dùng quả tầm xuân 3 - 6g, hồng táo 3 quả sắc uống hoặc quả tầm xuân 20g, đại hoàng 3g, sắc chia uống 3 lần trong ngày.
- Tiểu tiện khó khăn dùng quả tầm xuân 10g, mã đề 30g và biển súc 30g, sắc uống.
- Đau bụng khi hành kinh dùng quả tầm xuân 120g sắc lấy nước hoà thêm một chút đường và rượu vang uống ấm.
- Táo bón dùng quả tầm xuân 10g, đại hoàng 3g, sắc uống.
Theo Trí Thức Trẻ
Các thực phẩm tốt nhất giúp giải nhiệt mùa hè Các bác sỹ Đông Y cho rằng mùa hè thuộc Hỏa trong 5 ngũ hành nên có khí Dương mạnh mẽ, hao khí thương Âm, từ đó gây nhiều triệu chứng mệt mỏi cho cơ thể. Tuy nhiên 4 thực phẩm sau sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, tan hỏa, giải độc, dưỡng tim tốt nhất. Giải nhiệt, giải khát: cà chua Công...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Axit uric cao nên ăn rau gì?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

Người bị bệnh thận nên ăn gì?

Viêm đường tiết niệu có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Ăn trứng để giảm cân thời điểm nào tốt nhất?

Mua thuốc online trị mẩn ngứa, bị nấm da toàn thân

Nhà virus học cảnh báo nguy cơ đại dịch từ mèo
Có thể bạn quan tâm

Đừng bỏ lỡ TP.HCM mùa mưa: Lãng mạn sâu lắng và đầy cảm hứng
Du lịch
08:37:37 25/05/2025
Nam thanh niên đuổi theo đoàn khách quốc tế, tông chấn thương cảnh sát
Pháp luật
08:37:17 25/05/2025
Thủ tướng: Bộ Công an vào cuộc xử lý ngay những phần tử thao túng thị trường bất động sản
Tin nổi bật
08:35:04 25/05/2025
Bỏ vợ chạy theo nhân tình, tôi về thăm nhà bất chợt thì chết lặng trước hành động của anh hàng xóm với vợ mình
Góc tâm tình
08:29:53 25/05/2025
Siêu sao HLE "báo hại" cả đội lại còn "giúp" T1
Mọt game
08:27:47 25/05/2025
Ngọc Trinh xác nhận đã chia tay
Sao việt
08:16:37 25/05/2025
Giải mã bộ phim Trung Quốc đang hot nhất hiện nay: Gây sốt bởi chuyện tình giằng xé quá cuốn, nữ chính nhan sắc quá hợp
Hậu trường phim
08:14:06 25/05/2025
Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu
Thế giới
07:56:06 25/05/2025
10 phim ngôn tình hay nhất thế kỷ 21: Hạng 1 sau 20 năm vẫn hot chỉ nhờ một cái chạm tay
Phim âu mỹ
07:46:48 25/05/2025
Ngoại hình giảm 30kg gây sốc của 1 cựu thực tập sinh hé lộ sự thật tàn khốc bên trong ngành công nghiệp giải trí
Nhạc quốc tế
06:56:01 25/05/2025