10 dòng xe nên né khi mua ôtô cũ
Không phải xe có thương hiệu hay có giá đã là xe bền hay ít bệnh, những dòng xe cũ nào nên cảnh giác khi mua ôtô đã qua sử dụng?
Theo chuyên trang MSN, người mua xe cũ nên cảnh giác với mẫu Toyota Camry sản xuất tại Mỹ từ năm 2007 đến năm 2009. Các đời xe này bị đánh giá là có nhiều vấn đề khá nghiêm trọng như tình trạng mòn má phanh quá nhanh của mẫu Camry đời 2008 hay lỗi ở bơm nước.
Subaru Forester sản xuất từ năm 2003 đến năm 2007 và bản năm 2009 bị liệt vào danh sách đen cần cảnh giác do tỷ lệ phải thay động cơ vì các lỗi khác nhau khá lớn. Trừ những đời xe trên, mẫu xe Nhật này là lựa chọn không tồi cho những người sống tại các khu vực hàn đới khi có nội thất rộng rãi và hệ dẫn động 4 bánh.
Nissan Altima sản xuất từ năm 2003 đến năm 2010 bị chê vì khá nhiều vấn đề như ắc quy kém, điều hòa nhanh hỏng và phanh cũng dễ trục trặc. Ngoài ra, xe còn có thể dính lỗi check engine và lọc xăng khiến xe bị chết máy.
Honda Accord, dòng xe ăn khách nhất nhì tại Mỹ cũng bị lọt danh sách đen với các đời xe từ 2003 đến 2004, từ 2008 đến 2010. Những đời xe này dễ bị lỗi hộp số và chi phí sửa chữa rất cao. Ngoài ra, xe đời 2008 và 2009 có thể có trục trặc về phanh. Trừ các đời xe trên, Accord là lựa chọn tốt khi bạn đi mua xe cũ.
BMW 3-Series đời từ 2003 đến 2006, bản 325i đời 2006 và bản 335i từ 2007 đến 2010 bị chê vì lỗi bơm nước, nhanh mòn má phanh, hay trục trặc cửa sổ điện, hỏng đệm đầu máy, lỗi ở bơm xăng và kim xăng. Tất cả những lỗi này đều rất tốn kém khi sửa chữa nên các đời xe trên cần được tránh khi chọn mua xe cũ.
Video đang HOT
Ford F-150, dòng xe bán chạy nhất nước Mỹ cũng có những đời xe nên tránh khi mua lại như bản từ 2003 đến 2007, bản 2008 và bản từ 2009 đến 2011. Các phiên bản này có thể dính trục trặc ở hệ thống điều hòa tự động hay vấn đề ở hộp số.
Ford Focus bản từ 2003 đến 2006 và bản 2012 bị liệt vào danh sách những chiếc xe cũ nên tránh sau khi khách hàng than phiền quá nhiều về độ ồn, lỗi điều hòa, rò rỉ dầu, chỗ gá động cơ dễ vỡ hay lỗi về máy phát điện, đề và ắc quy. Phiên bản năm 2012 bị chê về chất lượng radio và khó sang số.
Ford Explorer bản từ 2004 đến 2008, từ 2011 đến 2013 bị phàn nàn khá nhiều vấn đề như hộp số, hệ thống làm mát, điều hòa… Vì thế, các đời xe này của dòng SUV của Ford phải góp mặt trong danh sách nên tránh mua.
Jeep Wrangler là một mẫu SUV rộng rãi và mạnh mẽ nhưng các phiên bản từ 2007 đến 2012 bị than phiền về hệ thống treo, hệ thống lái, hộp số…
Theo các chuyên gia MSN, Chevrolet Silverado 1500, GMC Sierra 1500 sản xuất từ năm 2003 đến 2006 nên tránh vì các vấn đề về đầu đĩa, phanh, lỗi cửa sổ, đèn check engine, hệ thống lái…
Theo VNE
Những điều cần biết khi mua xe cũ
Độ khít của cánh cửa, mặt dưới lốc máy hay các chân máy là những điểm cần chú ý khi mua xe cũ mà không nhiều người biết.
Kinh nghiệm kiểm tra các bộ phận khi mua xe cũ như cánh cửa, lốc máy, hệ thống làm mát, lốp xe...
1. Cánh cửa
Kiểm tra các cánh cửa đóng có sát không, có bị hở hay vênh không? Nếu có thì xe đã va chạm, tùy thuộc vào mức độ va chạm ít hay nhiều mà cân nhắc.
2. Lốc máy
Kiểm tra mặt dưới lốc máy xem có bị rỉ nhớt hay không? Nếu có thì nhiều khả năng máy bị mòn gioăng. Trường hợp không rỉ nhớt cũng có thể do nhiều người lường trước được nên sử dụng nhớt đặc loại 20w-40 hay 30w-50, loại này cũng có tác dụng ngăn những xe hở bạc không ra khói đen. Thực tế vẫn nên dùng loại nhớt yêu cầu theo xe là tốt nhất.
3. Hệ thống làm mát
Ống làm mát bị rò rỉ.
Kiểm tra hệ thống làm mát như đường ống còn nguyên vẹn không, nhiều xe cũ hay bị rò rỉ đường ống này. Trường hợp bị nhẹ có thể tự đông lại nếu xe sử dụng nước mát loại concentrated (phải pha với nước trước khi sử dụng), nếu không sẽ bị gây thiếu nước làm nóng máy.
4. Lốp xe
Ngoài kiểm tra bằng mắt người mua xe cũ nên chạy thử, nếu lốp mòn sẽ nghe tiếng ồn lớn hơn bình thường. Tiếng ồn thường do 2 bánh xe sau, nếu xe dẫn động 4 bánh thì 2 bánh trước sẽ mòn nhiều hơn vì phanh chủ động trước.
5. Máy lạnh
Kiểm tra cánh quạt máy lạnh có chạy hay không, nếu không thì xe vẫn lạnh nhưng hơi yếu.
6. Chân máy
Có 4 chân máy (engine mount) bằng cao su. Nếu chân máy bị gãy sẽ gây hiện tượng giật khi đề pa, chi phí thay thế rất đắt.
Chân máy.
Cách kiểm tra: mở nắp ca-pô, vào số 1 rồi nhấn ga, thấy máy giật mạnh ngược về sau hoặc ngược lên trước thì thay. Cũng dễ nhìn bằng mắt thường ở các chân cao su. Hầu hết xe cũ đều gặp hiện tượng này.
7. Phanh
Chạy thử phanh có kêu rít không, nếu có thì bố phanh mòn hoặc có cát. Trường hợp này cần thay cả bố phanh và đĩa phanh.
8. Côn (ly hợp)
Cách nhận biết côn bị mòn với số sàn: nhả hết phanh, vào số 2, nhấn ga và thả côn từ từ. Nếu đạp mạnh ga mà xe không di chuyển thì cần thay. Cách thứ hai là tắt máy, đạp côn, nếu nghe tiếng ồn tức là côn đã mòn.
Ngoài những bộ phận trên, khi mua xe cũ không nên quá chú trọng vào xe còn "zin", chưa bung máy, bởi lẽ xe cũ nào cũng cần sửa chưa, thay thế khi tới định kỳ. Ví dụ xe số sàn cần thay côn mỗi 100.000 km (tùy trọng tải), thay dây cu-roa cam (timing belt) mỗi 90.000 km. Xe số tự động thì thay cu-roa cam sau khoảng 90.000 -100.000 km, phải thay nhớt hộp số và nhớt máy.
Theo VNE