10 loài cá bơi nhanh nhất hành tinh: Bất ngờ số 4
Đại dương bao la ẩn chứa biết bao bí ẩn thú vị. Vậy bạn có biết đâu là những loài cá sở hữu tốc độ nhanh nhất trên thế giới? Hãy cùng khám phá ngay nhé!
10. Cá chuồn (56 km/h). Cá chuồn là loài cá phổ biến được tìm thấy ở tất cả các đại dương, đặc biệt là vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Điểm đặc trưng nhất của cá chuồn là vây ngực lớn bất thường, cho phép chúng bay trên mặt nước.
Hình dạng cơ thể thuôn dài cho phép chúng bơi rất nhanh, nhờ đó chúng dễ dàng bay vọt lên mặt nước. Đuôi cá chuồn có thể di chuyển đến 70 lần mỗi giây, điều này giúp chúng có thể đạt tốc độ lên đến 56 km/h.
9. Cá kiếm – Swordfish (64km/h) thuộc một trong những loài cá bơi nhanh nhất đại dương. Chúng có thân hình thon dài, được tìm thấy chủ yếu ở các vùng ôn đới và nhiệt đới của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Nhờ vào việc có một tốc độ nhanh nhẹn trong nước nên chúng có khả năng săn mồi vô cùng điêu luyện.
8. Cá mòi đường – Bonefish (64km/h) thường sinh sống ở vùng nước gần bờ nhiệt đới và khi thủy chiều xuống, chúng sẽ di chuyển tới những bãi cạn. Bonefish có thể nặng tới 8.6 kg, dài tới 90 cm. Thật dễ dàng để nhận biết loài cá này bởi Bonefish có màu bạc lấp lánh với một vài chiếc vây cá có màu sẫm.
7. Cá mập xanh – Blue Shark (69 km/h). Loài cá này thích sinh sống ở những dòng nước có nhiệt độ tương đối mát mẻ và chúng có khả năng di chuyển một quãng đường dài, ví dụ như từ New England tới Nam Mỹ.
Video đang HOT
Nhiều mối đe dọa lớn đã đẩy loài cá này đến bờ vục bị tuyệt chủng. Các loại cá, mực nhỏ là thức ăn chủ yếu của cá mập xanh, mặc dù chúng có thể xơi tái những con mồi lớn hơn một cách dễ dàng. Cá mập xanh còn có biệt danh “sói biển” do tập tính tách biệt theo giới tính và kích thước cũng như tốc độ của chúng.
6. Cá ngừ vây vàng – Yellowfin Tuna (74 km/h). Cá ngừ vây vàng là một loài cá ngừ được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Cá ngừ vây vàng ăn các loại mực, cá và động vật giáp xác. Chúng có xu hướng bơi thành bầy với những loại cá khác có cùng kích cỡ, bao gồm các loại cá ngừ khác cũng như các loại cá lớn hơn khác như cá heo, cá voi hay cá nhám voi.
5. Cá ngừ vây xanh phương Nam – Southern Bluefin Tuna (76 km/h). Loài cá này là một phần trong nhóm các loài cá có xương sống có thể duy trì nhiệt độ cơ thể của lên đến 10 độ so với nhiệt độ môi trường. Đây là một lợi thế giúp chúng duy trì năng lượng trao đổi chất cao khi ăn thịt và di chuyển những đoạn đường có khoảng cách lớn.
4. Cá thu – Wahoo (78 km/h). Cá thu ngàng hay còn gọi là cá thu hũ là một loài cá trong họ Cá thu ngừ phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đại Tây Dương, Thái bình Dương, Ấn Độ Dương, biển Caribê và Địa Trung Hải. Loài cá này có thể dài đến 2,5 m và nặng 83 kg.
3. Cá cờ sọc – Striped Marlin (80 km/h). Đây là một loài nhỏ của cá cờ có thể được tìm thấy ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Cá cờ sọc có một trọng lượng kỷ lục được ghi nhận vào năm 1982 là 190 kg và chiều dài tối đa là 4,2 mét.
Cá cờ sọc Striped Marlin là một loài cá ăn thịt vào ban ngày ở độ sâu 100 mét tính từ mặt nước biển. Những con cá mòi chính là một trong những con mồi ưa thích của chúng.
2. Cá buồm – Sailfish (109 km/h). Loài cá này thường sống ở những vùng có dòng biển ấm chảy qua trên khắp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Loài cá này rất đặc biệt bởi chiếc vây lưng dựng ngược lên giống như một cánh buồm xuyên suốt chiều dài của lưng. Đây cũng là lí do vì sao chúng lại được gọi là cá buồm. Bên cạnh đó, chúng còn có phần miệng kéo dài giống như của cá kiếm giúp cho việc tấn công con mồi và kiếm thức ăn trở nên dễ dàng.
1. Cá cờ đen – Black marlin (112 km/h). Đứng đầu danh sách loài cá bơi nhanh nhất thế giới là một loài cá cờ được tìm thấy ở các khu vực cận nhiệt đới, nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương – cá cờ đen.
Chúng có thể dài tới 4,65 mét và nặng vào khoảng 750 kg. Cá cờ đen – Black marlin là một trong những loại cá cờ và cũng là một trong những loài cá có xương sống lớn nhất thế giới.
Rùng rợn dung nhan vua bầu trời miệng mọc 480 chiếc răng
Hóa thạch 150 triệu tuổi hiếm có đã tiết lộ cấu trúc giải phẫu rùng rợn và khó ngờ tới của một loài dực long - vua bầu trời từ cuối kỷ Tam Điệp đến hết kỷ Phấn Trắng.
Theo Science Alert, phát hiện đến từ một hóa thạch nguyên vẹn hiếm có được khai quật từ các lớp đá vôi mịn trong một khu mỏ ở Đức.
Dựa trên phân tích lớp đá vôi bao bọc hóa thạch, nó đã 150 triệu năm và trở thành mẫu vật lâu đời nhất của chi Pterodaustro, một chi dực long (pterosaur) phát triển mạnh chủ yếu trong kỷ Phấn Trắng (từ 145-66 triệu năm trước).
Cơ thể hóa thạch của con dực long kỳ lạ - Ảnh: Palaontologische Zeitschrift
Thông thường hóa thạch dực long - còn được gọi là thằn lằn bay, thằn lằn có cánh - rất hiếm trong hồ sơ cổ sinh vật học bởi xương của chúng mỏng và dễ vỡ hơn các loài khủng long mặt đất.
Tuy nhiên, con Pterodaustro này lại vô tình bị một quá trình địa chất nào đó khiến đá vôi bao bọc ngay lập tức sau khi chết, nên thậm chí còn giữ được cả lớp màng cánh mỏng manh.
Nó là một loài mới, được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học David Martill từ Trường Đại học Portsmouth (Anh) đặt tên là Balaenognathus maeuseri, với cụm "maeuseri" nhằm vinh danh người cộng sự vừa qua đời Matthias Muser.
Bộ hàm với 480 chiếc răng được bảo quản nguyên vẹn - Ảnh: Palaontologische Zeitschrift
Điểm đáng kinh ngạc nhất là bộ hàm của con quái vật biết bay này. Thành viên của dòng dõi "vua bầu trời" kỷ phấn trắng sở hữu tới 480 chiếc răng trong chiếc mỏ kỳ dị.
Bộ răng dày đặc "như lược bắt chấy" mà các nhà khoa học mô tả này còn có ngạnh ở đầu mỗi răng, một cấu trúc chưa từng được xác định ở dực long.
Theo tiến sĩ Martill, những chiếc móc này giúp chúng bắt hiệu quả những con tôm nhỏ, đồng thời đảm bảo chúng sẽ đi xuống cổ họng thay vì kẹt giữa kẽ răng.
Như vậy, khác với một số "vua bầu trời" họ hàng, loài này lại ăn lọc giống như cá voi tấm sừng hàm ngày nay.
Chân dung được tái tạo của thành viên mới thuộc dòng dõi "vua bầu trời" dực long - Ảnh: Megan Jacobs/SCI-NEWS
Phát hiện mới được cho là cung cấp thêm mảnh ghép thú vị về bức tranh của dực long, một kiểu khủng long biết bay và thống trị bầu trời từ cuối kỷ Tam Điệp, đi qua toàn bộ hai kỷ Jura và Phấn Trắng sau đó.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Palaontologische Zeitschrift.
Những phát hiện sửng sốt nhất năm 2022 Trong số những phát hiện khiến người ta kinh ngạc nhất trong năm 2022 phải kể đến bức tự họa ẩn của họa sĩ Van Gogh, cả một thị trấn La Mã phát lộ trong dự án làm đường ở Anh và một đường hầm có thể dẫn tới lăng mộ bí mật của Nữ hoàng Cleopatra... Bài chép phạt 2.000 năm trước...