10 kinh nghiệm chăm bé sơ sinh dành cho những ai lần đầu làm mẹ
Băng kinh nghiêm cua minh, cac cha me truyên lai cho nhau nhưng bi quyêt đê viêc chăm soc bé sơ sinh trơ nên dê dang va nhe nhang hơn.
Cho du co tham gia bao nhiêu khoa hoc lam cha me, đoc bao nhiêu sach vê nuôi day con đi chăng nưa, thi khi lân đâu tiên đươc bê môt em be sơ sinh nho xiu đo hon trong tay, chăc hăn cha me nao cung se thây bôi rôi va lung tung. Va trong qua trinh chăm soc be, ban bông nhân ra răng, dương như không co môt công thưc nao vê cach nuôi day con co thê ap dung chung cho tât ca moi đưa tre.
Song, băng kinh nghiêm cua minh, cac cha me truyên lai cho nhau nhưng bi quyêt đê việc chăm soc bé sơ sinh, trơ nên dê dang va nhe nhang hơn
1. Luôn chu y đên ngôn ngư cơ thê cua be
Khóc là cách duy nhất để em be sơ sinh giao tiếp với cha me, vi vây, hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể cua be. Nắm tay siết chặt có thể chỉ ra rằng be đang bị căng thẳng hoặc đói. Con khua chân mua tay liên tục la biêu hiên bé muốn chơi. Ngay cả cư chi tương chưng như đang chơi cua be la kéo tai cung có thể la dâu hiêu cho thây be băt đâu moc răng.
2. Hãy cho be bu sưa khi be co nhu câu
Theo Mayo Clinic – một trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ – cho biêt hầu hết cac em be sơ sinh cần đươc bu tư 8-12 lân/ngày, 1-3 giơ/lân. Nhưng dâu hiêu cho thây be đoi la mut tay, liêm môi. Bạn nên cho be bu ngay khi be gưi tin hiêu, vi nêu đê qua đoi, be se khoc va ban cang it co kha năng lam diu be.
3. Đanh thưc be dây băng nu hôn
Nếu bạn cần đánh thức em bé dậy thi hay thơm nhe vao chân tay be. Tuyêt đôi không đươc rung lăc be, vi điêu nay se gây chay mau nao rât nguy hiêm, thâm chi, nguy hiêm đên tinh mang.
4. Cho be bu xong rôi mơi đươc ngâm ti gia
Các em be sơ sinh có phản xạ bản năng la mút. Tuy nhiên, ban nên tâp cho be thoi quen bu sưa xong rôi mơi đươc ngâm ti gia. Nhưng nói chung, tôt nhât, ban nên đợi cho đến khi be được 2 đến 4 tuần tuổi rôi hay cho be sư dung ti gia.
Video đang HOT
5. Sử dụng giỏ đựng đồ là châu tắm cho be
Khi em be lơn hơn va cưng cap hơn, ban co thê đăt be vao trong môt cai gio đưng đô hinh chư nhât, rôi đăt giơ vao châu hoăc bôn tăm. Nươc se chay vao gio qua nhưng lô hơ, đông thơi no cung chông trơn trươt. Tư đo, công viêc tăm be se dê dang hơn nhiêu.
6. Chươm nong co thê lam giam căng tưc sưa
Nếu ngực của bạn bị căng tưc hoặc bạn bị tắc ống dẫn sưa, hãy nhớ rằng chươm nong hoăc chươm lanh la cach giai quyêt vân đê nay. Đăt môt miếng gạc ấm, đệm sưởi, hoặc khăn ấm lên ngực sẽ giúp sữa chảy ra. Ngoai ra, một khăn lanh cũng có thể giúp giam đau nếu ngực của bạn bị đau sau khi cho con bú.
7. Kiêm tra trươc khi cho be sư dung kem dương da hoăc dâu
Lan da cua em be sơ sinh rất nhạy cảm va viêc bôi kem dương da hoặc dâu có thể gây ra dị ứng da. Nếu bạn muốn thoa kem hoặc dầu cho bé, hãy bôi thư một it lên tay be xem da be co bi đo hay nôi mân hay không đa nhe.
8. Chăm soc răng miêng cua be thương xuyên
Tuy em be sơ sinh chưa co răng, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn bỏ bê viêc chăm soc răng miệng cho bé. Hay sử dụng một gạc sach, nhung gac vao nươc âm đê lau nươu cho be hang ngay.
9. Đăt be vao giương khi be băt đâu buôn ngu nhưng vẫn còn thức
Ban nên đặt be lên giường khi be đang buồn ngủ nhưng vân con thưc, để be hoc cach tự ngủ. Đông thơi, điêu nay cung giup cho viêc ren be tư ngu sau nay cung nhe nhang hơn.
10. Sư dung vo nêm va tâm trai giương không thâm nươc.
Đê công viêc don dep giương cui dê dang, ban hay sư dung tâm boc vo nêm va tâm trai giương loai không thâm nươc.
Chia sẻ bí quyết ở nhà chăm con nhàn tênh, bà mẹ 2 con được các mẹ bỉm sữa tán thưởng rào rào
Một trong số gợi ý thú vị nhất của bà mẹ này chính là dành cho mỗi đứa con từ 15 - 20 phút/ngày. Đó không phải khoảng thời gian lãng phí, ngược lại, nó vô cùng hữu ích.
Ở nhà chăm con, nghe thì tưởng là một việc rất dễ dàng và nhàn tênh, nhưng thực ra, ai ở trong hoàn cảnh đó mới hiểu công việc này khó khăn và mệt mỏi đến nhường nào. Nào là dọn dẹp nhà cửa, nào là cho con ăn, con tắm, con ngủ. Rồi lo nấu bữa sáng, bữa trưa, bữa tối...
Cả ngày quay cuồng trong những việc không tên, các bà mẹ làm gì còn thời gian đâu mà nghỉ ngơi. Do đó, kiệt sức, mệt mỏi khiến tâm trạng của mẹ ngày càng cáu bẳn, ngay cả đối với con - người mẹ yêu thương nhất - cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, hôm 20/2 vừa qua, một bà mẹ người Anh có tên facebook là Anna Speight đã chia sẻ kinh nghiệm của mình lên nhóm dành cho các bà mẹ chuyên ở nhà chăm con. Bài viết đã nhận được sự ủng hộ đông đảo của các mẹ bỉm sữa khi chị chia sẻ cách cân bằng cuộc sống giữa bộn bề công việc.
Ở nhà chăm con - nghe thì tưởng là nhàn, nhưng thực ra lại vất vả hơn đi làm gấp nhiều lần (Ảnh minh họa).
Là mẹ của một cậu nhóc 3 tuổi và 1 cô con gái 1 tuổi, chị Anna cũng giống như tất cả các bà mẹ khác đều bị xoay như chong chóng trong việc chăm sóc con cái và dọn dẹp nhà cửa. Ngày nào đối với bà mẹ này cũng là một ngày " đầy khó khăn", và "tôi bị kiệt sức về thể chất, tinh thần lẫn cảm xúc".
Chị Anna đã từng thử nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như thay đổi thói quen dọn dẹp hoặc phân chia việc lau chùi theo định kỳ, nhưng tiếc là chúng không mang lại hiệu quả.
"Làm những công việc khác nhau vào những ngày khác nhau, thậm chí, còn khiến tôi cảm thấy quá sức hơn nữa. Ví dụ, theo lịch tôi đã dọn phòng ngủ ngày hôm qua rồi, hôm nay đến lượt dọn phòng khách. Nhưng thực ra, chưa kịp dọn phòng khách thì phòng ngủ lại biến thành "bãi rác" do lũ trẻ bày bừa ra. Cuối cùng, mọi thứ đều trở nên công cốc.
Tôi rất muốn có một cảm giác cân bằng trong cuộc sống của mình. Để đạt được điều này, ngày của bạn cần phải có sự kết nối cân bằng trong việc chăm sóc bản thân, chăm sóc những đứa trẻ và chăm sóc ngôi nhà", bà mẹ 2 con chia sẻ.
Đối với các bà mẹ ở nhà chăm con, không có ngày nào mà không đầy khó khăn và thách thức (Ảnh minh họa).
Chính vì điều này, chị Anna đã tìm cách từng bước cân bằng để cuộc sống mỗi ngày không "tuôn trào", và bản thân có "không gian để thở". Một trong số gợi ý thú vị nhất của bà mẹ này chính là dành cho mỗi đứa trẻ 15 - 20 phút/ngày. Đó không phải khoảng thời gian lãng phí, mà theo bà mẹ 2 con cho biết, nó vô cùng hữu ích.
Chị Anna giải thích: "Bằng cách tắt tất cả các phiền nhiễu (ví dụ như điện thoại, máy tính, Ipad của bạn) và cho những đứa trẻ biết rằng bạn muốn dành thời gian chơi với con, thì trẻ sẽ cảm thấy kết nối với mẹ nhiều hơn. Từ đó, tâm trạng của trẻ cũng tốt hơn và con sẽ thực sự ít phá bĩnh mẹ hơn bởi vì chúng biết rằng mẹ sẽ dành thời gian để chơi với mình.
Do đó, hãy thông báo cho trẻ biết về thời gian đặc biệt. Cũng chẳng cần phải đi đâu ra khỏi nhà, bạn chỉ cần ngồi chơi với con hoặc làm cùng con những gì mà con muốn làm. Trẻ sẽ trở nên vô cùng dễ bảo khi chúng biết mình là trung tâm thế giới của mẹ".
Để thực hiện được việc này, bà mẹ khuyến khích các bố mẹ hãy gấp chăn màn ngay khi vừa ngủ dậy, dồn quần áo giặt 1 lần/ngày. Nấu bữa ăn sáng thì nấu luôn cho bữa trưa, đồng thời chuẩn bị thêm một hộp đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con, để bạn không phải suy nghĩ về thức ăn cho đến giờ ăn tối.
Hãy ra ngoài nếu có thể, hãy đi uống cà phê hoặc cho con đi khu vui chơi, để bạn có thể ngồi nghỉ ngơi, trong khi lũ trẻ chạy đi chơi ở xung quanh, rồi dành thời gian 15 - 20 phút cho mỗi đứa con. Sau đó, bạn có thể làm việc mà mình thích như đọc sách, hoặc xem phim.
Nếu có thể, hãy đi uống cà phê hoặc cho con đi khu vui chơi (Ảnh minh họa).
"Khi bạn đơn giản hóa thế giới của mình, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Điều này có tác dụng tích cực với tất cả mọi người trong nhà. Chỉ cần bạn gói gọn công việc cần làm trong một ngày vào một vài giờ đồng hồ lúc buổi sáng. Sau đó, bạn hoàn toàn tự do làm những gì mà mình thích. Điều quan trọng là chúng ta nên biết sống chậm lại và xây dựng sự cân bằng cho bản thân, rồi cho con cái và cho thế giới xung quanh mình", bà mẹ nhắn nhủ.
Có thể nói rằng ở nhà chăm con luôn là "cơn ác mộng" của tất cả các bà mẹ. Bởi ngoài việc phải bó buộc trong hàng trăm công việc không tên thì bản thân người mẹ cũng cảm thấy bức bí khi không được giao tiếp với xã hội, cách xa với sự chuyển mình năng động của thế giới.
Nhưng suy cho cùng, con cái vẫn là quan trọng nhất. Và nếu bạn biết cân bằng cuộc sống của mình, bạn vẫn có thể vừa trông con, vừa lo toan nhà cửa, thậm chí, là có thể làm việc tại nhà. Chỉ cần biết sắp xếp thời gian và đừng đỏi hỏi sự cầu toàn một cách trọn vẹn đối với mọi việc, bạn sẽ thấy ở nhà trông con cuối cùng cũng chẳng phải là việc gì ghê gớm lắm.
Nguồn: Mirror
Theo Trí Thức Trẻ
Xử trí nanh sữa ở trẻ sơ sinh Em chuẩn bị sinh em bé và đây là con đầu lòng. Cách đây vài hôm, trên diễn đàn dành cho các bà mẹ nuôi con nhỏ có nói về bé sơ sinh có nanh sữa. Vậy xin bác sĩ cho em biết về vấn đề này. Xin cảm ơn bác sĩ! Linhlangson2@yahoo.com Nanh sữa thường gặp ở trẻ sơ sinh, là những...