10 kiểu nói của mẹ khiến bé chán ăn
Muốn con ăn nhanh và ngon miệng, người mẹ cũng cần hết sức chú ý tới những lời nói của mình.
Phần đông mẹ Việt đều cảm thấy chật vật trong các bữa ăn của con. Các bé ngày càng mải chơi và lười ăn khiến cho bữa ăn đôi khi kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, trẻ biếng ăn rất dễ khích lệ chỉ bằng những lời nói, nếu mẹ khéo dỗ dành bé sẽ có thể ăn ngon lành bát cơm chỉ trong nháy mắt. Nhưng nói thể nào để con thích ăn cũng là một nghệ thuật mà không phải mẹ nào cũng biết.
1.
Mẹ nói sai: Con xem kìa, bạn Xu ăn rau giỏi không?
Mẹ nói đúng: Ăn rau rất dễ, con sẽ thích nó ngay thôi, chỉ có điều mình sẽ mất thời gian tập nhiều cho quen.
Lý do: Thay vì so sánh khiến trẻ mặc cảm, mẹ nên tạo điều kiện và thời gian để bé có thể tự tin hơn trong việc ăn uống.
2.
Mẹ nói sai: Sao con cứ ăn cơm là đòi trứng thế, cầu kỳ quá!
Mẹ nói đúng: Hôm nay con thử món mới này xem, ngon không khác gì trứng đâu.
Lý do: Thực tế mọi đứa trẻ trong giai đoạn phát triển thường có xu hướng gắn bó với một món ăn, mẹ nên tránh rầy la và cho rằng trẻ kén chọn chỉ vì lý do đó.
Trẻ lười ăn thường do không quen khẩu vị của món ăn mới hoặc quá chán những bữa ăn lặp đi lặp lại. (Hình minh họa)
3.
Mẹ nói sai: Mẹ nhắc lại lần cuối nhé, con không được ăn kem
Mẹ nói đúng: Chúng ta sẽ không ăn kem vì lát nữa là ăn trưa rồi. Mẹ sẽ dành kem lại để thưởng con vào cuối tuần nhé.
Video đang HOT
Lý do: Các bé sẽ biết chấp nhận từ “Không” khi chúng hiểu rõ lý do và biết được thời điểm chính xách khi nào mình sẽ được làm việc đó.
4.
Mẹ nói sai: Con ăn ít quá. Hãy cố thêm vài miếng rồi có thể rời bàn ăn.
Mẹ nói đúng: Con nên ăn đủ no vì phải rất lâu nữa mới đến bữa tối.
Lý do: Các bé sẽ cảm nhận mình phải ăn lượng thức ăn bao nhiêu để vừa đủ kiểm soát cơn đói cho tới bữa tiếp theo.
5.
Mẹ nói sai: Nếu con chịu ăn rau, con sẽ được tráng miệng với bánh ngọt
Mẹ nói đúng: Hôm nay mẹ sẽ xiên rau vào que, và con thử ăn nó xem có ngon hơn không nhé!
Lý do: Các bé thích những cách làm mới để giúp trẻ thưởng thức món ăn dễ dàng hơn.
6.
Mẹ nói sai: Con ăn giỏi quá (sau khi trẻ ăn nhanh và nhiều hơn bình thường).
Mẹ nói đúng: Giờ con đã biết yêu cái bụng của mình rồi đấy.
Lý do: Ca ngợi các bé ăn giỏi sẽ không khiến bé thích thú bằng việc được làm chủ cơ thể và kiểm soát lượng thức ăn hàng ngày.
Mẹ có thể trị bệnh biếng ăn của trẻ chỉ bằng những lời nói khéo léo.
7.
Mẹ nói sai: Ăn đi, món này cực kỳ tốt đấy con (Khi mẹ muốn cho bé ăn một món có vị khó nuốt)
Mẹ nói đúng: Món này ngon như là món bánh kem con vẫn thích đấy.
Lý do: Các bé sẽ thích món mới hơn khi tưởng tượng được vị của nó trước khi thưởng thức.
8.
Mẹ nói sai: Nếu con còn hư thì sẽ không có bánh ngọt tối nay.
Mẹ nói đúng: Nếu con còn tiếp tục hư như vậy thì các bạn sẽ không đến nhà chúng ta nữa
Lý do: Mẹ không nên gắn món ăn vào việc thưởng phạt, thay vào đó hãy cho trẻ biết hậu quả nếu bé làm sai.
9.
Mẹ nói sai: Con không nên ăn bánh nhiều vì không tốt cho sức khỏe.
Mẹ nói đúng: Chúng ta không thể suốt ngày ăn bánh được. Con hãy dành nó cho dịp cuối tuần khi đi sinh nhật bạn Tôm.
Lý do: Dán nhãn “Có hại” cho thức ăn sẽ khiến trẻ phán xét, hoài nghi về thực phẩm đó. Tốt nhất, mẹ nên dạy bé một chế độ ăn phù hợp và cân bằng.
10.
Mẹ nói sai: Con không thích bữa tối này à, mẹ sẽ làm món khác nhé.
Mẹ nói đúng: Cả nhà mình đều ăn bữa tối như nhau, có bữa sẽ có món con thích, còn bữa khác sẽ có món người khác thích.
Lý do: Ăn một bữa ăn cả gia đình giúp trẻ cảm nhận được không khí gia đình và chấp nhận sự đa dạng của thực phẩm theo thời gian.
Theo Khampha
Chế độ ăn cho bé suy dinh dưỡng
Bé gái nhà em được 25 tháng tuổi, cao 78 cm nặng 9,5 kg, hiện ăn uống bình thường, vui chơi và ngủ đủ giấc. Lúc 8 tháng tuổi, cháu đi viện nhi lấy tủy để xét nghiệm.
Cho em hỏi việc lấy tủy này có ảnh hưởng gì đến sự tăng trưởng của bé hiện tại không? Với tình trạng chiều cao và cân nặng như trên, bé nhà em đã bị suy dinh dưỡng. Hiện tại em rất lo, mong bác sĩ cho em lời khuyên về chế độ chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp. (Hoàng Hằng)
Ảnh minh họa: Babycenter.in.
Trả lời:
Bé nhà em đã bị suy dinh dưỡng rõ rồi. Với cân nặng và chiều cao như vậy chắc chắn chế độ ăn uống của bé là không đủ.
Việc chăm sóc dinh dưỡng tháng tuổi này: Vẫn có sữa cho bé 500-600 ml một ngày (dùng sữa công thức, sữa chua, phô mai). Nếu bé đã tập ăn cơm bạn có thể cho bé ăn tăng dần từ ít đến nhiều, từ cơm nát đến cơm bình thường. Thức ăn đa dạng thay đổi món ăn trong ngày bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm. Cho bé ăn thêm hoa quả tươi.
Nếu bữa nào bé ăn ít cơm, bạn nên bổ sung cho bé ăn thêm cháo hoặc súp. Chú ý khẩu phần ăn cần tăng chất béo (chế biến xào, rán...). Ngoài ra bạn nên bổ sung bé một số vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin D3, kẽm, sắt... theo chỉ định của bác sĩ. Tối cho bé đi ngủ trước 10h để cho bé phát triển chiều cao tốt.
Điều bạn băn khoăn là lúc 8 tháng tuổi bé đã làm xét nghiệm chọc dò tủy sống. Đây là thủ thuật lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán và điều trị bệnh của bé. Bạn không nên quá lo lắng vì thủ thuật này không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tăng trưởng của bé.
Chúc bạn thành công.
Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi
Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
Cách đối phó với trẻ lười ăn Hiện nay, nhiều trẻ nhỏ rất lười ăn. Tình trạng lười ăn kéo dài khiến trẻ giảm cân, giảm sức đề kháng, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển tầm vóc và trí tuệ của trẻ. Vậy nên chăm sóc trẻ lười ăn như thế nào? Phó trưởng khoa Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 1, Tôn Nữ Thu Trang cho...