10 doanh nghiệp vận tải bị xử phạt
Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo Văn phòng Chính phủ về tình hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.
Theo đó, cơ quan này cho biết, giá cả thị trường trong cả nước cơ bản ổn định, chỉ tăng nhẹ vào những ngày 28, 29 và mùng 3, 4 âm lịch theo quy luật Tết hàng năm, nhưng không xảy ra hiện tượng thiếu hàng gây sốt giá.
4 trong số 14 đơn vị được kiểm tra vi phạm các lỗi không đăng ký, niêm yết giá, bán cao hơn mức giá đã đăng ký với tổng số tiền 108 triệu đồng. Riêng trong lĩnh vực vận tải, 10 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách điều chỉnh giá cước tùy tiện đã xử phạt 250 triệu đồng.
Theo ANTD
Trứng gia cầm tăng giá bất thường: "Đá bóng" trách nhiệm
Báo An ninh Thủ đô đã có bài viết phản ánh về tình trạng trứng gia cầm ào ào tăng giá, nghi án do một số công ty cổ phần chăn nuôi lớn làm giá. Liên quan đến vấn đề này, hôm qua 15-1, một số siêu thị bán lẻ trên địa bàn TP cho biết, đã tạm ngừng nhập trứng của một số nhà cung cấp tăng giá nhiều. Song, sự vào cuộc của cơ quan chức năng thì chưa thấy đâu.
Giá trứng gia cầm đã tăng nhiều lần trong thời gian qua
Trứng bình ổn cũng xin tăng giá
Thời gian qua một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về tình trạng giá trứng gia cầm tăng bất thường ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, đặc biệt ở TP Hồ Chí Minh, chỉ trong một thời gian ngắn đã tăng đến 2.000 - 3.000 đồng/quả. Ngay sau đó, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam (CP).
Tại buổi họp, CP cho rằng, việc tăng giá trứng thời gian qua là bất hợp lý và sẽ sửa sai trong thời gian tới. Theo đại diện CP, chính sách điều chỉnh giá của CP là theo cung cầu thị trường, trong khi đó, thời gian qua nhu cầu tiêu thụ các loại trứng gia cầm trên thị trường tăng mạnh nhân dịp lễ, tết. Do đó, CP đã nhiều lần tăng giá bán. Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh kết luận, việc tăng giá của CP là bất hợp lý và yêu cầu điều chỉnh. Ngoài ra, Sở này cũng cam kết với người tiêu dùng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, giá bán trứng trên thị trường từ nay đến Tết Nguyên đán 2013 sẽ ổn định ở mức 2.350 đồng/quả, đồng thời, lượng trứng cung cấp cho người tiêu dùng cũng sẽ được đảm bảo. Nếu thực sự thiếu nguồn cung, Sở này sẽ đề nghị cấp trên cho nhập khẩu để đảm bảo đủ lượng cung cấp cho người tiêu dùng.
Còn tại Hà Nội, giá trứng gia cầm cũng đang tăng mạnh. Chiều 15-1, ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc siêu thị Co-opmart Hà Nội cho biết, đơn vị này đã có buổi làm việc với Sở Công Thương và Sở Tài chính Hà Nội về việc tăng giá trứng gia cầm dồn dập của CP với số lượng 4 lần/4 tuần. "Co-opmart Hà Nội đã tạm dừng nhập trứng của CP kể từ ngày 15-1 để đàm phán về giá cũng như sự cho phép tăng giá bán trứng tại Co-opmart Hà Nội. Để đảm bảo trứng cung cấp cho khách hàng, Co-opmart Hà Nội đã ký hợp đồng cung cấp với một số nhà sản xuất khác", ông Dũng nói. Theo đó, do phía CP tăng giá dồn dập, nên giá bình ổn theo cam kết của Co-opmart đang bị lỗ. Bởi vậy, Co-opmart Hà Nội đã có công văn xin tăng giá bán trứng gia cầm công nghiệp từ 2.200 đồng (giá bình ổn trong siêu thị) lên mức 2.900 đồng/quả. Ông Dũng lý giải, hiện, giá nhập từ phía CP đã ở mức 2.760 đồng/quả, giá ngoài thị trường là 3.100 đồng/quả. Tương tự, ông Nguyễn Thái Dũng, Phó Giám đốc BigC Thăng Long cũng cho biết, BigC Thăng Long cũng chưa phân phối trứng của CP vì đang trong quá trình thương thảo về giá, phía CP thông báo tăng giá nhưng BigC Thăng Long chưa đồng ý, nên hai bên chưa có sự thống nhất.
Án binh bất động
Trong khi các nhà bán lẻ, nhà phân phối đang lúng túng vì CP hiện là nhà cung cấp trứng gia cầm lớn trên cả nước, đặc biệt tại 2 TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì các cơ quan chức năng tại Hà Nội vẫn chưa có hướng xử lý. Ngành này "đá bóng" sang ngành kia, còn người tiêu dùng vẫn nai lưng gánh chịu sự tăng giá vô lý của nhà sản xuất.
Trao đổi với PV An ninh Thủ đô chiều 15-1, ông Nguyễn Văn Đồng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, việc tăng giá của một số nhà sản xuất trứng gia cầm như CP là tăng từ trong nhà máy chứ không phải tăng "bất thường" trên thị trường, nên việc này phải do phía Sở Tài chính quản lý. Chỉ khi nào họ tăng giá bán bất thường trên thị trường thì lực lượng QLTT mới vào cuộc được. "Nếu Sở Tài chính vào cuộc thanh, kiểm tra thì Sở Công Thương sẽ phối hợp", ông Đồng cho biết.
Song, trao đổi với Phó Giám đốc Sở Tài chính, bà Lê Thị Loan lại cho rằng, do phía nhà cung cấp CP không tham gia vào bình ổn giá, nên việc quản lý tăng giá trứng trên thị trường Hà Nội là khó. "Đối với các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá thì khi họ tăng giá bất kỳ mặt hàng nào thuộc diện bình ổn thì phải báo cáo và được sự cho phép. Còn với doanh nghiệp không tham gia bình ổn như CP hiện nay thì chúng tôi sẽ làm việc với Sở Công Thương để có hướng xử lý khi họ tăng giá bất hợp lý", bà Loan cho ý kiến. Đề cập đến việc tăng giá trứng bất bình thường của CP, gây nhiễu loạn thị trường hiện nay, bà Loan cho biết, sẽ phối hợp với lực lượng QLTT để kiểm tra, xử lý, cũng không thể bắt doanh nghiệp không tham gia bình ổn giá phải báo cáo Sở, ngành được.
Cùng một sự việc tăng giá trứng bất thường trên hai thị trường lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhưng hai cách xử lý, vào cuộc của các Sở, ngành lại trái ngược nhau, khó tránh khỏi sự bức xúc trong dư luận. Khi mà, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cam kết người tiêu dùng trên địa bàn TP này sẽ được mua trứng với giá 2.350 đồng/quả từ nay đến Tết Nguyên đán, thì người tiêu dùng Hà Nội phải tự thương lấy mình khi mà giá trứng gà công nghiệp tại các chợ đã lên tới mức 3.000-3.100 đồng/quả.
Theo ANTD
Điều chỉnh giá xăng dầu: Còn nhiều vấn đề phải bàn Bộ Công Thương vừa báo cáo Chính phủ rà soát, đánh giá và đề xuất hướng sửa đổi Nghị định 84/CP về kinh doanh xăng dầu. Trong đó, có đưa ra các phương án tần suất điều chỉnh giá xăng dầu cũng như công thức tính giá cơ sở, công khai kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều hành giá xăng dầu...