10 đội biệt kích tinh nhuệ nhất thế giới (kỳ 1)
Đảm trách các sứ mệnh đa dạng từ chống khủng bố tới giải cứu con tin, đội đặc nhiệm Không quân Anh ( SAS) hay SEAL của Hải quân Mỹ xứng đáng là hai biệt đội xuất sắc nhất thế giới.
1. Đặc nhiệm Không quân Anh (SAS)
Các thành viên Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS). Ảnh: Special-ops.org
Đứng đầu danh sách là Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) thuộc Lực lượng Đặc biệt của Anh. Được thành lập năm 1941, SAS là mô hình đặc nhiệm chuẩn mực trên toàn thế giới. Nhiệm vụ chính của SAS là tiến hành các chiến dịch quân sự đặc biệt, chống khủng bố ở trong nước cũng như ở nước ngoài. SAS giúp đào tạo binh sĩ đặc nhiệm của các nước khác, huấn luyện kỹ năng chiến tranh du kích và tác chiến trong điều kiện bất ngờ.
Theo The Richest, để đứng trong hàng ngũ của SAS, các binh sĩ, vốn là các thành viên trong quân đội Anh, phải vượt qua những giai đoạn luyện tập vô cùng gian khổ và rất nhiều người phải bỏ cuộc. Mỗi đợt tuyển chọn SAS có khoảng 125 ứng viên, nhưng số người được phục vụ trong lực lượng này chỉ còn 10 người sau khóa huấn luyện.
2. Biệt đội SEAL, Mỹ
Thành viên SEAL tham gia một hoạt động dưới nước. Ảnh: wonderfulengineering.com
SEAL là tên gọi ngắn của Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ. Được thành lập năm 1962, đây là đội biệt kích bậc nhất lịch sử thế giới hiện nay, nổi tiếng nhất với vụ tiêu diệt thành công trùm khủng bố Osama bin Laden ngày 2/5/2011.
Hiện SEAL có 2.500 thành viên, đảm trách các sứ mệnh đa dạng từ chống khủng bố tới giải cứu con tin. Để đứng trong hàng ngũ của lực lượng tinh nhuệ nhất Hải quân Mỹ, các ứng viên phải tham dự cuộc phỏng vấn trước khi bước vào giai đoạn đào tạo dài từ 6 đến 8 tháng.
Khóa đào tạo do các giáo viên dân sự hoặc quân sự hướng dẫn bao gồm các hoạt động như leo núi, lái xe, lặn, tác chiến… ở mức độ cao nhất. Giáo viên hướng dẫn sẽ đánh giá các học viên để lựa chọn những người xứng đáng.
Tỷ lệ ứng viên bị loại trong quá trình đào tạo lên tới 80- 85%. Nhiều học viên và giáo viên đã chịu những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong khi tham gia khóa đào tạo.
Video đang HOT
3. Shayetet 13, Israel
Shayetet 13 từng tham gia chiến dịch tiêu diệt những kẻ cầm đầu vụ thảm sát con tin ở Thế vận hội Munich 1972. Ảnh: ordnungspolizei.org
Đội biệt kích Shayetet 13 thuộc Hải quân Israel được thành lập năm 1948. Lực lượng đã tham gia vào mọi hoạt động của quân đội Israel từ giải cứu con tin, chống khủng bố, tới thu thập tin tức tình báo.
Học viên vào Shayetet 13 sẽ trải qua 20 tháng huấn luyện cả về thể chất và tâm lý căng thẳng nhất. Quá trình đào tạo gồm các bài kiểm tra tâm lý và thể chất căng thẳng trước khi bước vào quy trình huấn luyện chuyên sâu.
Các học viên phải thực hiện các bài tập như nhảy dù, tác chiến dưới nước hay ngâm mình dưới nước lạnh trong đêm tối… Hoạt động đáng chú ý nhất của Shayetet 13 là chiến dịch săn lùng và tiêu diệt những kẻ cầm đầu vụ tấn công các vận động viên Israel trong Thế vận hội Munich 1972.
4. Biệt đội Alpha, Nga
Các thành viên thuộc biệt đội Alpha. Ảnh: Wikipedia
Thành lập năm 1974, biệt đội Alpha còn có tên là Cục A thuộc Trung tâm Mục đích Đặc biệt (FSB) của Lực lượng An ninh Liên bang Nga.
Biệt đội Alpha nổi tiếng trong cuộc xung đột ở Afghanistan năm 1979. Khi đó, các thành viên Alpha bí mật đột nhập vào Dinh Tổng thống ở Kabul và triệt hạ hầu hết các phiến quân phản động. Năm 1985, biệt đội Alpha được cử đến Beirut, thủ đô của Lebanon, để giải cứu 4 nhà ngoại giao Xô viết.
Trong nước, sau khi Liên Xô tan rã, biệt đội Alpha vẫn tồn tại và tham gia hầu hết hoạt động chống khủng bố, tiêu biểu là vụ khủng bố và bắt cóc con tin ở nhà hát lớn tại Moscow năm 2002 và trường học Beslan năm 2004. Cả hai sự kiện đã chứng minh năng lực của biệt đội tinh nhuệ bậc nhất thế giới.
5. Lực lượng đặc nhiệm JTF2, Canada
Lực lượng JTF2 của Canada. Ảnh: galleryhip.com
Thành lập năm 1993, Joint Task Force 2 (JTF2) là lực lượng chống khủng bố tinh nhuệ, đồng thời là đơn vị thực thi các chiến dịch đặc biệt và bí mật của quân đội Canada.
JTF2 tham gia hộ tống các nhân vật quan trọng và bảo vệ an ninh tại các sự kiện lớn như Thế vận hội Mùa đông năm 2010. Lực lượng từng tham gia nhiều chiến dịch lớn như giải cứu con tin ở Iraq hoặc tiêu diệt những tay bắn tỉa Serbia tại Bosnia. Tại chiến trường Afghanistan, JTF2 hoạt động bên cạnh các lực lượng đặc biệt của Mỹ như SEAL.
Theo Zing
Đặc nhiệm SEAL: Tiêu diệt Bin Laden giống nhiệm vụ tự sát
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình về nhiệm vụ tiêu diệt Bin Laden, cựu sỹ quan đặc nhiệm hải quân SEAL của Mỹ Robert O'Neill khẳng định đây giống như nhiệm vụ tự sát, có đi mà không thể về.
Trước mỗi chuyến lên đường làm nhiệm vụ, các thành viên đội đặc nhiệm SEAL của hải quân Mỹ thường bắt tay nhau. Tuy nhiên, trước khi lên đường tiêu diệt Bin Laden, họ đã ôm chặt lấy nhau, sẵn sàng cho tình huống không thể trở về, Robert O'Neill cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh Fox News.
O'Neill trong cuộc phỏng vấn với Fox News
Những ngày qua, tuyên bố của O'Neill rằng chính anh là người nổ phát súng kết liễu trùm khủng bố Osama Bin Laden đã gây ra nhiều tranh cãi gay gắt. Không chỉ bởi việc khó xác định ai là người nổ phát súng định mệnh, mà còn do quyết định phá vỡ nguyên tắc im lặng của lực lượng đặc biệt này.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn này, cựu quân nhất đến từ bang Montana đã tiết lộ những chi tiết thú vị về hành trình của một chàng học sinh đam mê bóng rổ, trở thành một trong những biệt kích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ.
O'Neill cho biết mình đã lờ mờ nhận ra mình được giao nhiệm vụ tiêu diệt bin Laden khi được hướng dẫn về nhiệm vụ. "Họ nói với chúng tôi một số điều giống như chúng tôi sẽ cung cấp dữ liệu, và ai sẽ ở vị trí nào...và họ đọc ra vài cái tên nghe kỳ lạ", cựu sỹ quan đặc nhiệm nói.
"Một vài người trong chúng tôi trong những ngày sau đã nói về mục tiêu đó, vì sao mục tiêu sẽ ở đó...Đó là bin Laden...Họ đã tìm ra hắn...chúng ta sẽ tóm được hắn".
O'Neill còn chia sẻ những chi tiết chưa từng được công bố về nhiệm vụ, từ khi nhóm đặc nhiệm được huấn luyện, tới khi anh bóp cò.
Nhưng điều thú vị nhất đó là O'Neill khẳng định mình và các đồng đội đã không nghĩ mình sẽ sống sót trở về.
"Càng huấn luyện cho nhiệm vụ, chúng tôi càng nhận ra...đây sẽ là một nhiệm vụ có đi không về", O'Neill nói. "Chúng tôi sẽ tới đó và sẽ không quay trở về. Chúng tôi sẽ chết khi ngôi nhà đó nổ tung. Chúng tôi sẽ chết khi hắn ta nổ tung. Hoặc chúng tôi sẽ có mặt tại đó quá lâu và sẽ bị Pakistan bắt giữ, và chúng tôi sẽ phải dành phần đời còn lại trong nhà tù của Pakistan".
O'Neill cũng cho biết đã nhớ lại thời khắc tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới bị tấn công khi đang đóng quân tại Stuttgart, Đức. "Chúng tôi đã gọi tên Osama bin Laden trong khoảng 30 giây. Thật đau đớn khi nhìn biểu tượng của quốc gia lớn nhất thế giới biến mất".
Một cảnh về cuộc vây bắt Bin Laden trong phim
Và 9 năm sau, anh đã cùng các đồng đội báo thù cho nước Mỹ. "Nếu chỗ đó có đủ ánh sáng, tôi chắc chắn là người cuối cùng hắn ta được thấy", O'Neill nói. "Thật không thể tin nổi. Đó là một người khác trong ngôi nhà đã bị chúng tôi bắn. Cảm giác khó tin kéo dài một lúc".
"Nhưng giờ thì tôi đã tin. Tôi đã nghĩ về nó hàng năm trời trong suốt nhiều năm. Tôi giờ đang cố nghĩ xem liệu đó có phải là điều tốt nhất tôi đã làm hay là điều tồi tệ nhất. Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, và tôi là một phần quan trọng trong đó. Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Đó là điều ngày nào cũng quanh quẩn trong tâm trí tôi".
"Càng luyện tập chúng tôi càng nhận ra rằng đó sẽ là nhiệm vụ có đi không có về. Chúng tôi sẽ tới đó và không thể quay trở lại. 2 phút trôi qua và cánh cửa mở ra, và đó không còn là thao trường trong những rặng núi tại Mỹ. Tôi biết rằng sẽ có một hành lang, tôi biết sẽ có những căn phòng ở một phía. Tôi biết rằng có một cầu thang ở phía cuối đường.
"Đứng cách tôi chỉ 2 bước chân trước mặt tôi với bàn tay để trên người vợ ông ta là khuôn mặt tôi đã nhìn hàng nghìn lần, UBL".
O'Neill khẳng định: "Suy nghĩ đầu tiên của tôi đó là chúng tôi đã tóm được hắn rồi, chúng tôi đã tóm được hắn rồi, chúng tôi vừa kết thúc chiến tranh. Tôi sẽ thật vô trách nhiệm nếu không làm được việc đó".
Thanh Tùng
The Telegraph
Lính biệt kích SEAL sẽ tiết lộ cái chết trùm khủng bố Osama bin Laden Lính Biệt kích Hải quân Mỹ (SEAL) đã bắn chết trùm khủng bố al-Qaeda Osama bin Laden, sẽ xuất hiện trong chương trình phim tài liệu trên kênh truyền hình Fox News (Mỹ) vào tháng tới. Lính biệt kích SEAL - Ảnh: AFP Phim tài liệu "Người giết chết Osama bin Laden" sẽ được phát sóng vào ngày 11-12.11, trong đó một người...