10 động tác phòng, trị viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm khớp mạn tính, chưa rõ nguyên nhân, gặp chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi, gây tổn thương các khớp ở gốc chi và cột sống. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến dính khớp, biến dạng và tàn phế.
Sau đây xin giới thiệu 10 động tác tập luyện hỗ trợ phòng và trị bệnh.
Gập gối nâng lưng hông lên cao (hình 1):
Bệnh nhân nằm ngửa thoải mái trên sàn cứng, đầu, hông, chân tạo thành một đường thẳng, hai tay buông thẳng áp sát thân. Co gối đưa gót chân sát mông, nhẹ nhàng nâng lưng mông lên cao, càng cao càng tốt, giữ 15 – 20 giây rồi từ từ hạ xuống, làm 10 – 15 lần. Động tác có tác dụng giãn cơ vùng thắt lưng hông, đùi giúp giảm đau, giảm co rút vùng hông lưng.
Hình 1.
Hai tay ôm gối chạm cằm (hình 2):
Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay ôm gối, co người kéo gối về phía bụng đồng thời đưa cằm chạm vào đầu gối và giữ 1 – 2 giây, từ từ trở về tư thế ban đầu, làm 10 – 15 lần. Làm giãn toàn bộ cơ lưng, cơ hông và cơ cạnh sống và các dây chằng, tăng cường lưu thông máu dinh dưỡng nuôi tổ chức liên quan tạo lại sự linh hoạt, mềm dẻo cho cột sống và các khớp.
Hình 2.
Gối gập nghiêng chậu hông qua trái – phải:
Vẫn tư thế trên, đầu, thân cố định trên mặt sàn, từ từ nghiêng chậu hông cho đầu gối sát mặt sàn, giữ 20 – 30 giây, trở về vị trí ban đầu, làm qua trái qua phải, mỗi bên 10 – 15 lần. Tác động đến toàn bộ hệ thống cơ lưng, cơ cạnh sống, dây chằng và vặn nhẹ cột sống làm cột sống mềm mại, linh hoạt hơn.
Video đang HOT
Gối khuỷu đối diện chạm nhau (hình 3):
Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay đan vào nhau để sau gáy, chân duỗi thẳng, lần lượt co đầu gối nọ chạm vào khuỷu tay bên kia, chân, tay còn lại vẫn ép xuống sàn, mỗi bên 20 lần. Bài tập tác động chủ yếu vào khớp vai và khớp háng, giúp hai khớp này hoạt động tốt hơn, tăng tiết dịch ổ khớp, có vai trò quan trọng phòng viêm dính ổ khớp.
Hai chân duỗi thẳng, hai tay ra trước qua trái – phải:
Bệnh nhân ngồi thả lỏng người, thân và đùi tạo thành góc 90o, mũi bàn chân duỗi thẳng, cố định phần hông chân, cúi người về phía trước, mũi bàn tay hướng về mũi chân. Khi không tiến được nữa giữ 15 – 20 giây, từ từ trở về tư thế ban đầu. Vẫn tư thế trên lần lượt đưa tay qua trái qua phải, mỗi động tác 5 – 10 lần. Động tác làm giãn toàn bộ hệ thống cơ lưng, cơ vai, cơ hông đùi và bắp chân, có vai trò rất quan trọng trong phòng trị biến chứng của viêm cột sống dính khớp dẫn tới co rút cơ chân, cơ tay, cơ toàn thân cũng như cốt hóa các sụn ổ khớp.
Ngồi trên gót chân bò ra phía trước:
Bệnh nhân thả lỏng người ngồi trên gót chân, mũi bàn chân duỗi thẳng, từ từ đưa tay và thân về phía trước, bò sát mặt sàn tới mức độ chịu được, giữ 20 – 30 giây rồi trở về tư thế ban đầu, làm 10 – 15 lần. Bài tập có tác dụng kéo giãn cơ lưng, vai, cánh tay, giảm co cứng cơ vùng lưng vai, cánh tay.
Gập duỗi cột sống:
Bệnh nhân đứng thẳng người, hai chân đứng bằng vai, tay giơ cao, giữ gối thẳng, từ từ gập người xuống sao cho ngón tay trỏ chạm đầu ngón chân cái, giữ 10 – 20 giây, làm 10 – 15 lần. Động tác làm giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, giúp cột sống mềm dẻo, giảm tình trạng co cứng viêm dính, cốt hóa sụn khớp và khe liên kết cột sống.
Nghiêng cột sống: Bệnh nhân đứng hai chân bằng vai, hai tay ngang bằng vai, đưa tay trái lên cao, tay phải chống hông, nhẹ nhàng nghiêng cột sống sang phải đạt mức tối đa, giữ tư thế 10 – 15 giây rồi đổi bên kia với động tác tương tự, mỗi bên làm 10 – 15 lần. Động tác tạo sự linh hoạt, mềm mại, phòng cốt hóa các khe liên kết đốt sống.
Xoay cột sống (hình 4):
Bệnh nhân đứng hai chân bằng vai, tay giơ phía trước ngang bằng vai, từ từ xoay cột sống 180o sang trái, giữ tư thế 5 – 10 giây, rồi đổi bên sang phải. Mỗi bên làm 10 – 15 lần. Bài tập giúp lập lại hoạt động sinh lý của cột sống cũng như hạn chế và phòng co cứng cơ cạnh sống và cốt hóa khe liên kết đốt sống.
Hình 4.
Ép ngực vào tường:
Bệnh nhân đứng thẳng, thả lỏng người, mặt hơi ngửa úp vào tường, từ từ ép sát lồng ngực vào tường, giữ 1 – 2 phút. Động tác có vai trò kích thích giãn nhóm cơ cạnh sống và hệ thống dây chằng, tăng cường hoạt động của đốt sống và đĩa đệm giúp cột sống mềm dẻo linh hoạt, giảm sự gù vẹo cột sống.
Theo Giadinh.net
Thuốc hay từ quả mơ
Quả mơ có tác dụng cân bằng sự thẩm thấu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon.
Mơ còn có tên mai. Mơ xanh gọi là thanh mai, khi ngâm rượu gọi là thanh mai tửu. Mơ muối gọi là diêm mai hay bạch mai. Ô mai là mơ có màu đen. Diêm mai, bạch mai miền Nam quen với tên "xí muội" và rất được chị em ưa thích. Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C, acid citric, đường, chất nhầy, muối khoáng. Đông y gọi quả mơ là mai tử, vị chua, tính bình. Mai tử vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Bạch mai có tác dụng cân bằng sự thẩm thấu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon. Sau đây là một số cách dùng quả mơ làm thuốc.
Ho lâu ngày: bạch mai 20g, cát cánh 10g, mạch môn 10g, cam thảo 5g, trần bì 10, hoàng kỳ 20g, 2 bát nước sắc còn 1/2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.
Đái tháo đường, không tự chủ được tiểu tiện: bạch mai, thục địa, hoài sơn, đan phiến, ngũ vị tử. Mỗi loại 10g, nhục quế 2g. Sắc uống.
Ô mai mơ trị ho có đờm, nôn
Sỏi mật, viêm đau túi mật: bạch mai, cam thảo chế, kim tiền thảo, hải kim sa, diên hồ tố, kê nội kim. Mỗi loại 15g sắc uống.
Đi lỏng dài ngày do tỳ hư: bạch mai, bạch truật, kha tử, đảng sâm, mỗi loại 10g sắc uống.
Ra mồ hôi trộm: bạch mai, hoàng kỳ, ma hoàng căn, đương quy. Mỗi loại 10g sắc uống.
Miệng khô khát phiền nhiệt: bạch mai, thiên hoa phấn, ngọc trúc, thạch hộc. Mỗi loại 6g sắc uống.
Tẩy giun đũa: bạch mai 10g, xuyên tiêu 6g, gừng 3 lát sắc uống.
Chữa răng đau nhức: quả mơ chín giã nát xát vào răng.
Giải say rượu dùng mơ nấu với trà uống (rất hay).
Mụn cóc (hạt cơm) trên da: Bạch mai 30g ngâm nước muối 24g (bỏ hạt) ít giấm nghiền mịn đắp lên mụn cơm.
Nước mơ quả chín tươi pha đường hoặc nước mơ ngâm đường pha nước uống giải khát rất tốt, tăng sức bền bỉ, chống mệt mỏi, ăn ngon miệng.
Rượu mơ cũng có tác dụng giúp ăn ngon tiêu cơm, thịt, chất béo và tăng thị lực. Dùng nó vào bữa cơm với 1 chén con 25-30ml. Rượu mơ xanh, tán hàn, ấm vị, chữa kém ăn, bụng có giun.
Rượu thanh mai (mơ xanh) chữa phong thấp nôn mửa, đau bụng, phòng cảm nắng nóng, ra mồ hôi tay chân (trong uống ngoài xoa bóp).
Mơ chế thành rất nhiều loại mứt, kẹo ăn, ngậm cho thơm miệng, khi bị ngứa họng, buồn nôn, ho, có đờm.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Bệnh thoái hóa cột sống ở nhân viên văn phòng Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý cột sống gia tăng, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là thói quen làm việc sai tư thế của nhân viên văn phòng. Hiện chưa có thống kê chính xác để nói về tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống, tuy nhiên, đây là bệnh lý cột sống rất phổ biến, chiếm...