10 lệnh cấm quái đản đối với phụ nữ tại một số quốc gia, điều thứ 1 làm “mát lòng” chị em
Lệnh cấm thường làm cho chúng ta thấy gò bó khó chịu. Tuy nhiên, một số những lệnh cấm quái đản dưới đây lại có tác dụng làm “mát lòng” chị em, nhất là lệnh cấm số 1:
1. Cấm… quên sinh nhật vợ
Samoa là một quốc gia nằm ở phía Tây Quần đảo Samoa, thuộc Nam Thái Bình Dương, nổi tiếng với những điều luật kỳ lạ.
Một trong số đó là người chồng không được phép quên sinh nhật vợ. Nếu chuyện này xảy ra, tòa án sẽ bắt người đàn ông trả một khoản tiền và số tiền đó sẽ đến thẳng tay người vợ.
2. Không được để lộ hình xăm (Nhật Bản)
Phần lớn người Nhật không có hình xăm và thậm chí đến bây giờ, họ vẫn bị xã hội kỳ thị vì nghi có liên quan đến các tổ chức tội phạm, ví dụ như tổ chức Yakuza.
Dù không có điều luật cụ thể nào cấm việc xăm mình nhưng ở một số khách sạn, phòng gym và phòng tắm công cộng hoặc tắm khoáng onsen từ chối phục vụ khách hàng có hình xăm.
3. Sân vận động thể thao Iran là nơi cấm phụ nữ vì các vận động viên nam thường mặc quần short. Những lời lẽ và hành vi khiếm nhã của nam giới sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ. Gần đây, phụ nữ đã được phép đến xem các trận đấu bóng chuyền, bóng rổ và một vài môn thể thao khác. Riêng môn bóng đá, đấu vật thì vẫn bị cấm.
Video đang HOT
4. Ảrập Saudi là nơi mà du khách nữ đi du lịch một mình sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc nhập cảnh tới quốc gia này còn được họ ví là khó hơn đặt vé trên sao Hỏa. Họ không thể tới đây, đi lại hay làm bất cứ điều gì nếu không có người giám hộ là đàn ông đi cùng
5. Không được trả toàn bằng tiền lẻ (Canada)
Ở Canada, bạn không thể cứ thế &’tống khứ’ hết chỗ đồng xu khi đi mua hàng. Có một điều luật được ban hành từ năm 1985 rằng nếu mua hàng với giá trị trên 10 đô la Canada, bạn không được phép trả toàn bộ bằng tiền lẻ.
6. Cấm cứu người chết đuối (Trung Quốc)
Bạn không được phép cứu người chết đuối ở Trung Quốc vì họ có quan niệm, can thiệp vào số phận của người khác là vô đạo đức.
7. Đền thờ Thần Kartikeya, Pushkar, Ấn Độ là nơi cấm phụ nữ với lý do theo truyền thuyết, thần Kartikeya sẽ nguyền rủa bất cứ phụ nữ nào bước vào đây thay vì ban phúc cho họ.
8. Đền Ranakpur Jain, Ấn Độđược xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Ngoài nghiêm ngặt về trang phục, đền thờ này còn tuyệt đối không cho phép phụ nữ có kinh nguyệt vào.
9. Đền thờ Hồi giáo Haji Ali Dargah, Mumbai, Ấn Độ là một trong những địa điểm mang tính biểu tượng của tôn giáo Ấn Độ, thờ thánh. Nơi đây, cấm phụ nữ vì trong đạo Hồi: phụ nữ không được phép tới gần mộ của các vị thánh. Dù rất nhiều phụ nữ lên tiếng, thậm chí biểu tình nhưng lệnh cấm vẫn chưa được bác bỏ
10. Cấm hôn khi đang di chuyển (Eboli, Ý)
Ý được coi là một trong những đất nước lãng mạn nhất thế giới nhưng bạn cần cẩn thận khi hôn &’người ấy’ ở đây. Ở Eboli, một thị trấn miền nam nước Ý, hôn nhau trên một phương tiện đang di chuyển được coi là phạm luật. Bạn sẽ bị phạt vài trăm đô la nếu không tuân thủ.
Theo www.phunutoday.vn
Ông Pompeo: Nam Thái Bình Dương sẽ chọn Mỹ chứ không phải Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 24-7 nói rằng ông tin các nước Nam Thái Bình Dương sẽ chọn Mỹ làm đồng minh chứ không phải Trung Quốc bất chấp Bắc Kinh đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại khu vực.
Chia sẻ trong cuộc họp báo sau khi gặp người đồng cấp Úc Julie Bishop, Ngoại trưởng Pompeo cho hay: "Tôi cho rằng Nam Thái Bình Dương, cũng như phần lớn các nơi khác trên thế giới, hiểu được sức nặng của việc có Mỹ làm đồng minh - một đất nước không ngừng đề cao các giá trị dân chủ suốt nhiều thập niên qua".
"Giá trị đi cùng với việc làm đối tác với Mỹ khác với những đối tác hoàn toàn không đi theo con đường đó. Tôi cho rằng điều đó sẽ thắng thế, không chỉ ở Nam Thái Bình Dương mà trên khắp thế giới"- ông Pompeo nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Mike Pompeo tự tin các nước Nam Thái Bình Dương sẽ chọn Mỹ chứ không phải Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Úc Marise Payne ở California đã nói rằng cả hai bên đều nhất trí với nhu cầu đối với với khu vực Thái Bình Dương tự do và rộng mở, nơi các nước lớn - nhỏ đều được đối xử tôn trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và quyết định chủ quyền của mình.
Trong một tuyên bố chung, hai bên khẳng định cam kết hợp tác với nhau để định hình một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng mở, thịnh vượng và dựa trên luật lệ.
Ông chủ Lầu Năm Góc cùng nguời đồng cấp Úc đã ký một bản ghi nhớ về hợp tác để phát triển các phần mềm để xử lý các đe dọa mạng và các vấn đề an ninh khác. Thỏa thuận này được đưa ra giữa lúc Úc đang thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao tại Thái Bình Dương để chống chọi ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Hồi tháng 6, Canberra đã cam kết sẽ tăng cường năng lực an ninh mạng cho quốc đảo Vanuatu tại Thái Bình Dương như một phần nỗ lực đàm phán một hiệp định an ninh với nước láng giềng này.
Vào tháng 4, Úc đã bày tỏ "quan ngại lớn" trong một báo cáo nói rằng Vanuatu và Trung Quốc đang thảo luận về việc thiết lập hiện diện quân sự của Trung Quốc tại quần đảo này. Cả hai nước đều lên tiếng bác bỏ báo cáo đó.
Theo Reuters, về vấn đề biển Đông, sau 2 ngày thảo luận tại Trường ĐH Stanford vừa qua, phía Mỹ và Úc cùng lặp lại lời kêu gọi có một bộ quy tắc ứng xử tại vùng biển quan trọng này.
Trong một diễn biến khác, tờ The Australian ngày 23-7 dẫn lời một một nhà lập pháp kỳ cựu của Mỹ kêu gọi Úc tự thực hiện các hoạt động tự do hàng hải ở biển Đông.
Theo đó, ông Joe Courtney, đồng chủ tịch của nhóm Những người bạn của Úc ở Quốc hội Mỹ nói rằng ông hiểu là "hơi đáng sợ" cho Úc để thực hiện bước đi đó nhưng điều sống còn là phải phát một thông điệp cho Bắc Kinh về quyết tâm của các đồng minh Mỹ trước các hành động phi pháp của Trung Quốc.
Theo Đỗ Quyên
Người lao động
New Zealand tăng cường phòng vệ biển Bộ Quốc phòng New Zealand ngày 9.7 thông báo mua 4 máy bay tuần tra và săn ngầm P-8A Poseidon của Mỹ để tăng cường năng lực trinh sát trên biển. Máy bay tuần tra và săn ngầm P-8A Poseidon BOEING Bên cạnh đó, nước này tuyên bố sẽ đẩy mạnh hợp tác với các đảo quốc láng giềng ở nam Thái Bình...