10 đồ dùng nhà bếp phải sử dụng đúng cách, nếu không sẽ nguy hiểm
Các chuyên gia tiết lộ những vật dụng nhà bếp thường dùng nhất nhưng có thể độc hại hoặc nguy hiểm một cách kỳ lạ nếu không được sử dụng đúng cách, theo MSN.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Vậy bạn đã biết đồ dùng nào trong bếp có thể độc hại và nguy hiểm cho sức khỏe chưa?
Nhiều chất tẩy rửa đa năng, chứa hóa chất độc hại 2-Butoxyethanol, amoniac, perchloroethylene hoặc NaOH, có thể gây kích ứng da và viêm họng khi hít phải, thậm chí gây tổn thương gan và thận.
2. Thớt nhựa cũ
Thớt nhựa khi bị trầy xước và các vết cứa do dao cắt lâu ngày có thể chứa vi khuẩn và dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Khi các vết cứa trở nên sâu và khó làm sạch, tốt nhất là nên vứt bỏ.
Thớt nhựa bị mòn cũng có nguy cơ thải các hạt nhựa vào trong thức ăn, theo MSN.
Video đang HOT
Nhôm thoát ra từ giấy nhôm hoặc chảo nhôm đi vào thực phẩm có thể gây hại. Nguy cơ tiếp xúc với nhôm tăng lên khi nấu các món có vị chua (có tính a xít), như cà chua, trong nồi nhôm.
Nghiên cứu cho thấy nấu thức ăn chua (có tính a xít) ở nhiệt độ cao giải phóng ra lượng lớn nhôm vào thức ăn. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, đừng nấu thức ăn chua trong nồi nhôm hoặc đựng thức ăn chua hoặc nước cam trong hộp nhôm.
4. Bếp ga
Các thiết bị dùng ga, đặc biệt nếu không được thông hơi đúng cách, có thể phát ra hỗn hợp các hóa chất nguy hiểm và các hợp chất NO2, NO và formaldehyde có thể khiến cho nhiều bệnh về đường hô hấp và các bệnh khác nặng thêm. Nếu không có thông gió, khí thải từ bếp ga có thể đạt đến mức gây hại. Tốt nhất, hãy sử dụng máy hút mùi, theo MSN.
5. Dao cùn
Dao cùn, thực sự lại là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn nhất, khiến nhiều người phải cấp cứu. Lưỡi dao cùn có nhiều nguy cơ bị trượt vì chúng đòi hỏi lực mạnh hơn để cắt.
6. Chảo chống dính
Chảo chống dính khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao hoặc bị trầy xước và các mảnh của lớp phủ bong ra vào thực phẩm, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nghiên cứu cho biết, chảo được tráng lớp chống dính PTFE, nếu được nung nóng đến nhiệt độ cao, sẽ thải ra các loại khí có thể gây độc. Nên tránh để chảo quá nóng, theo MSN.
Nước rửa chén thông thường có thể chứa các hóa chất có khả năng gây hại, như clo, alkyl phenoxy ethanols, dichloromethane, diethanolamine, dioxane, phốt phát, natri lauryl/laureth sulfate và chất tạo mùi thơm tổng hợp.
Những hóa chất này có thể gây độc, gây ra các vấn đề di truyền và hen suyễn, và có thể gây kích ứng da.
Nên pha loãng trước khi sử dụng để ít nguy hiểm hơn và ít để lại dư lượng có thể xâm nhập vào thức ăn.
8. Hộp nhựa đựng thức ăn
Hộp nhựa và bọc nhựa nếu đặt vào lò vi sóng và đun nóng, có nguy cơ rò rỉ BPA và phthalate vào thực phẩm, đặc biệt là nếu thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, theo một nghiên cứu. Hai hóa chất này là chất gây rối loạn nội tiết, có thể ảnh hưởng đến nồng độ estrogen và testosterone và thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của não và thai nhi. Nhiệt độ và thời gian cũng là yếu tố chính khi làm nóng thực phẩm trong hộp nhựa.
Nên hâm nóng thức ăn bằng gốm hoặc thủy tinh, theo MSN.
9. Chất tẩy rửa kháng khuẩn
Sử dụng lâu dài các chất tẩy rửa kháng khuẩn, có chứa triclosan và triclocarban, có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe, có thể tạo ra vi khuẩn kháng kháng sinh và còn gây viêm da.
10. Đồ hộp
Lớp lót bên trong một số loại đồ hộp thường chứa BPA, một hóa chất có liên quan đến độc tính sinh sản, theo MSN.
Theo Thanh niên
Hóa chất gia dụng gây hen suyễn và khó thở cho trẻ mới biết đi
Phân tích dữ liệu của công trình nghiên cứu CHILD (Canadian Healthy Infant Longitudinal Development) bao quát 2.022 trẻ em và thông tin được thu thập từ năm 2008 đến 2015, các nhà khoa học khẳng định tiếp xúc sớm với hóa chất gia dụng dẫn đến hen suyễn và gây khó thở cho trẻ.
Nghiên cứu cho thấy các chất phun xịt có thể được coi là nguy hiểm nhất đối với trẻ em - Ảnh: Shuttersotck
Theo news-medical.net, các nhà nghiên cứu Canada cho rằng tiếp xúc sớm với hóa chất gia dụng dẫn đến hen suyễn và khó thở cho trẻ nhỏ. Những triệu chứng này thường biểu hiện ở trẻ tuổi lên 3 và theo các nhà nghiên cứu, có thể liên quan đến hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
Họ lưu ý rằng ngay cả sự bốc hơi từ chất rửa tẩy cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Các nhà khoa học đã đi đến kết luận như vậy sau khi phân tích mảng dữ liệu của công trình nghiên cứu CHILD (Canadian Healthy Infant Longitudinal Development). Chúng bao gồm dữ liệu từ bảng câu hỏi mà cha mẹ điền về tình trạng con cái của họ. Tổng cộng, nghiên cứu bao quát 2.022 trẻ em và thông tin được thu thập từ năm 2008 đến 2015.
Mỗi đứa trẻ bằng cách này hay cách khác đều tiếp xúc với hóa chất gia dụng. Về cơ bản, các bậc cha mẹ đã đề cập đến việc sử dụng nước rửa chén, các sản phẩm rửa tẩy khác nhau cho chai lọ thủy tinh, các bề mặt cứng, cũng như bột giặt. Nghiên cứu cho thấy các chất phun xịt có thể được coi là nguy hiểm nhất đối với trẻ em.
Vũ Trung Hương
Theo Một thế giới
Vùng đất vẫn giữ nghề "lọ lem", làm thứ nồi nhôm có cái đáy lạ Từ nhiều năm nay, người dân xóm Tà Pjẩu, xã Cải Viên (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) duy trì nghề truyền thống độc đáo đó là đúc nồi nhôm thủ công. Từ đôi bàn tay khéo léo của mình, những người thợ ở Tà Pjẩu đã tận dụng phế liệu nhôm, đúc thành những chiếc nồi với nhiều kích cỡ khác nhau...