10 kỷ lục Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa
Nhân Tuần lễ Biển đảo Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa công bố 10 kỷ lục quốc gia về biển đảo Việt Nam.
Chiến sỹ hải quân Việt Nam canh gác bên cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa Lớn.
Kỷ lục đầu tiên. Hoàng Sa-Trường Sa – quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam được đặt nhiều tên nhất (Hoàng Sa, Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa, Cát (Kát) Vàng, Cồn Vàng (phương Tây gọi là Paracel)
Kỷ lục thứ hai. Hoàng Sa-Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất, sâu nhất, xa nhất, có nhiều đảo đá nhất.
Video đang HOT
Kỷ lục thứ ba. Hoàng Sa-Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam được vẽ nhiều nhất trên tất cả các bản đồ cổ cũng như bản đồ hiện đại của Việt Nam và quốc tế.
Kỷ lục thứ tư. Lễ hội Hoàng Sa – lễ hội dân gian duy nhất có từ xa xưa mô tả những khó khăn, gian khổ nhưng rất oai hùng của những người lính Việt Nam canh giữ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Lễ hội được tổ chức tại Miếu Hoàng Sa, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Kỷ lục thứ năm. Cuốn sách viết về Quốc hiệu, Cương vực và tập hợp số lượng bản đồ cổ và hiện đại về quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam nhiều nhất. (Xác lập kỷ lục Việt Nam năm 2013). Cuốn sách này của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu
Kỷ lục thứ sáu. Tiến sỹ Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu sử địa nổi tiếng của Việt Nam, là người có công trình nghiên cứu và hồ sơ, tài liệu về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam được dịch sang tiếng Anh nhiều nhất.
Kỷ lục thứ bảy. Đạo diễn thực hiện nhiều phim tư liệu và phim truyện có nội dung về biển đảo Việt Nam nhất là ông Nguyễn Văn Lượng, (xác lập kỷ lục năm 2012).
Kỷ lục thứ tám. Bài thơ được cộng đồng Kỷ lục gia Việt Nam bình chọn để các nhà thư pháp kỷ lục gia viết thành Bức lụa thư pháp có độ dài kỷ lục đang được trưng bày tại Nhà Truyền thống huyện đảo Trường Sa. Đó là bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của tác giả Nguyễn Việt Chiến.
Kỷ lục thứ chín. Thuyền trưởng- nhạc sỹ viết nhiều ca khúc về biển đảo nhất (xác lập kỷ lục năm 2013), đó là nhạc sĩ Tôn Huy.
Kỷ lục thứ mười. Ca khúc viết về biển đảo cùng một lúc được hai giải thưởng âm nhạc cao nhất của Hội Nhạc sỹ Việt Nam và Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh- ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình” của tác giả Đinh Trung Cẩn (phổ thơ Nguyễn Phan Quế Mai).
Theo KTO
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm
Điều 1 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời".
Theo luật sư Lê Hồng Vân - Đoàn Luật sư Hà Nội, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam, đã được quy định rõ trong Hiến pháp. Trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia là hai yếu tố gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời. Pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm: vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia, vùng trời quốc gia...
Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo) là phần mặt đất và lòng đất của đất liền, của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia. Đây là bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thuỷ, lãnh hải. Nội thủy là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển.
Cũng theo luật sư Hồng Vân, chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình. Tất cả các nước đều có chủ quyền quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Không một quốc gia nào được can thiệp hoặc xâm phạm chủ quyền của một quốc gia khác. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm. Do vậy, trên cơ sở Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp lý liên quan, Việt Nam có quyền sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền nhà nước đối với lãnh thổ quốc gia.
Theo ANTD
Sau Biển Đông, Trung Quốc sẽ kéo giàn khoan Hải Dương 981 đi đâu? Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam không nằm ngoài toan tính tạo ra một cuộc chiến trên Biển Đông cũng như thiết lập "vùng lãnh thổ quốc gia lưu động". Một điều dễ nhận thấy là mục đích thương mại không phải là mưu toan đầu tiên để Trung...