10 kỳ quan thế giới cổ đại sẽ trông ra sao nếu chưa từng sụp đổ mà vẫn tồn tại đến ngày nay?
Dự án thú vị giúp chúng ta hình dung Vườn treo Babylon, thành cổ Athens, tượng Nhân Sư,… của thế giới cổ đại đã từng đẹp và hoành tráng như thế nào.
Trong thời cổ đại, thế giới cũng có danh sách 7 kỳ quan được đánh giá là hoành tráng, đẹp và có ý nghĩa nhất. Thế nhưng rất nhiều công trình của quá khứ đã bị phá hủy bởi thiên tai hoặc con người và không còn tồn tại đến hiện nay.
Nghệ sĩ kỹ thuật số và nhà thiết kế đồ họa Yevgeny Kazantsev đã thực hiện một bộ ảnh vô cùng thú vị, tái dựng lại các kỳ quan cổ đại của thế giới dựa trên tài liệu sử sách và các tàn tích còn sót lại. Eugene đã dàn dựng những thiết kế này với giả định các công trình vẫn tồn tại trong bối cảnh hiện đại. Dự án của nhà thiết kế được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật lẫn lịch sử và đưa người xem trở về với quá khứ.
1. Vườn
treo Babylon
Vườn treo Babylon là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Theo một truyền thuyết, Khu vườn được Vua Nebuchadnezzar II (trị vì khoảng năm 605 đến 562 trước Công nguyên) xây dựng bên cạnh cung điện cho người vợ của ông, Hoàng hậu Amitis vì bà nhớ những ngọn đồi xanh tươi ở quê hương mình. Các khu vườn được mô tả trong sử sách là vô cùng tinh xảo như một ngọn đồi xanh nhiều tầng với các bậc thang.
2. Đài quan sát Takkyubin ở Constantinople
Được xây dựng bởi Taqi ad-Din Muhammad ibn Maruf vào năm 1577, Đài quan sát Constantinople Takkubin (Taqi ad-Din) là một trong những đài quan sát thiên văn lớn nhất thế giới thời trung cổ. Tuy nhiên, nó không tồn tại lâu và đã bị phá hủy vào năm 1580, chỉ 3 năm sau khi được xây dựng vì nó không chỉ được sử dụng cho thiên văn học mà còn dùng cho mục đích chiêm tinh, một hình thức bói toán bị cấm bởi luật Sharia.
3. Tượng thần Zeus trên đỉnh Olympia
Tượng thần Zeus trên đỉnh Olympia là một bức tượng khổng lồ đang ngồi của thần Zeus, vua của các vị thần trên đỉnh Olympus, cao khoảng 12 mét, do nhà điêu khắc người Hy Lạp Phidias thực hiện vào khoảng năm 435 trước Công nguyên. Khung của bức tượng bằng gỗ, được trang trí bằng các đĩa ngà voi và vàng.
Video đang HOT
4. Bức tượng Colossus of Rhodes
Colossus of Rhodes là một bức tượng được xây dựng để kỷ niệm ngày thành phố Rhodes (thuộc Hy Lạp ngày nay) giải phóng khỏi cuộc xâm lược kéo dài 1 năm của Demetrius Poliokret. Bức tượng cổ cao nhất với chiều cao khoảng 33 mét được coi là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Tuy nhiên, nó không tồn tại được lâu khi được xây vào năm 280 trước Công nguyên, tồn tại 54 năm và sụp đổ trong một trận động đất năm 226 trước Công nguyên. Trong thế kỷ 21, đã có những đề xuất xây dựng một Colossus mới ở bến cảng Rhodes nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi.
5. Thành cổ Athens
Athens là một thành cổ được xây dựng trên một ngọn đồi đá nhìn xuống thành phố Athens. Tòa thành là một quần thể các tòa nhà khổng lồ, trong đó nổi tiếng nhất là Parthenon. Parthenon và các tòa nhà khác đã bị hư hại nghiêm trọng trong một cuộc bao vây của người Venice vào năm 1687. Cho đến ngày nay, chỉ còn một số rất ít tàn tích của Athens còn tồn tại.
6. Tháp Babel
Tháp Babel là một công trình thần thoại được đề cập trong sách Sáng thế ký trong Cựu ước. Mặc dù nhiều người coi Tháp Babel là một công trình hư cấu, nhưng một số học giả lại chứng minh nó có thật và có nhiều điểm nổi bật giống với những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Babylon và Sumer.
7. Tượng nhân sư vĩ đại của Giza
Người ta tin rằng Tượng Nhân sư lớn ở Giza được xây dựng bởi người Ai Cập của Vương quốc Cổ trong thời kỳ trị vì của Khafre (khoảng 2558-2532 trước Công nguyên). Tượng được làm bằng đá vôi và chạm khắc trên đá. Với chiều dài 73 mét từ chân đến đuôi và chiều cao 20 mét, đây là tác phẩm điêu khắc hoành tráng lâu đời nhất được biết đến ở Ai Cập và là một trong những bức tượng nổi tiếng nhất trên toàn thế giới.
8. Ngôi đền vĩ đại ở Petra
Đền thờ lớn ở Petra là một quần thể khổng lồ được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên dưới thời cai trị của vua Nabatean Aretus IV. Không rõ liệu tòa nhà được dành cho mục đích tôn giáo hay hành chính. Quần thể rộng lớn của các tòa nhà có diện tích khoảng 7.556 mét vuông và được bảo tồn tốt so với các di tích khác trong danh sách này.
9. Đền Artemis
Đền Artemis được dành riêng cho Artemis (tương đương với tiếng La Mã là Diana), nữ thần Hy Lạp về săn bắn, mặt trăng và trinh tiết, em gái của Apollo. Ngôi đền nằm ở Ephesus đã được xây dựng lại hoàn toàn 2 lần: một lần sau một trận lụt và một lần khác sau một vụ đốt phá. Đến năm 401 sau Công Nguyên, nó bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại những mảnh vỡ và nền móng của ngôi đền cuối cùng.
10. Lăng Halicarnassus
Được xây dựng từ năm 353 đến 350 trước Công nguyên, Lăng mộ tại Halicarnassus là lăng mộ của người cai trị Anatolian của Caria Mavsol và vợ Artemisia II. Cấu trúc lăng cao khoảng 45 mét và mỗi bên được trang trí bằng những bức phù điêu do các nhà điêu khắc nổi tiếng của Hy Lạp tạo ra.
Các nhà tắm công cộng tại Nhật Bản tìm cách tồn tại
Tắm tại các sento là một hình thức thư giãn được nhiều người ưa chuộng và từng phổ biến ở các khu vực đô thị đông đúc.
Tuy nhiên,nhiều sento đã đóng cửa do đa số người dân chuyển sang tắm tại nhà.
Ảnh minh họa (Nguồn: AP)
Với bức tranh tường về núi Phú Sĩ và lối vào bằng gỗ trải dưới mái nhà nhọn truyền thống kiểu Nhật, Inariyu là một ví dụ điển hình cho nhà tắm công cộng kiểu cổ của Nhật Bản, còn gọi là sento. Đây cũng là một trong những sento còn hoạt động ở thủ đô Tokyo.
Vào mỗi buổi chiều trước giờ mở cửa, những người cao tuổi đã tập trung bên ngoài Inariyu, mang theo vải nỉ, xà phòng và dầu gội đầu để ngâm mình. Inariyu là một trong số các nhà tắm được nâng cấp về cơ sở vật chất, trong khi nhiều nhà tắm khác đang làm mới hình ảnh, chuyển đổi thành những mô hình thời thượng hơn để thu hút khách hàng và duy trì hoạt động kinh doanh.
Tắm tại các sento là một hình thức thư giãn được nhiều người ưa chuộng và từng phổ biến ở các khu vực đô thị đông đúc. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều sento đã đóng cửa do đa số người dân chuyển sang tắm tại nhà nhiều hơn, trong khi các chủ sở hữu sento phải vật lộn với tình trạng máy móc hoạt động kém hiệu quả, giá nhiên liệu cao và không có người kế thừa gia nghiệp.
Sento xuất hiện từ thế kỷ thứ 12 và trở nên phổ biến vào thời Edo (1603-1868) trong bối cảnh tài nguyên khan hiếm và nhiều gia đình không có phòng tắm riêng. Tuy nhiên, ngày nay, các sento không còn hút khách như trước và đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ khi ý nghĩa của các nhà tắm công cộng dần thay đổi.
So với mức cao nhất gần 18.000 nhà tắm công cộng vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, số lượng nhà tắm trên cả nước đã giảm xuống còn khoảng 1.800.
Đối với nhiều người cao tuổi tại Nhật Bản, tắm tại sento là một thói quen hằng ngày, kể cả trong giai đoạn đại dịch COVID-19 hoành hành. Một số người cao tuổi cho biết họ cảm thấy an toàn hơn khi tắm chung với người khác, trong khi đối với nhiều người khác, đây còn là không gian để thư giãn và giao tiếp.
Ông Sam Holden - người đứng đầu tổ chức Sento & Neighborhood - cho rằng việc đóng cửa các phòng tắm công cộng này có thể ảnh hưởng đến sự gắn kết cộng đồng. Theo ông, nhà tắm Inariyu được xây dựng từ năm 1930, nay là nơi đón tiếp các vị khách ở mọi lứa tuổi, trong đó có những người cao tuổi sống đơn thân và rất dễ bị cô lập với xã hội.
Sento & Neighborhood đã sử dụng khoản tài trợ 200.000 USD của Quỹ Di tích Thế giới để cải tạo cơ sở của Inariyu, đồng thời tìm cách duy trì không khí ấm cúng, thân thiện tại nhà tắm này. Mục tiêu của tổ chức này là bảo tồn những kiến trúc mang tính lịch sử như sento, trước khi chúng có thể bị tháo dỡ và tái phát triển thành các nhà cao tầng hiện đại.
Trong khi đó, một sento khác mang tên Koganeyu - mở cửa trở lại vào năm 2020 - lại thu hút được nhiều khách hàng trẻ tuổi. Vào một buổi chiều cuối tuần, sento này trở nên đông đúc khi nhiều khách hàng đến đây để uống bia và thưởng thức âm nhạc.
Chủ sở hữu Koganeyu, anh Fumitaka Kadoya, cho biết khi tiếp quản sento vào 3 năm trước, anh đã thiết lập một cơ sở dữ liệu về thông tin khách hàng và thời gian họ đến sento. Cơ sở dữ liệu này đã giúp anh Kadoya đưa ra các quyết định về điều chỉnh mô hình kinh doanh, phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Anh Kadoya cho rằng sento luôn là một phần của văn hóa Nhật Bản và ngày nay, việc đến ngâm mình tại một nhà tắm công cộng, trò chuyện với những người bạn bè, hàng xóm có thể coi là một phương pháp "giải độc" cho tâm trí sau khi tiếp xúc lâu với các thiết bị công nghệ.
Tắm công cộng được coi là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời của người Nhật, bên cạnh sento thì onsen là một hình thức được ưa chuộng khác. Khác với onsen- các suối nước nóng tự nhiên, nước của các sento được làm nóng bằng khí đốt.
Chủ sở hữu Inariyu, ông Shunji Tsuchimoto, cho biết trong năm nay, ông đã phải chi trả gấp đôi tiền nhiên liệu so với năm ngoái và đây là tình trạng chung mà nhiều sento gặp phải.
Chính quyền Tokyo quy định mức giá tắm tại các sento đối với cả nam và nữ giới là 500 yen (tương đương 3,70 USD)./.
Trải nghiệm cầu kính Rồng Mây trên đỉnh trời Lai Châu Cầu kính Rồng Mây được xem như 'kỳ quan tiên cảnh' với hệ thống cầu treo vắt vẻo giữa đỉnh trời, nằm ở độ cao 2.333m so với mực nước biển, thuộc xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Đến với Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây, du khách sẽ được trải nghiệm những trò chơi cảm giác mạnh, ngắm...