10 loại kháng sinh tự nhiên tốt hơn thuốc Tây nhất định trong nhà phải có
Bạn có biết sử dụng quá nhiều thuốc Tây có hại cho sức khỏe? Đừng quá phụ thuộc vào thuốc Tây, hãy trữ sẵn trong nhà các loại kháng sinh tự nhiên này.
Mật ong nguyên chất
Tác dụng của mật ong nguyên chất ngoài khả năng kháng virus và kháng nấm còn là chất chống oxy hóa mạnh. Công trình nghiên cứu của tiến sỹ Susan M. Meschwitz còn cho thấy rằng, olyphenol, hydrogen peroxide trong mật ong có tác dụng như một hiệu ứng thẩm thấu, hút nước. Chính vì thế, nó hút nước từ vi khuẩn, làm chúng bị khô rồi chết đi.
Trong thực tế nghiên cứu cho thấy, mật ong nguyên chất có hoạt tính kháng khuẩn tương tự như thuốc kháng sinh nên giúp chữa lành vết thương ngoài da rất hữu hiệu. Vì vậy, mật ong nguyên chất được xem là phương thuốc tự nhiên tốt nhất cho thiên niên kỷ.
Nghệ
Củ nghệ có tính kháng khuẩn và chống nấm rất tốt. Hoạt chất curcumin trong củ nghệ có hoạt tính kháng sinh rất mạnh nên kháng viêm, tẩy trừ các gốc tự do, tái tạo tế bào nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy rằng dầu nghệ có thể điều trị nhiễm trùng khi áp dụng trong 7 ngày.
Bạn có thể tự chế loại kháng sinh này tại nhà bằng cách trộn 1 muỗng canh bột nghệ và 5-6 muỗng canh mật ong. Lưu trữ nó trong một bình kín. Uống muỗng cà phê hỗn hợp này hai lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống bổ sung bột nghệ từ 400 đến 600 mg, hai lần mỗi ngày.
Tỏi
Từ xa xưa, tỏi đã được sử dụng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, nghẹt mũi, đầy hơi chướng bụng… Trong các mộ cổ Ai Cập từ 6000 năm về trước, người ta phát hiện có những củ tỏi khô được ướp cùng với các xác ướp. Các sách y học Ai Cập cổ đại còn ghi lại hai mươi bài thuốc dùng tỏi để trị một số bệnh như nhiễm độc, đau bụng, suy nhược cơ thể, đau nhức khớp xương.
Hoạt chất allicin có nhiều trong tỏi khi tiếp xúc với không khí sẽ thành allicin – một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt, mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline. Tỏi còn có thể giúp trị bệnh sán lãi, giun kim và các bệnh nấm ngoài da.
Gừng
Video đang HOT
Trà gừng là một biện pháp phòng ngừa rất lớn đối với các bệnh nhiễm khuẩn. Để làm trà, cắt 1 miếng gừng tươi và đun sôi trong khoảng 1 chén nước trong 10 phút. Thêm mật ong và nước chanh để gia tăng hương vị. Ngoài ra, sử dụng gừng trong bữa ăn hàng ngày cũng giúp chống lại các bệnh cảm cúm, hỗ trợ tiêu hóa và tim mạch…
Quế
Các loại dầu thiết yếu được tìm thấy trong vỏ của cây quế có một số đặc tính kháng khuẩn và chống nấm rất cao. Nghiên cứu cho thấy, quế có hiệu quả nhất khi nó được dùng kết hợp với mật ong nguyên chất, bởi vì sự kết hợp này sẽ cho bạn một liệu pháp kháng sinh toàn diện.
Dầu dừa có tính kháng khuẩn, kháng nấm cực mạnh và đặc biệt giàu chất chống oxy hóa nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh nứt gót chân, vảy nến, chàm, viêm da cơ địa, giảm mụn, ngừa sâu răng, giúp bạn tránh bệnh tim và xơ vữa động mạnh.
Ngoài ra, dầu dừa còn có tác dụng trong việc cân bằng tuyến giáp, điều hòa nồng độ đường trong máu, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng cường chức năng của não.
Đinh hương
Đinh hương thường được sử dụng trong việc điều trị nha khoa. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ đinh hương có thể có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm E. coli.
Các chuyên gia đã thu được những kết quả đáng kinh ngạc khi nghiên cứu khả năng ức chế sự phát triển vi khuẩn của quả la hán, đặc biệt là vi khuẩn trong miệng gây sâu răng và bệnh nha chu. Đồng thời nó cũng có khả năng chống lại một số loại và một số triệu chứng của nấm Canida.
Hành củ
Hành củ giúp làm giảm các triệu chứng như ho, hen suyễn, tắc nghẽn và viêm đường hô hấp. Trong y học của người Trung Hoa, hành được sử dụng để điều trị đau thắt ngực, ho, nhiễm khuẩn và các vấn đề về hô hấp. Si rô sản xuất từ nước ép hành củ dùng để chữa ho và hô hấp cho trẻ em cũng rất hiệu quả.
Rau kinh giới chứa hai hoạt chất gọi là thymol và carvacrol, có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm. Những thành phần này được đặc biệt tốt cho da, vì chúng giết chết các vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Dầu từ lá kinh giới có tính kháng khuẩn cao.
Như vậy, chỉ cần bạn để ý đôi chút thì sẽ phát hiện rằng tự nhiên luôn có sẵn giải pháp cho các vấn đề chúng ta gặp phải. Về tổng thể và lâu dài, chúng thực sự ưu việt hơn những gì tạo ra từ công nghệ của con người.
Theo 2sao.vn
Chị em cần biết: Loại rau dù ngon nhưng tuyệt đối không ăn với lẩu này kẻo gây độc tố
Rau là thứ không thể thiếu trong nồi lẩu. Nhưng nếu không chọn đúng rau phù hợp với từng loại lẩu thì rất dễ sinh ra độc tố, ảnh hưởng tới sức khỏe khi ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc ăn nhiều loại rau xanh khi ăn lẩu sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, trừ nóng và giải độc, đồng thời làm tăng mùi vị của món lẩu. Tuy nhiên, chúng ta thường tùy hứng theo khẩu vị để chọn rau mà không biết rằng có những loại rau không nên phối hợp với nhau khi ăn lẩu bởi chúng có thể sản sinh ra các chất độc gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Không chọn đúng loại rau phù hợp với từng loại lẩu rất dễ sinh độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe. Hình minh họa
Những loại rau dễ sinh độc tố khi kết hợp với lẩu không đúng vị
Lẩu bò không ăn cùng rau mùng tơi: Lẩu bò tuyệt đối không ăn kèm rau mùng tơi vì sẽ gây đau bụng, khiến bụng đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón.
Lẩu gà không dùng rau kinh giới: Lẩu gà tuyệt đối không được ăn với rau kinh giới. Bởi theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới lại có vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Kết hợp hai thứ này sẽ gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.
Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang: Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.
Lẩu thịt dê kị giấm: Ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm vì giấm sẽ phá hủy làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.
Cách phối hợp rau chuẩn cho các món lẩu thông thường
Nên chọn những loại rau lành tính như rau muống, rau cải để kết hợp với lẩu. Hình minh họa
Với lẩu gà, nên ăn kèm rau ngải cứu (kết hợp với gà tạo thành vị thuốc rất tốt), rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, bông sung, nấm...
Lẩu riêu cua nên ăn kèm rau chuối, hoa chuối thái mỏng, rau muống chẻ, các loại rau sống và rau ăn khác.
Lẩu vịt nên ăn kèm rau muống đã bỏ bớt lá và rau ngổ.
Lẩu ốc cần có rau tía tô thái răm, rau muống chẻ và các loại rau khác. Ốc là đồ ăn có tính hàn nên cần có rau tía tô để dung hòa, khi ăn không lo bị lạnh bụng đi ngoài.
Lẩu bò sẽ ngon hơn khi ăn kèm các loại rau cần, rau cải (cải cúc, cải ngọt, cải thảo,...), hành tây, khoai môn, nấm,...
Một số lưu ý khác khi chọn rau ăn lẩu
Không nên chọn những loại rau dễ gây ngộ độc hay dị ứng như dọc mùng, nấm, giá đỗ, hoa bí... để ăn lẩu. Càng không nên cho vào nồi lẩu những loại rau khác thường. Vì có nhiều loại rau dại mọc lẫn, có nhiều nét giống với một số loại rau ăn thường ngày nếu không phân biệt được có nguy cơ ngộ độc rất cao. Ví dụ như dọc mùng rất giống cây môn ngứa, chỉ khác màu lá. Lá môn ngứa có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Nếu ăn phải môn ngứa sẽ dị ứng, ngứa vùng miệng họng...
Không nên nấu chung các loại cà chua, khoai tây và khoai lang với nhau vì chúng có thể gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và đi ngoài.
Củ cải và mọc nhĩ không nên cùng xuất hiện trong bữa lẩu. Hai loại này khi kết hợp với nhau có thể sinh ra các hoạt chất sinh học khác gây viêm da, dị ứng.
Theo K.N
Gia đình & Xã hội
[Chế biến] - Làm nộm hoa chuối theo cách này, đảm bảo chồng nào cũng mê Nộm hoa chuối kết hợp tai heo rất thanh mát cho ngày hè nóng nực. PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU - Hoa chuối: 200g - Cà rốt: 100g - Giá đỗ: 100g - Tai heo: 200g - Lạc rang, rau kinh giới, rau mùi. - Nước mắm, đường, tỏi, chanh tươi, ớt. PHẦN 2: CÁCH LÀM NỘM HOA CHUỐI Bước 1: Tai...