10 giải đua huyền thoại làm nên lịch sử đua xe thế giới
Lịch sử đua xe thế giới là sự hội tụ của những giải đua xe mang tính lịch sử lâu dài.
Hãy cùng với Autopro quay ngược lại thời gian với những động cơ ô tô đầu tiên, thời kỳ mà những chiếc xe đua khác biệt hẳn so với những gì chúng ta đang chứng kiến.
Những mẫu xe thời điểm đó không phải là những thiết kế tinh xảo như bây giờ: mà thường rất ngốn xăng cộng thêm động cơ rất yếu, thậm chí chúng có thể hỏng hóc bất thình lình. Không những thế, những mẫu xe đời đầu còn không được trang bị những yếu tố cần thiết như kính chắn gió và buồng lái thích hợp. Vì lý do đó, chỉ có những chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết, đam mê và táo bạo mới sẵn sàng ngồi sau vô lăng để mang đến cho khán giả những giây phút sôi đông và kịch tính nhất.
Khi động cơ dần được cải tiến và đua xe cũng được biết đến nhiều hơn, những quy phạm pháp lý bắt đầu xuất hiện và cho đến ngày nay đã trở thành các quy tắc và quy định nghiêm ngặt do cơ quan chức năng có liên quan ban hành.
Dưới đây là danh sách 10 cuộc đua huyền thoại được sắp xếp theo thứ tự thời gian và được coi như những cột mốc đánh dấu tiến trình phát triển của bộ môn thể thao này.
10. Giải đua Gordon Bennett (1900)
Giải đua xe quốc tế đầu tiên trong lịch sử bắt nguồn từ ý tưởng của một cậu bé từng bị coi là lập dị – James Gordon Bennett Jr, hiện đang là triệu phú, chủ sở hữu tờ báo New York Herald.
Năm 1899, Gordon Bennett kiến nghị với Câu lạc bộ xe hơi của Pháp cấp danh hiệu để tổ chức giải đua xe thường niên giữa các câu lạc bộ xe hơi trong phạm vi các nước châu Âu, với điều kiện các bên tham gia phải sở hữu chiếc xe “100% nội địa”, tức là mọi linh kiện của xe đều phải do nước đó sản xuất, kể cả lốp xe. Năm 1900, cuộc đua đầu tiên được tổ chức từ Paris tới Lyon, và tay đua người Pháp Fernand Charron cùng với chiếc Panhard-Levassor đã mang về chức vô địch. Trong 6 năm đầu, có 4 cuộc đua trong số đó là chạy nước rút( xuyên thành phố), còn lại 2 cuộc đua năm 1903 và 1905 là được tổ chức lần lượt ở trên hai mạch đua Athy ở Ai-len và Circuit d”Auvergne, Pháp.
Đây là kỷ lục đầu tiên của giải đua mạch được tổ chức , để rồi mãi tận sau này mới được phát triển lên thành giải Grand Prix. Pháp trở thành nước thành công nhất trong giải đua này khi giành được 4 trong 6 chức vô địch, danh hiệu còn lại thuộc về Napier của Anh (năm 1902) và Mercedes của Đức (năm 1903).
9. Cúp Vanderbilt (1904)
Trong khi các giải đua độc lập mọc lên như nấm ở châu Âu trong thập niên đầu của thế kỉ 20 đã giúp cho các mẫu xe hơi được cải tiến rất nhiều cả về mẫu mã và công nghệ , thì William Kissam Vanderbilt Jr – một người Mỹ đam mê công nghệ ôtô cũng muốn làm điều tương tự ở đất nước của mình.
Vì thế, ông đã thành lập giải đua Cúp Vanderbilt năm 1904 – sự kiện dành cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Mặc dù tuyên bố của cuộc đua đã vấp phải những rào cản về pháp lý, chính trị và những thế lực thù địch nhưng Vanderbilt vẫn chiếm ưu thế và Vanderbilt Cup đã trở thành danh hiệu chính thức đầu tiên trong lịch sử đua xe của nước Mỹ.
Các cuộc đua được tổ chức trong những năm đầu tiên(1904-1910) là một trong những giải đua đáng xem nhất thời kỳ đó. Vanderbilt Cup cũng đã chứng kiến sự lớn mạnh của một vài dòng xe đua thành công nhất từ giai đoạn đầu, chẳng hạn như Locomobile và Lozier.
Đến năm 1912, địa điểm tổ chức giải đua được dời sang Wisconsin, Santa Monica và sau đó là San Francisco cho tới năm 1916 thì tạm dừng do Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tuy sau đó cuộc đua lại tiếp tục nhưng năm 1936, cháu trai của Vanderbilt, George Washington Vanderbilt III chuyển sang tài trợ cho một giải đua kéo dài hơn 480km trên đường đua Roosevelt mới xây dựng. Vắng bóng người Mỹ, cuộc đua trở nên nhàm chán, đơn điệu và bị thu hồi chỉ 2 năm sau khi phục hưng. Giải Vanderbilt Cup tiếp theo được tổ chức năm 1960 và duy trì đén năm 1968, cuối cùng được sáp nhập với giải đua xe hơi Bridgehampton.
Video đang HOT
8. Giải đua Targa Florio (1906-1977)
Đây là một trong những giải đua đường dài lâu đời nhất được thành lập năm 1906 bởi tay đua người Ý, Vincenzi Florio. Cuộc đua được tổ chức xung quanh mạch đua dài 72km, Circuito Piccolo delle Madonie, vòng qua những ngọn núi của Ý bao quanh thành phố Sicily. Cuộc đua đầu tiên kéo dài 3 vòng đi qua những đoạn đường núi nguy hiểm, cheo leo và nhiệt độ thì thay đổi đột ngột. Alessandro Cagno đã giành chiến thắng tại cuộc đua khai mạc năm 1906. Khoảng giữa những năm 1920-1930, Targo Florio trở thành một trong những giải đua lớn nhất châu Âu , cũng như 24 Hours of Le Mans và Mille Miglia được thành lập sau đó.
Năm 1955, Targa được biết đến dưới tên FIA World Sportscar Championship và tiếp tục gặt hái được thành nhiều thành công. Nó trở thành một đấu trường lớn nơi chào đón tất cả những ai sẵn sàng đối mặt và thách thức cùng với những tay đua có hạng của Ý. Targa Florio là cuộc đua cân tài cân sức giữa Juan Manuel Fangio và Briton, Stirling Moss với các nhà vô địch của Ý như Tazio Nuvolari và Alfieri Maserati. Chiến thắng của nguyên mẫu Porsche 911 năm 1973 như một sự kiện đáng chúc mừng của giải đua. Giải đua tiếp tục đến năm 1977 như một sự kiện quốc gia , sau đó một vụ tai nạn nghiêm trọng đã buộc nó phải dừng lại. Các phiên bản cải tiến từ mẫu Porsche 911 cổ điến có tên là Targa để nhắc chúng ta nhớ về một thời huy hoàng của chúng tại Targa Florio.
7. Giải đua Peking-Paris (1907)
Ý tưởng cho các cuộc đua cổ điển nổi tiếng nhất xuất phát từ một thử thách được đăng trên thời báo Paris, Le Matin: “Điều cần chứng minh ngày hôm nay rằng miễn là có một chiếc xe hơi, người ta có thể làm bất cứ điều gì và đi đến bất cứ nơi nào. Thử hỏi các nhà sản xuất xe hơi ở Pháp và nước ngoài xem : Liệu có ai sẵn sàng thực hiện chuyến du lịch mùa hè trong năn nay từ Bắc Kinh đến Pa-ri bằng xe hơi chưa? Và cho dù đó là ai, thì con người táo bạo và dũng cảm đó cùng vời người bạn đồng hành của mình cũng sẽ nhận được hàng tá sự quan tâm của các quốc gia trong suốt hành trình, và chắc chắn tên tuổi của người đó xứng đáng được ca tụng.”
Đó là điều không tưởng cho một khoảng cách lên tới 15000km nối hai lục địa khi mà việc sử dụng ôtô thay thế cho những toa xe ngựa kéo vẫn còn nhiều nghi vấn. Chỉ có 5 trong số 40 mục sẵn lòng để vận chuyển xe của mình đến Bắc Kinh. Đó là 1 Spyker của Hà Lan,1 Contal 3 bánh và 2 DeDion của Pháp, 1 120 hp Itala của Ý do hoàng tử Scipione Borghese điều khiển.
Cuộc đua chạy theo một tuyến đường điện báo và trên mỗi xe có một nhà báo đóng vai trò như người hành khách và có thể bao quát được cuộc đua từ mỗi chiếc xe. Các vùng sâu vùng xa của châu Á, nơi chưa có sự xuất hiện của xe cơ giới, là một trở ngại lớn với cuộc đua. Người Ý khó khăn lắm mới vượt qua được cây cầu gỗ, một số chiếc xe đã được kéo qua địa hình khó khăn bằng dây thừng, họ bị mắc kẹt trong cát lún. Chiếc Contal 3 bánh đã bỏ cuộc trong khi băng qua sa mạc Gobi rộng lớn và may mắn được một nhóm người dân địa phương cứu giúp.
Cuối cùng, sau nhiều tháng dốc hết sức lực, những chiếc xe cũng tiến vào Pa-ri. Borghese của Ý dẫn đầu và sau đó là Spyker của Hà Lan.
Cuộc đua này là một bước ngoặt trong lịch sử về xe hơi và chứng minh cho thế giới thấy thời kỳ của xe hơi đã đến. Nó trở thành huyền thoại sau khi được tái tổ chức thêm một vài lần những năm sau đó, bao gồm cuộc đua gần đây với sự tham gia của 126 chiếc xe cổ điển để mừng lễ kỷ niệm trăm năm của nó. Cuộc đua năm 1907 không chỉ đơn thuần là một cuộc đua, nó là cuộc phiêu lưu lái xe lớn nhất mọi thời đại.
6. Cuộc đua New York-Paris (1908)
Nếu cuộc đua Bắc Kinh-Pari báo hiệu thời kỳ của xe hơi đã đến thì cuộc đua New York-Paris là một cú thức tỉnh đối với những người còn hoài nghi về ôtô. Vào một buổi sáng lạnh giá trên quảng trường thời đại, 6 chiếc xe đến từ 4 quốc gia khác nhau đã tham gia cuộc thi vòng quanh thế giới bằng ôtô đầu tiên. Trước những điều kiện vô cùng khó khăn, không có nhiều con đường lát đá, không có sẵn đường mà phải đi trên những đường sắt kéo dài hàng trăm dặm với những chiếc lốp xe trơn và nhẵn bóng. Các tuyến đường ban đầu sẽ dẫn họ tới Alaska và sau đó sẽ được đưa qua eo biển Bering bằng tàu hơi nước. Cái lạnh thấu xương ở Alaska khiến họ phải đổi hướng đi xuống Seattle và sau đó băng qua Thái Bình Dương để tới Yokohama, Nhật Bản.
Lái xe ở Nhật Bản dường như là một điều lạ lẫm, đặc biệt là ở những khu vực nông thôn. Hầu như đến đâu học cũng được chào đón và ngỡ ngàng của những người nước ngoài chưa một lần tận mắt thấy những chiếc xe kiểu như thế này. Từ Nhật Bản, họ di men theo những con đường phía bắc để tới Vladivostok, vũng lãnh nguyên của Siberia. Tiến độ hằng ngày rất chậm và sau đó trở đi, tốc đọ được đo bằng feet trên giờ. Cuối cùng, sau cuộc hành trình qua 3 châu lục, con đường đầu tiên của châu Âu đã hiện ra trước mắt. Chiếc xe thắng cuộc thuộc về người Mỹ – Thomas-Flyer, tới Pa-ri vào ngày 30/7, chậm hơn 4 ngày so với Protos của Đức. Chiếc xe của Đức bị tước bỏ danh hiệu vô địch và phạt thêm 30 ngày nữa vì đã không đi qua tất cả các con đường ở Alaska trước khi băng qua Thái Bình Dương. Tay đua giành chiến thắng George Schuster sau đó đã được giới thiệu vào Hall of Fame năm 2010.
5. Giải đua Indianapolis 500 (từ năm 1911 đến nay)
Được xem như là màn trình diễn lớn nhất trong năm, giải đua Indy 500 được thành lập năm 1911 và vẫn đang được tổ chức hằng năm, thường vào ngày cuối tuần cuối cùng của của tháng 5, trên đường đua Indianapolis Motor Speedway, Indianapolis, Vương quốc Anh. Cho đến nay thì đây là một trong số những cuộc đua uy tín nhất, nơi luôn xuất hiện những ông vua tốc độ trên thế giới với màn trình diễn gần như là bay lên không với tốc độ trên 320km/giờ.
Người giành chiến thắng đầu tiên với tổng khoảng cách 500 dặm(tức khoảng 200 vòng ) là Ray Harroun – người điều khiển chiếc xe Marmon Model-32 based Wasp. Kết quả này đã gây không ít thắc mắc, chủ yếu là do Harroun đã bất chấp các quy tắc và hoàn thành cuộc đua mà không cần tới bất kỳ người thợ máy nào. Số tiền thưởng khổng lồ(1 tỷ VND vào năm 1912) đã thu hút được rất nhiều các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả các thương hiệu châu Âu như Fiat và Peugeot. Trong những năm qua, giải Indy 500 đã phát triển và theo tiêu chuẩn châu Âu, kích thước đọng cơ được giới hạn đến 3lít trong giai đoạn 1920-1922, 2lít giai đoạn 1923-1925, và 1,5lít giai đoạn 1926-1929.
Sau hai cuộc chiến tranh thế giới, tương lai của Indianapolis Motor Speedway có vẻ ảm đạm: nền gạch hư hỏng không thể sửa chữa, sân bị bỏ hoang và cỏ dại mọc um tùm, đua xe chuyên nghiệp dường như là không thể. Tuy vậy, Tony Hullman – một doanh nhân địa phương đã bắt tay vào việc phục hồi các cung đường, phục hưng lại giải đua Indy 500 và mở ra thời kỳ vàng son cho đua xe ở Mỹ thời kỳ hậu chiến.
4. Giải đua 24h of Le Mans (từ năm 1923 đến nay)
Đây là giải đua đường dài uy tín và lâu đời nhất trên thế giới vẫn được tổ chức hàng năm cho tới tận bây giờ. Ban đầu cuộc đua được tổ chức nhằm kiểm tra hiệu quả và độ tin cậy của xe ôtô sản xuất tại Sarthe Circuit, Le Mans, Pháp sau đó nó trở thành nơi so tài của hầu hết các thương hiệu nổi tiếng. Đây cũng là nơi dành cho cạnh tranh chuyên nghiệp và ganh đua cá nhân gay gắt, điều không giống với bất kỳ cuộc đua nào trên thế giới. Giai đoạn 1960-1969 đã là bằng chứng rõ ràng nhất. Thất vọng khi nỗ lực mua lại con ngựa Ý không thành, Henry Ford tuyên bố sẽ đánh bại Ferrari trên đường đua và ông đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển dòng siêu xe. Và quả đúng như vậy, Le Mans đã chứng kiến sự trưởng thành của những tay đua vĩ đại nhất mọi thời đại, nổi bật là Ford Mark IV, Ferrari 250 GTO, Porsche 917 và Chevrolet Corvette.
Giải đua 24h of Le Mans xuất hiện một hình thức đua mới gọi là Le Mans: các xe xếp dọc theo thành hố, theo làn song của lá cờ, tay đua nhanh chong vào xe, khởi động máy, đảo ngược và bắt đầu cuộc đua mà không có bất kỳ sự trợ giúp nào. Tuy nhiên điều này sau đó đã được bãi bỏ.
Hiện tại, các tay đua tham gia giải phải hoàn thành đoạn đương 5000km từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc, gấp 18 lần chiều dài trung bình trong giải đua Formula 1 Grand Prix.
3. Giải Mille Miglia (1927-1957)
Đây có thể là cuộc đua huyền thoại cuối cùng. Nó được khởi xướng bởi một người Ý đam mê xe hơi -Count Aymo Maggi – người tham gia vào các ấn bản khai mạc trong Isotta Fraschinni 8A SS. Bắt đầu và kết thúc tại Brescia, đường đua chạy dài hàng dặm qua các vùng nông thôn của Ý. Mặc dù đã giới thiệu được một số thương hiệu tốt nhất của Ý như Maserati, Isotta, Fiat, Ferrari và Alfa Romeo, cuộc đua vẫn bị hủy bỏ vào năm 1957 sau một tai nạn kinh hoàng đã giết chết người lái xe Ferrari – Spaniard Alfonso de Portago và Edmund Nelson – hoa tiêu của anh cùng với 9 khán giả, trong đó có tới 5 trẻ em.
2. Giải đua Monaco Grand Prix (từ năm 1929 đến nay)
Được coi là sự kiện uy tín và phổ biến nhất trên bảng đua Công thức 1 hàng năm, Monaco Grand Prix cùng với 24 Hours of Le Mans và Indy 500 chính thức được gọi là “Triple Crown of Motorsport”. Và đường đua Monaco gắn liền với giải từ năm 1929 cũng được gọi là “một địa điểm đặc biệt quyến rũ và uy tín”.
Trước năm 1929, giải cũng được tổ chức ở nông thôn hoặc nhằm mục đích xây dựng đường đua. Giải Monaco Grand Prix đầu tiên mang đến luồng gió mới cho môn thể thao này, bởi nó cho phép chạy trên các con phố của thủ đô Monte Carlo theo một lộ trình hẹp và xoắn, có cả đường hầm. Động cơ xe cũng được bảo hiểm. Thời gian đầu của giải là sự thống trị bởi sự nhanh nhẹn của Bugattis, sau đó là Alfa Romeo 8C Monza quyền thế.
Người ta nhắc đến Ayrton Senna như một tay đua vĩ đại nhất mọi thời đại khi anh giành nhiều chiến thắng nhất, 6 lần vô địch trong đó 5 trận thắng liên tiếp từ năm 1989 đến năm 1993.
1. Giải đua Carrera Panemericana (1950)
Carrera Panemericana là cuộc đua lịch sử qua những con đường của Mexico, ban đầu chỉ để quảng cáo và thu hút sự chú ý vào phần mới hoàn thành của đường cao tốc Panamericana. Cuộc đua đầu tiên gồm 9 chặng, kéo dài 5 ngày dọc theo 3300km đường cao tốc từ bắc vào nam. Sau đó 2 năm, đây được quảng cáo như là một cuộc đua nguy hiểm nhất chưa từng thấy do những đoạn cua gấp, những thay đổi đọ cao đột ngột,…Bộ chế hòa khí trên xe được điều chỉnh để thích nghi với không khí loãng ở độ cao cao hơn. Ấn bản đầu tiên của cuộc đua đã tìm ra người chiến thắng là chủ nhân chiếc Oldsmobile – Hershel McGriff và Ray Eliot. Có thể dễ dàng nhận thấy các xe khác cũng khá thành công ở một số chặng nhất định như Mercedes Benz “Gullwing” 300 SL và Porsche 550 Spyder. Cuối cùng, sau một tai nạn định mệnh tại Le Mans năm 1955, Carrera Panamericana và tất cả các cuộc đua trên cùng tuyến đường đều bị hủy bỏ. Tuy nhiên đến năm 1988, Eduardo de León Camargo đã phục sinh lại và nó vẫn tiếp tục cho đến tận bây giờ.
Porsche đã đặt tên 2 trong số những chiếc xe của mình sau một loạt chiến thắng tại giải đua này : Carrera và sau đó là du khách Panamera.
Theo VTC
Vietnam Motor Cub Prix sắp khởi tranh
Kéo dài đến 2 ngày với hai hệ đua hoàn toàn mới là YS2S dành cho xe hai thì và N4S dành cho dòng xe 4 thì, Vietnam Motor Cub Prix lần 2/2011 là giải đua có quy mô lớn nhất lịch sử với nhiều điều lệ thi đấu chuyên nghiệp theo mô hình quốc tế.
Vietnam Motor Cub Prix 2/2011 sẽ được tổ chức trong hai ngày 29-30/10/2011 tại sân vận động Quân đoàn 4 (KCN Sóng Thần, thị xã Dĩ An, Bình Dương) theo mô hình của các giải đua chuyên nghiệp của châu Á như: Petronas Cub Prix Malaysia, Asia Road Racing Championship...
Theo ông Trần Minh Quý, Trưởng ban chuyên môn của Liên đoàn xe đạp - mô tô thể thao Việt Nam, giải đua tranh mô tô 125cc mang tên Vietnam Motor Cub Prix lần 2/2011 tranh cúp Rebel USA là giải đua được tổ chức với quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử môn đua xe Việt Nam.
Nếu ở các giải đấu của 22 mùa giải trước đây, số lượng tay đua tham dự chỉ dừng lại ở con số không quá 48 VĐV thì nay lên đến 96 vận động viên đến từ hơn 19 CLB mạnh trên toàn quốc như: Rebel USA Racing Team, Thành Đạt Racing Boy, Hùng Linh...
Dòng xe 4 thì Notus SI125R được sử dụng cho VNMCP
Đặc biệt, sau 16 năm, Liên đoàn xe đạp - mô tô thể thao Việt Nam quyết định nâng tầm giải đua 125cc bằng việc chính thức cho phép các tay đua so tài với dòng xe 4 thì Notus SI125R. Với tổng giá trị giải thưởng lên đến gần 200 triệu đồng, hệ đua này là hệ đua có giải thưởng cao nhất từ trước đến nay.
"Đây sẽ là bước ngoặt đánh dấu một bước phát triển mới của môn thể thao đua xe tại Việt Nam để một ngày không xa, trên bản đồ đua xe thế giới sẽ có tên Việt Nam", ông Quý cho biết.
Nhằm chuyên nghiệp hoá hướng tổ chức để tương lai không xa có thêm nhiều hệ đua mới, Vietnam Motor Cub Prix lần 2 năm 2011 sẽ được tổ chức liên tiếp trong hai ngày với hai hệ đua: YS2S dành cho các dòng xe hai thì và N4S dành cho dòng xe 4 thì Notus SI125R.
Theo thể thức thi đấu mới, ở hệ đua YS2S, 48 tay đua sẽ được chia thành 2 hệ: phong trào và chuyên nghiệp. Mỗi hệ gồm 6 bảng thi đấu loại trực tiếp chọn nhất nhì vào vòng trong. Còn ở hệ đua N4S, BTC sẽ tổ chức thi đấu bấm giờ tính thành tích từ cao xuống thấp để chọn ra 24 tay đua tham gia đấu bảng ở vòng đấu bảng và chung kết. Một điểm đổi mới ở Vietnam Motor Cub Prix lần 2/2011 tranh cúp Rebel USA là sẽ có tính thứ hạng điểm thưởng nhằm chọn ra Tay đua vàng của năm.
VNMCP 2/2011 được tổ chức với quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử môn đua xe Việt Nam
Vietnam Motor Cub Prix lần 2/2011 tranh cúp Rebel USA cũng ghi dấu khi đây là sự kiện thể thao đầu tiên của Việt Nam và cả trong khu vực đoạt kỷ lục có khán đài lắp ráp nhiều chỗ ngồi nhất với sức chứa 12.680 chỗ. Toàn bộ khán đài được lắp ráp theo công nghệ Hàn Quốc với độ an toàn cực cao.
Đặc biệt, ở giải đua lần này tay đua Wu Hei đến từ đội đua Thượng Hải - Trung Quốc một lần nữa sẽ đem lại cho khán giả những giây phút nghẹt thở với những pha drift, burn-out, wheelie... đẳng cấp cao.
Theo VnMedia
Tai nạn kinh hoàng trên đường đua Indy500 Vụ tai nạn "dồn toa" kinh hoàng liên quan đến 15 xe vào hôm qua, 16/10, ở Las Vegas đã khiến nhà vô địch Indianapolis 500, tay đua Dan Wheldon tử nạn. Xe của Wheldon đã trượt qua nhiều xe khác khi xe của Wade Cunningham giảm tốc sau va chạm với đồng nghiệp James Hinchcliffe. Nhiều xe chạy sau phanh gấp, văng...