10 hoạt động có lợi nhất giúp bé thông minh
Mẹ đừng bỏ qua những hoạt động dưới đây để giúp não con phát triển tốt hơn.
Không phải trẻ em cứ sinh ra đã có sẵn trí thông minh. Sư phat triên não ơ tre nho còn xuât phat tư hoạt động hoc tâp cung như sư vân đông hàng ngày. Khi các giác quan: thi giac, thinh giac, xuc giac, vi giac va khưu giac được kích thích, chúng giúp cac tê bao nao (con goi la cac khơp thân kinh) kêt nôi va san sinh ra vô số tê bao mơi. Các kết nối đó càng phức tạp, bé sẽ càng thông minh hơn.
Để các giác quan của bé được kích thích hoạt động, giúp tăng sự kết nối các tế bào não, bố mẹ nên có những hoạt động sau đây:
1. Tương tác với bé
Các nhà khoa học đã quan sát thấy rằng, những em bé không được ôm ấp, chơi cùng và yêu thương thì não của bé cũng bị kìm hãm sự phát triển; bởi những tương tác đó có ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển trí tuệ của con. Nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh, những em bé không nhận được sự quan tâm, yêu thương thường hay trở nên chán nản, “ù lì” và phát triển chậm hơn so với bạn cùng tuổi. Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên quan tâm tới trẻ, dành nhiều tình cảm cũng như khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi, thể dục – thể thao,… để cung cấp cho bé nền tảng cũng như kĩ năng tư duy bậc cao của mình.
2. Trò chuyện với bé
Lắng nghe và trò chuyện với con giúp củng cố và phát triển khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Bố mẹ cũng có thể đọc sách cho con nghe, thậm chí ngay cả khi bé còn chưa hiểu được những gì trong đó. Điều này mang lại cho bé một sự khởi đầu trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ em được nghe đọc sách khi còn nhỏ có nhiều khả năng để phát triển mối quan tâm lâu dài trong việc đọc, học tốt ở trường và thành công trong cuộc sống khi trưởng thành. Đọc sách là một trong những hoạt động quan trọng nhất khiến cho bé thông minh hơn.
3. Hãy để cho bé vui chơi
Bởi khi đó, bé đang tạo ra nền tảng cho các kĩ năng về xã hội, thể chất, trí tuệ cũng như tình cảm. Khi con chơi với các bạn khác, đó cũng là cơ hội để bé tìm hiểu cách kết hợp các ý tưởng, những ấn tượng và cảm xúc với người khác.
4. Khuyến khích bé tập thể dục
Hoạt động này không chỉ làm cho bé khỏe hơn mà còn khiến con thông minh vượt trội! Tập thể dục làm tăng lưu lượng máu đến não và sản sinh các tế bào não mới. Nó có tác dụng lâu dài đối với sự phát triển não của con.
5. Hãy để âm nhạc trở thành một phần cuộc sống của con
Video đang HOT
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nghe nhạc có thể tăng cường trí nhớ, sự chú ý, động lực học tập. Nó cũng có thể làm giảm căng thẳng – nguyên nhân “phá hoại” bộ não đang phát triển của bé.
Ngoài ra, việc học chơi một nhạc cụ nào đó có ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy, lý luận và tạo ra nền tảng toán học trừu tượng. Nếu có thể, bố mẹ hãy cho con làm quen với đàn piano trước, sau đó, khi con đã có thể chơi thành thạo hơn, con có thể chuyển sang học bất cứ nhạc cụ nào khác một cách dễ dàng hơn.
6. Để bé chứng kiến bố mẹ thực hiện những hoạt động mang tính sáng tạo
Trẻ con thường học bằng cách mô phỏng hành vi của người lớn. Nên nếu bé thấy bố mẹ đọc sách, viết văn, sáng tác nhạc hay những hoạt động tương tự, con sẽ bắt chước theo. Trong quá trình đó, bản thân bé sẽ trở nên thông minh hơn.
7. Để bé chơi các trò chơi thông minh trên máy tính
Nhiều bố mẹ thường cấm đoán con không được động đến máy tính, lý do là họ sợ những tác động xấu đển trẻ. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, bố mẹ nên để con tiếp xúc với máy tính. Bởi có rất nhiều trò chơi khiến con được học và rèn luyện cách phát âm, chữ cái, toán học, âm nhạc,…Nó cũng phát triển sự phối hợp tay và mắt của bé, đồng thời chuẩn bị cho con 1 nền tảng công nghệ trong tương lai. Quan trọng hơn, khi bé được vừa học vừa chơi như thế là cách tốt nhất giúp con nâng cao tư duy, kiến thức và các kĩ năng liên quan.
8. Cho con ăn uống lành mạnh
Thực phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển trí não của bé. Một chế độ ăn giàu protein (trứng, cá, thịt, đậu, lạc,…) giúp bé tập trung, tỉnh táo và tư duy tốt hơn. Carbohydrates cung cấp cho não năng lượng để tư duy. Vitamin và khoáng chất cũng rất quan trọng.
Những thực phẩm tốt nhất cho con là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt động vật, hải sản,… Tuy nhiên, đường và tinh bột qua chế biến có tác động xấu đến khả năng tập trung và mức độ hoạt động của bé. Vì thế mẹ không nên cho bé ăn thức ăn nhanh, đồ chiên rán cũng như bánh kẹo, snack,…
9. Đưa bé đi chơi
Tùy vào điều kiện cụ thể, bố mẹ có thể đưa con đến những địa điểm vui chơi hoặc những khu du lịch phù hợp; để bé được trải nghiệm, giao lưu, hoạt động cũng như học hỏi,… Điều này giúp ích rất nhiều trong sự phát triển não bộ của con.
10. Khuyến khích con học hành chăm chỉ
Điều cuối cùng, hãy để con hiểu rằng học hành chăm chỉ cũng là cách để nâng cao kiến thức, kĩ năng,… Không phải bé nào sinh ra cũng có sẵn trí thông minh, nhưng quá trình rèn luyện có tác động rất lớn đến điều này. Tuy nhiên, bố mẹ nên khuyến khích con học tập một cách chủ động, tự giác và hứng thú; thay vì sự ép buộc đôi khi chỉ tạo ra kết quả ngược lại.
Theo Khám Phá
13 lời khuyên giúp con nghe lời răm rắp
Dưới đây là 13 lời khuyên hữu ích giúp bạn dạy con biết vâng lời.
1. "Khi nào... thì"
"Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con" hoặc "Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình". Từ "khi nào" ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ "nếu".
2. "Chân trước, miệng sau"
Thay vì đứng ở xa, hét lên: "Tắt tivi đi Mít, đến giờ cơm rồi", bạn có thể đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Được mẹ tâm lí sẽ giúp bé thích làm theo yêu cầu của mẹ mà ít chống đối hơn.
3. Hãy cho bé lựa chọn
"Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước" hoặc "Con thích mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?".
4. Đừng hỏi khó
Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Hãy xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Ví dụ, lỗi phổ biến của cha mẹ là hỏi bé 3 tuổi: "Sao con làm thế?" (đôi khi người lớn còn không thể biết vì sao). Thay vào đó, hãy hỏi: "Kể cho mẹ xem con đã làm gì?".
5. Trực tiếp
Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, bạn hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ.
6. Gọi tên
Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên; chẳng hạn: "Ben, lấy hộ mẹ cái cốc".
7. Nguyên tắc từng câu một
Nghĩa là bạn chỉ nên yêu cầu con làm một việc một lúc. Bạn càng "dông dài" với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng "giả điếc". Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện.
8. Hãy đơn giản
Cần sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ.
9. Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ
Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.
10. Đưa lợi ích để bé không từ chối
Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: "Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi" thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn. Đó là lý do bé không muốn từ chối mẹ.
11. Hãy tích cực
Thay vì nói: "Không làm ồn ở đây", bạn có thể gợi ý: "Con hãy về phòng mình vui chơi đi".
12. Bắt đầu "chỉ thị" của bạn với "mẹ muốn"
Thay vì "Bỏ con dao xuống", hãy nói "Mẹ muốn con bỏ dao xuống"; thay vì:"Hãy cho Sam mượn đồ chơi", bạn nói: "Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi". Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.
13. Sử dùng "Khi con... mẹ cảm thấy... bởi vì..."
Chẳng hạn: "Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc".
Theo Pháp luật xã hội
Dạy con trung thực - mẹ đừng coi nhẹ! Cuộc chiến với Pinocchio không dễ, nhưng không có nghĩa là không thể chiến thắng. Cuôc sông cang hiên đai, dường như chúng ta lai cang quan tâm nhiều hơn đến vẻ đẹp bên ngoài hoặc đi sâu hơn một chút là tài năng được thể hiện ra, chứ ít người quan tâm đến cái phẩm chất đức hạnh cốt lõi bên trong....