10 dự án vũ khí đắt nhất thế giới

Theo dõi VGT trên

Cùng với sự phát triển của công nghệ, vũ khí luôn được cải tiến. Sợ rằng các vũ khí quân sự hạng nặng sau khi dùng vài năm không còn làm kẻ thù khiếp sợ, các nhà quân sự liên tục nâng cấp để trang bị những vũ khí chính xác và hiệu quả hơn.

Điều này có nghĩa là các vũ khí tiê.u diệ.t mục tiêu chuẩn xác hơn, gây ít thiệt hại cho dân thường và an toàn hơn cho người sử dụng. Nhìn chung, ngân sách dành cho quốc phòng của các quốc gia mạnh về sản xuất vũ khí không phải là vấn đề mà các nhà sản xuất phải lo ngại.

Dưới đây là những loại vũ khí đắt nhất trên thế giới. Con số được thống kê là tổng chi phí cho mỗi loại vũ khí, bao gồm cả chi phí nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm.

1. F-35 Lightning II – 326,5 tỷ USD

10 dự án vũ khí đắt nhất thế giới - Hình 1

Mặc dù vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng chiến binh đa năng đã được thiết kế để có thể hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau. F-35 Lightning II kết hợp cả công nghệ tàng hình và hệ thống cảm biến tối tân nhất, với vận tốc nhanh hơn cả âm thanh.

Hiện có 3 phiên bản của máy bay này đã được sản xuất, mỗi phiên bản dùng cho Không quân, Hải quân và lính thủy đán.h bộ. Chiếc F35A có khả năng cất cánh và hạ cánh tiêu chuẩn, chiếc F-35B có thể cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng, còn chiếc F-35C có thể hạ cánh và cất cánh từ hàng không mẫu hạm.

2. Tàu khu trục Arleigh Burke DDG 51 – 101,8 tỷ USD

10 dự án vũ khí đắt nhất thế giới - Hình 2

Khoảng 80% của tổng số 75 đơn đặt hàng đã được giao. Chiếc tàu chiến siêu hạng này này cần tới 350 người để điều hành và được trang bị tên lửa tomahawk, sún.g 5-inch, ngư lôi và thiết bị dò mìn. Con tàu này dài hơn 150 m và nặng 9.200 tấn.

3. Tàu ngầm lớp Virginia – 83,7 tỷ USD

10 dự án vũ khí đắt nhất thế giới - Hình 3

Đây là chiếc tàu ngầm hạt nhân có độ dài 115m và nặng 7.800 tấn. Nó được trang bị 38 loại vũ khí khác nhau trên tàu, từ tên lửa hành trình Tomahawk cho đến các loại mìn và ngư lôi. Hiện có 8 chiếc loại này đang tuần tra trên các đại dương.

4. F-22 Raptor – 79,2 tỷ USD

10 dự án vũ khí đắt nhất thế giới - Hình 4

Chiếc Raptor là một chiến đấu cơ tàng hình tối tân có khả năng phát hiện chính xác và tiê.u diệ.t mục tiêu mà không bị phát hiện. Raptor được trang bị hai Sidewinder (hoả tiễn tầm nhiệt không đối không), 6 tên lửa không đối không hạng trung và cả tấn bom các loại. Đây được coi là chiếc máy bay chiến đấu hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.

5. F/A-18 E/F Super Hornets – 57,8 tỷ USD

10 dự án vũ khí đắt nhất thế giới - Hình 5

The Super Hornet là phiên bản nâng cấp của chiếc F/A-18 Hornet đang được ưa chuộng hiện nay. Được thiết kế được sử dụng cho Hải quân, chiếc máy bay này có chứa các tên lửa không đối không, tên lửa đất đối không, bom điều khiển bằng lade và cả sún.g 20mm.

6. V-22 Osprey – 57,8 tỷ USD

10 dự án vũ khí đắt nhất thế giới - Hình 6

Chiếc Osprey được thiết kế để bay đường dài, có khả năng bay liên tục 390 dặm hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu. Chính vì thế, chiếc máy bay này có độ dài hơn một chiếc trực thăng và có thể đạt tốc độ hơn 260 dặm/giờ. Không chỉ có khả năng cất cánh và hạ cánh ngắn, hay còn gọi là STOL, đôi cánh dài hơn 11m của Osprey còn cho phép nó bay lượn như một chiếc trực thăng và có thể cất cánh, hạ cánh theo chiều thẳng đứng, hay còn gọi là VTOL.

7. Tên lửa Trident II – 53,2 tỷ USD

10 dự án vũ khí đắt nhất thế giới - Hình 7

Video đang HOT

Đây là loại tên lửa đạn đạo phiên bản mới nhất của Hải quân Mỹ. Trident II được dùng trên phần lớn các tàu ngầm Ohio của quân đội Mỹ và ngoài ra một số tàu chiến của hải quân Anh cũng sử dụng. Loại tên lửa này dài hơn 13,5 m, nặng 80 tấn. Trident II có tầm bay xa tới 4.600 dặm và di chuyển với tốc độ hơn 13.000 dặm/giờ.

8. Xe bọc thép MRAP – 41,6 tỷ USD

10 dự án vũ khí đắt nhất thế giới - Hình 8

Xét về các thiết bị chống đạn, Joint Mine Resistant Ambush Protected (MRAP), là chiếc xe bảo vệ tốt nhất cho những người lính trước mọi loại đạn, bom. Chiếc xe được thiết kế xuất phát từ nhu cầu của quân đội Mỹ trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, khi quân đội Mỹ chịu thiệt hại nặng nề vì các thiết bị gây nổ tức thời.

Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, MRAP được thiết kế theo nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau, tuy nhiên điểm chung của mọi chiếc xe là khung gầm được thiết kế theo hình chữ V, nhằm chống lại sự công phá của các loại bom đặt dưới lòng đất. Lớp vỏ và kính chống đạn dầy đến mức có thể chịu được sự tấ.n côn.g liên tục của sún.g cỡ 0,5.

9. Tàu sân bay lớp CVN-78 – 34 tỷ USD

10 dự án vũ khí đắt nhất thế giới - Hình 9

CVN-78 là loại hàng không mẫu hạm đắt nhất từng được sản xuất. Hiện đã có 3 đơn đặt hàng loại này chuẩn bị được giao hàng trong vài năm tới. CVN-78 là thế hệ kế tiếp, có trọng lượng hàng trăm ngàn tấn và có độ rộng bằng khoảng 3 sân bóng đá. Tổng diện tích của hàng không mẫu hạm này vào khoảng 4,5 acres, cho phép nó chứa được 75 chiếc máy bay.

CVN được trang bị cả tên lửa Evolved Sea Sparrow và 2 lò phản ứng hạt nhân tối tân nhất. Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng chính thức, CVN-78 sẽ thay thế USS Enterprise, vốn đã được Hải quân Mỹ sử dụng trong một thời gian dài.

10. Máy bay do thám P-8A Poseidon – 33 tỷ USD

10 dự án vũ khí đắt nhất thế giới - Hình 10

P-8A Poseidon được thiết kế để thay thế chiếc PC=3 Orion. Mặc dù ban đầu được thiết kế là một loại máy bay do thám, nhưng nó cũng được trang bị ngư lôi Mk 54 và các loại mìn, cùng với tên lửa tầm xa AGM-84k. Vì được trang bị thêm nhiều vũ khí hạng nặng nên Poseidon sử dụng loại cánh 737-900 để có thể chịu được sức nặng của tên lửa.

Không quân Mỹ hy vọng đây sẽ là một loại máy bay có thể kết hợp các nhiệm vụ tuần tra, do thám và chống tàu ngầm hiệu quả, vì thế Poseidon được trang bị thiết bị cảm biến hiện đại và tối tân nhất của ngành công nghệ quốc phòng.

Theo soha

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình

Hiện nay, nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình tập trung toàn bộ ở các nước châu Á-Thái Bình Dương, đằng sau có ý đồ chiến lược.

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 1

Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ, loại máy bay chiến đấu tàng hình duy nhất hiện nay trên thế giới đã trang bị cho quân đội.

Tân Hoa xã dẫn bài viết từ "Nhật báo Khoa học Kỹ thuật" Trung Quốc cho rằng, gần đây, trên trang mạng của Hàn Quốc lần đầu tiên đã công bố một phương án thiết kế máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm kiểu mới do Hàn Quốc tự nghiên cứu chế tạo. Đây đã là phương án thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được Hàn Quốc đưa ra lần thứ ba.

Trước đó, tháng 1/2011, Trung Quốc công khai máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ tư tự nghiên cứu phát triển J-20, Nga cũng bắt đầu cho bay thử liên tục máy bay chiến đấu tàng hình T-50.

Trước khi chính thức phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, Nhật Bản đang nghiên cứu phát triển máy bay thử nghiệm Shinshin, sẽ cho bay thử lần đầu tiên vào năm 2014.

Ngoài ra, máy bay chiến đấu kiểu Hàn Quốc (KFX) đang cùng phát triển với Indonesia, có tính năng ưu việt hơn KF-16, cũng có tính năng tàng hình.

Các nước đua nhau phát triển, trang bị máy bay chiến đấu tàng hình có mục đích và động cơ đáng phải nghiên cứu, đồng thời sự đấu đá khắp nơi trong quan hệ quốc tế và tính toán chiến lược đằng sau cũng đáng phải tiến hành nghiên cứu.

Có những máy bay chiến đấu tàng hình nào?

Căn cứ vào sự khác nhau về tiêu chuẩn của các nước khác nhau, máy bay chiến đấu tàng hình có thể gọi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hoặc thứ năm. Máy bay chiến đấu tàng hình chủ yếu có tiêu chuẩn "4S", tức là khả năng tàng hình cao, khả năng tuần tra siêu âm, khả năng tấ.n côn.g vượt tầm nhìn và khả năng siêu cơ động.

Hiện nay, máy bay chiến đấu tàng hình đang được các nước trên thế giới sử dụng hoặc đang nghiên cứu chủ yếu có máy bay chiến đấu F-22 Raptor và máy bay F-35 Lightning của Mỹ, máy bay T-50 của Nga, máy bay J-20 của Trung Quốc, máy bay Shinshin của Nhật Bản, máy bay FGFA của Ấn Độ và máy bay KF-X của Hàn Quốc.

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 2

Máy bay chiến đấu tàng hình tấ.n côn.g liên hợp F-35 của Mỹ.

Máy bay chiến đấu F-22 là máy bay chiến đấu tàng hình duy nhất đã trang bị cho quân đội hiện nay, máy bay chiến đấu này là một loại máy bay chiến đấu tàng hình hạng nặng, có tính năng tác chiến vượt trội.

Tương xứng với máy bay này là máy bay chiến đấu F-35 được mệnh danh là "máy bay chiến đấu thế giới", máy bay chiến đấu này do Mỹ liên kết với 8 quốc gia cùng nghiên cứu, phát triển, đã ứng dụng rất nhiều công nghệ hàng không mới tiên tiến, mức độ thông minh hoá bảo trì, sửa chữa cao.

Còn T-50 là máy bay chiến đấu tàng hình của cường quốc hàng không truyền thống Nga, vừa bay thử cách đây không lâu, máy bay chiến đấu này cũng là máy bay chiến đấu hạng nặng trên không, đã đại diện cho trình độ máy bay chiến đấu tàng hình cao nhất của Nga hiện nay, có ưu thế khoảng cách cất cánh ngắn.

FGFA của Ấn Độ là máy bay chiến đấu tàng hình hợp tác với Nga nghiên cứu phát triển trên nền tảng T-50. Máy bay chiến đấu Shinshin của Nhật Bản đang ở trong giai đoạn nghiệm chứng công nghệ, đồng thời máy bay chiến đấu này đã đưa ra khả năng "F3", tức là "phát hiện trước", "tấ.n côn.g trước" và "tiê.u diệ.t trước".

Hàn Quốc cũng ký với Indonesia một bản ghi nhớ cùng nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, công tác nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu KF-X đã bắt đầu.

Tại sao phải nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình?

Báo Trung Quốc cho rằng, Mỹ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình là để ứng phó với thách thức mới, củng cố ưu thế tuyệt đối trên không.

Mỹ là nước duy nhất trên thế giới hiện nay sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình đã đi vào hoạt động, hơn nữa cũng là nước có động cơ và mong muốn trang bị máy bay chiến đấu tàng hình mạnh nhất.

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 3

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc.

Là máy bay chiến đấu tàng hình quý giá trong vũ khí trang bị của không quân hiện nay, Không quân Mỹ thể hiện một phong độ vương giả không nhường ai.

Đồng thời, trong nội bộ Quân đội Mỹ với sự cạnh tranh tương đối kịch liệt giữa các quân chủng, đã đưa ra tư tưởng tác chiến mới và phương án máy bay chiến đấu mới. Đây cũng là thủ đoạn tất yếu để Không quân Mỹ duy trì vị thế vượt trội của họ, tranh thủ nhiều hơn nân sách quốc phòng.

Điều đáng đề cập tới là, việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu mới cũng đã được Chính phủ Mỹ quan tâm chặt chẽ, được các tập đoàn sản xuất vũ khí có ảnh hưởng cực lớn trên chính trường thúc đẩy mạnh mẽ.

Theo báo Trung Quốc, Nga không cam chịu lạc hậu, công nghiệp hàng không được tích luỹ rất nhiều. Nga là nước lớn hàng không truyền thống, chiếm vị trí rất quan trọng trong lịch sử hàng không thế giới, nhiều loại máy bay chiến đấu Nga với đại diện là MiG-29 và Su-27 là truyền thuyết kinh điển đã làm nên lịch sử hàng không thế giới.

Máy bay chiến đấu tàng hình của Nga có đề cập tới radar AESA tính năng cao, công nghệ lực đẩy véc-tơ và thiết kế, nước sơn kết cấu tàng hình, những thứ này đều có dự trữ công nghệ rất hùng hậu ở Nga, đồng thời đã tiến hành ứng dụng và nghiệm chứng ở một phận máy bay chiến đấu hiện nay.

Có thể nói, đối với người Nga, máy bay T-50 bay thử là "hợp tình hợp lý", thậm chí là một việc dễ như trở bàn tay. Đồng thời, diện tích lãnh thổ Nga rộng lớn, an toàn trên không rất quan trọng đối với quốc gia vắt ngang hai châu lục lớn này.

Đối với Nga, muốn bảo vệ thành công chủ quyền quốc gia, một loại máy bay chiến đấu tàng hình phù hợp với trào lưu phát triển của máy bay chiến đấu đương đại rõ ràng rất quan trọng và cần thiết.

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 4

Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 của Nga.

Báo Trung Quốc nhấn mạnh đến động cơ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình mang tính "chính nghĩa" của Trung Quốc là để "bảo vệ an ninh và lợi ích phát triển của mình, thúc đẩy hoà bình và phát triển của thế giới".

Cùng với công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc không ngừng đi vào chiều sâu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế của Trung Quốc ngày càng nặng, độ khó cũng dần dần tăng lên.

Trong tình hình chi tiêu quân sự rất có hạn, Trung Quốc luôn "giỏi" bám theo và lựa chọn vũ khí trang bị có ý nghĩa mang tính chiến lược, bất kể là bom nguyên tử hay tàu ngầm hạt nhân.

Thông qua công nghệ và kinh nghiệm tích luỹ nhiều năm trong thực tiễn chế tạo máy bay chiến đấu và công nghiệp hàng không, Trung Quốc sơ bộ đã có thực lực nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình. Nhưng, Trung Quốc rất "kiềm chế" trong vấn đề nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình.

Điều này cũng cho thấy, Trung Quốc nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình chỉ có động cơ duy nhất, theo báo Trung Quốc, đó là thông qua vũ khí sát thủ có chủng loại và số lượng hạn chế, "bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích phát triển, thúc đẩy hoà bình và phát triển của thế giới".

Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng không cam chịu đứng ngoài, tích cực tìm cách phát triển. Đây là những nước có ảnh hưởng nhất định ở châu Á và trên thế giới, có mối quan tâm rất lớn đối với máy bay chiến đấu tàng hình.

Ấn Độ là nước lớn mang tính khu vực, lòng tự tôn dân tộc mạnh mẽ cùng với tình hình an ninh tiểu lục địa Nam Á thường xuyên không ổn định đều thúc đẩy Ấn Độ rất nhạy cảm với vũ khí trang bị tiên tiến có thể khẳng định được sức mạnh quốc gia.

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 5

Nhật Bản nghiên cứu phát triển máy bay tàng hình Shinshin

Nhật Bản tuy bị "chế ước" trong phát triển trang bị, nhưng dựa vào khả năng chế tạo công nghiệp hùng hậu của họ, và quan hệ đồng minh với Mỹ, khát vọng trở thành nước lớn quân sự mạnh mẽ và quan hệ láng giềng tương đối căng thẳng, đều thúc đẩy Nhật Bản có thái độ kiên quyết trong nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, không thể ngăn cản.

Hàn Quốc tuy hoàn toàn không phải là nước lớn quân sự mang ý nghĩa truyền thống, nhưng tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, ý thức dân tộc mạnh mẽ cũng thúc đẩy Hàn Quốc không thoả mãn với sự bảo hộ của quân đồng minh.

Trong nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, thái độ của Hàn Quốc có thể nói là "có điều kiện thì phải tiến lên, không có điều kiện cũng phải tiến lên".

Thẻ bài mới trong cuộc đấu đá chiến lược

Với tư cách là máy bay chiến đấu tàng hình có ý nghĩa cột mốc trong lịch sử hàng không quân sự thế giới, không chỉ sẽ gây ra tác động to lớn đối với hình thức của chiến tranh, đồng thời cũng sẽ gây ảnh hưởng to lớn đối với quan hệ quốc tế và tình hình địa-chiến lược của thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Máy bay chiến đấu tàng hình đã vượt lên cấp độ của vũ khí trang bị, đằng sau hình bóng của nó hàm chứa cuộc đấu đá giữa các nước lớn và sự tính toán chiến lược.

Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới hiện nay, mục tiêu chiến lược hàng đầu của họ chính là bảo vệ địa vị bá quyền, điều này cũng làm cho vũ khí trang bị được họ nghiên cứu phát triển cũng phải phù hợp với sự định vị chiến lược này.

Đồng thời, Mỹ là nước duy nhất hiện nay công khai thừa nhận nghiên cứu phát triển và sản xuất 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình. Sự tính toán chiến lược đằng sau 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình này rất rõ ràng, nội hàm phong phú.

F-22 và F-35 cao thấp phối hợp, bổ sung cho nhau, cùng phác hoạ ra trụ cột chính của Không quân Mỹ tương lai.

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 6

Mô hình máy bay chiến đấu KFX Hàn Quốc.

Với tư cách là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới, Mỹ cấm xuất khẩu máy bay chiến đấu F-22 cho nước khác.

Bởi vì máy bay chiến đấu F-22 đã tích hợp rất nhiều công nghệ mũi nhọn của Mỹ, tính năng tác chiến rất ưu việt, có vai trò rất quan trọng đối với việc củng cố địa vị bá quyền của Mỹ.

Đồng thời, ý nghĩa của máy bay chiến đấu F-35 tỏ ra có ý vị rất sâu xa. Máy bay chiến đấu này được Mỹ đứng đầu, hợp tác với các nước đồng minh nghiên cứu phát triển, điều này không chỉ làm giảm chi phí và rủi ro nghiên cứu chế tạo loại máy bay chiến đấu này, đồng thời phương thức hợp tác nghiên cứu phát triển này có đặc điểm thương mại rất mạnh.

Nhưng, F-35 có sự khác biệt tương đối (trình độ) với F-22 về tính năng, ngược lại, điều này cũng tiếp tục củng cố ưu thế của Mỹ về máy bay chiến đấu tàng hình, và làm cho các nước đồng minh phụ thuộc lâu dài vào Mỹ trong nghiên cứu phát triển công nghệ và duy tu bảo dưỡng máy bay chiến đấu tàng hình.

Đồng thời, điều này cũng đã hạn chế có hiệu quả và tiếp tục kiểm soát lực lượng trên không của các nước đồng minh, đã đạt được mục đích củng cố quan hệ đồng minh, duy trì bá quyền thế giới.

Có thể nói như này, Mỹ dùng 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình "nho nhỏ", đã thu được hiệu quả và lợi ích "rất lớn" trên 2 phương diện an ninh và kinh tế.

Hiện nay, các nước có nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình hầu như toàn bộ tập trung ở các nước châu Á-Thái Bình Dương, hiện tượng "tập hợp" này hoàn toàn không phải là trùng hợp.

Trước hết, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có vị trí quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới, khu vực này đã tập trung 3 nước thường trục của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, 3 nước BRIC, và khu vực này không thiếu các vấn đề điểm nóng quốc tế như bán đảo Triều Tiên

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 7

Ấn Độ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình dựa trên nền tảng máy bay T-50 của Nga.

Đồng thời, khu vực này đã tập trung 3 nền kinh tế lớn trên thế giới và các nước mới nổi, có thị trường khổng lồ, triển vọng kinh tế tốt đẹp. "Nhiệt độ" chính trị và kinh tế tăng cao chắc chắn sẽ truyền tới cấp độ quân sự, máy bay chiến đấu tàng hình đã trở thành thẻ bài mới đấu đá giữa các nước chủ yếu ở châu Á-Thái Bình Dương.

Đối với Nga, Putin mở ra thời đại 3.0, chính quyền mới đang coi trọng phát triển khu vực Viễn Đông, mạnh mẽ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng, ở khu vực này đang tồn tại bán đảo Triều Tiên căng thẳng và tranh chấp quần đảo Nam Kuril giữa Nga-Nhật. Đồng thời, sức ép chiến lược của Mỹ nhằm vào Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng rất lớn.

Cho nên, nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình là một trong những thủ đoạn quan trọng để duy trì ưu thế quân sự của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đồng thời, động thái của Nga cũng có lợi cho sự ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ở mức độ nhất định đã làm giảm sự phát triển của các hành động bá quyền ở khu vực này, đã bảo vệ sự cân bằng chiến lược ở khu vực này.

Đối với Mỹ, máy bay chiến đấu tàng hình không chỉ đã củng cố địa vị của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mà cũng đã tăng cường quan hệ giữa họ với các nước đồng minh ở khu vực này, đã tăng thêm một thẻ bài mới cho họ can dự tình hình khu vực này.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ tồn tại các nước lớn khu vực truyền thống, mà còn tồn tại nước lớn khu vực trỗi dậy nhanh chóng-Ấn Độ và Nhật Bản, Hàn Quốc-những nước có thực lực kinh tế mạnh.

Các nước mới nổi đều khát vọng đóng vai trò ảnh hưởng ngày càng quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mở rộng lợi ích quốc gia của mình, tìm kiếm quyền phát ngôn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương - một "trung tâm mới" của thế giới.

Máy bay chiến đấu tàng hình trở thành giấy thông hành của các nước mới nổi đi lên vũ đài đấu đá giữa cá nước lớn truyền thống, trở thành hy vọng mới cho các nước này sinh tồn, phát triển, tiến bộ trong thế kỷ mới.

Các nước mới nổi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương rất quan tâm đến nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, chắc chắn sẽ làm cho tình hình châu Á-Thái Bình Dương vốn đã vô cùng phức tạp, càng trở nên không rõ ràng và gay cấn.

Có thể nói, Mỹ nghiên cứu máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư sớm nhất, đã gây ra phản ứng dây chuyền, về khách quan đã tạo ra hiện tượng "tập trung" máy bay chiến đấu tàng hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều này cũng đã phần nào tạo ra cuộc chạy đua ở toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, làm gia tăng các nhân tố bất ổn ở khu vực này

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 8

Mô hình máy bay KFX Hàn Quốc.

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Mỹ: Ít nhất 44 người t.ử von.g do bão Helene
15:08:01 28/09/2024
Số người thiệ.t mạn.g do lũ lụt tại Nepal tăng lên 59 người
07:21:36 29/09/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Iran: Mọi phong trào kháng chiến tại Trung Đông hợp sức, Israel sẽ hối tiếc
22:08:53 28/09/2024
Nga dồn lực hiệp đồng tác chiến, Ukraine mất hơn 18.500 quân ở Kursk
07:48:44 30/09/2024
Đàm phán dầu mỏ giữa Nga và Ấn Độ chưa đạt kết quả
15:09:19 28/09/2024
Ông Trump cảnh báo nguy cơ xung đột Ukraine leo thang thành Thế chiến 3
16:49:50 28/09/2024

Tin đang nóng

Nóng: Nữ diễn viên "The Glory" qua đời vì nhồi má.u não
09:33:40 30/09/2024
Hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên "The Glory" trước khi đột ngột qua đời vì nhồi má.u não
12:59:27 30/09/2024
Xoài Non tung ản.h nón.g hừng hực, thứ muốn khoe lại nằm ở cổ tay nhắm thẳng vào Gil Lê
11:11:29 30/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Cụ ông 96 tuổ.i sống trong viện dưỡng lão: Tự nấu ăn, đặt đồ online
11:32:32 30/09/2024
Bùi Lan Hương tiết lộ phản ứng của Nguyễn Quang Dũng khi cô thi 'Chị đẹp'
09:44:43 30/09/2024
Hôn nhân trái ngược của dàn diễn viên phim thần tượng Đài Loan (Trung Quốc)
12:47:08 30/09/2024
Mẹ đơn thân TPHCM lấy người đàn ông có quá khứ đen tối: 4 năm chưa từng hối hận
11:26:33 30/09/2024

Tin mới nhất

Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo phi basmati đối với Việt Nam và thế giới

14:28:01 30/09/2024
Theo Tham tán Bùi Trung Thướng, có những lý do sau dẫn tới việc Chính phủ Ấn Độ đưa ra quyết định trên. Thứ nhất là tăng diện tích gieo cấy.

Cháy tại nhà máy sản xuất pin xe điện ở Trung Quốc

14:26:00 30/09/2024
Sau khi nhận thông tin về vụ cháy vào khoảng 11h30 sáng, giờ địa phương, lực lượng cứu hỏa đã có mặt tại nhà máy và tiến hành sơ tán những người có mặt trong khuôn viên nhà máy rộng 15.000m2.

Pakistan cắt giảm nhân sự và bộ máy hành chính để đáp ứng điều kiện của IMF

14:02:06 30/09/2024
Mặc dù Islamabad đã đàm phán nhiều khoản vay với IMF, nhưng nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi về khả năng giải quyết triệt để các vấn đề kinh tế của quốc gia Nam Á.

Hàn Quốc chuẩn bị đối phó bão Krathon

13:23:22 30/09/2024
Theo Cơ quan dự báo khí tượng Hàn Quốc, bão Krathon sẽ ảnh hưởng đến đảo Jeu và khu vực ở phía Nam và tỉnh Gangwon ở phía Đông.

Nepal đóng cửa trường học sau đợt mưa lớn khiến trên 100 người t.ử von.g

12:39:46 30/09/2024
Theo các chuyên gia, một số khu vực ở thủ đô Kathmandu ghi nhận lượng mưa lên tới 322,2 mm, khiến mực nước sông Bagmati dâng lên 2,2 m, vượt ngưỡng nguy hiểm. Đến sáng 29/9, lượng mưa ở nhiều nơi bắt đầu giảm.

Mỹ và Đức rút nhân viên ngoại giao ở Liban về nước

10:06:15 30/09/2024
Cùng ngày, Đức thông báo sẽ đưa các nhà ngoại giao nước này ở Liban và gia đình của họ về nước, đồng thời cắt giảm biên chế tại các phái bộ ở Israel, Liban và Bờ Tây.

Phản ứng của ông Trump sau cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Ukraine trong 5 năm

10:03:57 30/09/2024
Về phần mình, Tổng thống Zelenskyy nói ngắn gọn rằng ông tin ông và cựu Tổng thống Trump có chung quan điểm Ukraine phải thắng Nga và thừa nhận tầm quan trọng của cuộc bầu cử Mỹ sắp tới.

Chứng khoán Nhật Bản đối mặt giai đoạn nhiều biến động hậu bầu cử

09:52:26 30/09/2024
Theo các nhà phân tích, thị trường chứng khoán Nhật Bản có thể sẽ trải qua những biến động lớn trong thời gian tới cho đến khi ông Ishiba công bố thêm thông tin về các chính sách của mình.

Người dân Liban đùm bọc nhau trong giai đoạn chiến sự rối ren

09:50:41 30/09/2024
Quân đội Liban cũng kêu gọi người dân bảo vệ thống nhất đất nước và tránh bị lôi kéo vào những hành động có thể ảnh hưởng đến ổn định trật tự quốc gia ở giai đoạn nguy hiểm và nhạy cảm này .

Phong trào Hồi giáo Hezbollah bổ nhiệm thủ lĩnh mới

09:44:02 30/09/2024
Với phong thái điềm tĩnh, ông đã có những bài phát biểu hùng hồn trong các lễ tang của những chiến binh Hezbollah đã hy sinh trong năm qua do các cuộc đụng độ với Israel.

Ngoại trưởng Pháp đến Liban bất chấp tình hình an ninh bất ổn

09:36:44 30/09/2024
Hôm 25/9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi Israel không leo thang xung đột sang Liban, cũng như hối thúc cộng đồng quốc tế "không thể và không được phép để xảy ra chiến tranh ở Liban".

Jordan tiếp tục điều máy bay chở hàng viện trợ nhân đạo tới Liban

09:05:52 30/09/2024
Hoạt động viện trợ của Jordan diễn ra trong bối cảnh Israel gia tăng các đợt không kích quy mô lớn nhằm vào lãnh thổ Liban bắt đầu từ ngày 23/9, đán.h dấu chiến dịch quân sự dữ dội nhất tại khu vực kể từ năm 2006.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ trẻ thuê nhà cho cả gia đình đi du lịch đảo Phú Quý nguyên 1 tháng: Hải sản ăn "ngập răng", con tha hồ trải nghiệm cuộc sống bản địa, tổng chi phí mới bất ngờ

Netizen

14:44:03 30/09/2024
Được mệnh danh là tiểu Bali của Việt Nam, đảo Phú Quý mang những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhẹ nhàng, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

Bom tấn hot nhất Steam tung cập nhật mới sau nhiều năm, game thủ thất vọng, chán nản toàn tập

Mọt game

14:29:32 30/09/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện chính là Fallout 4. Không thể phủ nhận rằng mặc dù đã là một tựa game có tuổ.i đời tương đối dài, thế nhưng Fallout 4 bất ngờ trở nên rất hot trong thời gian gần đây

Nữ đạo chích chuyên lừa đàn ông 'qua đêm' để trộm cắp

Pháp luật

13:35:57 30/09/2024
Giang gây ra liên tiếp 2 vụ lừa đàn ông qua đêm để trộm cắp tài sản, lợi dụng nuôi con nhỏ được hoãn đi tù để bỏ trốn, bị truy nã.

8 công thức nước ép và sinh tố làm đẹp da, tốt cho sức khỏe

Làm đẹp

13:27:39 30/09/2024
Chất chống oxy hóa trong cần tây giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da trước tác động tiêu cực của môi trường, nhờ đó làm chậm lão hóa.

Châu Bùi khoe eo thon, Baifern hở lưng trần gợi cảm tại Pháp

Phong cách sao

12:52:16 30/09/2024
Tham dự Tuần lễ thời trang Paris, dàn sao nổi tiếng xuất hiện trong những bộ đồ đơn giản nhưng vẫn gây ấn tượng.

Sao nam đóng Chúng ta của 8 năm sau lần đầu nói về tang sự, chỉ một câu mà gây nhói lòng

Sao việt

12:49:14 30/09/2024
B Trần thú nhận anh là mẫu người đàn ông của gia đình. Bản thân B Trần đã bỏ các cuộc vui từ lâu để dành thời gian cho gia đình.

Lisa lại b.ị t.ố hát nhép

Nhạc quốc tế

12:43:19 30/09/2024
Nhiều phân đoạn cũng được cho là cô hát nhép lộ liễu khi không kịp đưa mic lên miệng hoặc bỏ luôn câu hát mà chỉ tập trung vào vũ đạo, trình diễn trên sân khấu.

Khởi đầu tuần mới tinh khôi, ấn tượng chỉ với hai tông màu trắng đen

Thời trang

12:27:56 30/09/2024
Để khởi đầu tuần mới, tháng mới theo cách thật tinh khôi và ấn tượng, bạn chỉ cần sử dụng váy áo mang tông màu trắng đen theo những cách sáng tạo dưới đây.

Ăn cá thường xuyên có thể bảo vệ chống lại chứng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer

Sức khỏe

12:21:15 30/09/2024
Hơn nữa, việc ăn cá thường xuyên đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng não nói chung và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh.

Bột nếp kết hợp với loại quả quen thuộc này không chỉ giúp dưỡng da trong mùa thu mà còn giúp bổ phổi, thông khí huyết

Ẩm thực

11:53:29 30/09/2024
Hãy cùng khám phá sự kết hợp tuyệt vời này, biến những nguyên liệu tưởng chừng như đơn giản thành bảo bối chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, đồng hành cùng bạn trong suốt mùa thu này.