10 hệ thống vũ khí mạnh nhất của Lực lượng tên lửa và pháo binh Nga
Hệ thống tên lửa Iskander-M, hệ thống phóng rocket đa nòng Grad, pháo tự hành 2S7 Pion… nằm trong số 10 hệ thống vũ khí tiếng tăm nhất của Lực lượng tên lửa và pháo binh Nga.
Hệ thống phóng rocket đa nòng Grad trong một cuộc diễn tập tại vùng Leningrad. Hệ thống này được phát triển trong thời Liên Xô. Nó có khả năng phá hủy một loạt các mục tiêu của đối phương như các địa điểm chỉ huy, phương tiện quân sự, các hệ thống pháo và súng cối…
Pháo tự hành Gvozdika được phát triển nhằm tiêu diệt hỏa lực chiến đấu của đối phương, các loại đồn bốt cũng như pháo và các xe chiến đấu bọc thép.
Hệ thống rocket đa nòng Smerch được thiết kế để phá hủy tất cả các nhóm mục tiêu nhỏ ở khoảng cách từ 20-90 km. Smerch được mệnh danh là vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất trên trái đất sau vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa chống tăng Khrizantema-S là hệ thống uy lực nhất trong tất cả các hệ thống tên lửa chống tăng hiện có trên thế giới. Nó có thể phá hủy các xe tăng, đồn bốt, các mục tiêu mặt nước và trên không tốc độ chậm.
Hệ thống phóng tên lửa đa nòng tự hành BM-27 Uragan được phát triển vào những năm 1970 và hiện vẫn được sử dụng trong quân đội Nga. Nó có thể phá hủy các mục tiêu ở khoảng cách 10-35km.
Hệ thống phóng rocket đa nòng Katyusha do Liên Xô chế tạo là vũ khí hiệu quả nhất loại này trong Thế chiến II.
Pháo tự hành Giatsint 2S5 được phát triển từ thời Liên Xô nhằm phá hủy hỏa lực và vũ khí của đối phương.
Hệ thống tên lửa Iskander-M được thiết kế không chỉ phá hủy các mục tiêu khác nhau, mà còn có thể phóng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Pháo tự hành 2S7 Pion, do Liên Xô sản xuất và được hiện đại hóa vào đầu những năm 1980, hiện vẫn là một trong những loại pháo thông thường mạnh nhất.
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya được Liên Xô phát triển vào năm 1968 nhằm đối phó lại vũ khí tương tự của Mỹ là pháo tự hành M109 155 ly.
An Bình
Theo Sputnik
Truyền thông Urkaine 'khoe' tên lửa mới có tầm bắn tới Moscow
Hệ thống tên lửa tầm ngắn Grom-2 (sấm sét) được Ukraine chế tạo để cạnh tranh với tên lửa Iskander của Nga, và có tầm bắn tới Moscow - truyền thông Ukraine đưa tin.
Hệ thống tên lửa Grom-2.
Theo đó, hệ thống tên lửa Grom-2 được thiết kế chế tạo nhờ sự tài trợ của Saudi Arabia. Grom-2 được chế tạo để cạnh tranh với hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander của Nga, với chi phí thấp hơn. Các phương tiện thông tin đại chúng Ukraine cho rằng Grom-2 có thể được thử nghiệm ngay trong tháng tới.
Theo trang Apostrophe của Ukraine, Grom-2 ra đời sẽ thay đổi cán cân sức mạnh giữa Ukraine và Nga và cho phép nước này dễ dàng đè bẹp lực lượng li khai ở Donbass, "Grom-2 có tầm bắn tới thủ đô Nga Moscow và do đó, bất kỳ nỗ lực nào được khởi động để xâm lược toàn diện chống lại Ukraine sẽ bị ngăn chặn khi chúng ta tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga".
Phản ứng về điều này, các chuyên gia quân sự Nga cho rằng những thông tin đó chỉ là sự kết hợp giữa trò đùa và việc gây hoang mang. Họ nhấn mạnh, Nga không trong tình trạng chiến tranh với Ukraine và Ukraine phải tuân thủ thỏa thuận Minsk về đảm bảo hòa bình ở miền Đông Ukraine. Thêm nữa, Urcaine đã tham gia và phải tuân thủ một số hiệp ước, như Hiệp ước tên lửa hạt nhân tầm trung, trong đó cấm triển khai và xuất khẩu các hệ thống tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có tầm bắn trên 500km.
Chuyên gia quân sự Nga Konstantin Sivkov thậm chí còn nghi ngờ vào thông tin từ truyền thông Ukraine. "Tôi không tin Ukraine có khả năng chế tạo bất kỳ siêu vũ khí mới như vậy, đơn giản là bởi ngay cả Mỹ hiện cũng không có được loại vũ khí như vậy. Ukraine thậm chí đã thất bại trong lĩnh vực chế tạo xe bọc thép".
(Theo Lao Động)
Soi pháo tự hành Trung Quốc sao chép loại SU-152 của Việt Nam Hóa ra pháo tự hành Type 83 của Trung Quốc đang sử dụng vốn là thiết kế sao chép mẫu pháo SU-152 có trong biên chế của QĐND Việt Nam. Type 83 là hệ thống lựu pháo tự hành hạng nặng được phát triển bởi nhà máy 674 (nay là Tổ hợp chế tạo máy Cáp Nhĩ Tân) từ cuối những năm 1970...