10 điều khiến du khách ngạc nhiên khi đến Nhật Bản
Sự tiện lợi và các công nghệ tiên tiến giúp Nhật Bản gây ấn tượng mạnh với du khách đến đây lần đầu.
Ảnh: Outlook India.
Máy bán hàng tự động: Đến xứ hoa anh đào, bạn sẽ cảm thấy như đang lạc giữa một “rừng” máy bán hàng tự động. Các loại máy ở nhiều nước chỉ bán các đồ uống đóng hộp hoặc snack, bánh… Tuy nhiên, tại Nhật Bản, các máy còn cung cấp sản phẩm nóng, kem, sách, dù che mưa hay thậm chí đồ chơi người lớn. Vào năm 2014, tổng số máy bán hàng tự động ở Nhật Bản vào khoảng ơn 50 triệu chiếc.
Bồn cầu đặc biệt: Ở Nhật Bản, bồn cầu washlet rất phổ biến. Đây là loại bồn cầu hoạt động theo cơ chế thông minh, có nắp tự đóng mở. Chế độ rửa trước, sau linh hoạt. Người dùng còn có thể chọn massage và điều khiển cường độ tia nước. Bồn cầu này còn có tác dụng sấy khô, sưởi ấm bệ ngồi…
Khách sạn tình yêu: Loại chỗ nghỉ này đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản và cũng đã xuất hiện tại số ít quốc gia châu Á. Nó được sử dụng chủ yếu cho các cặp đôi. Họ tìm chỗ nghỉ ngơi, thư giãn và còn có thể chọn chủ đề căn phòng của mình. Các khách sạn này thường không có người quản lý. Khách đến chọn phòng, trả tiền bằng máy tự động và nhận chìa khóa phòng. Điều này đảm bảo tính riêng tư cho khách hàng.
Khăn ướt: Đến các nhà hàng của Nhật Bản, bạn sẽ thấy nhân viên chuẩn bị một chiếc khăn ướt, đặt trên đĩa. Đây gọi là “oshibori” – một miếng vải ẩm được người Nhật chuẩn bị cho khách hàng lau tay trước bữa ăn. Tùy vào nhà hàng, oshibori có thể ấm hoặc lạnh. Nó được xem như cách thể hiện lòng hiếu khách của người dân xứ hoa anh đào.
Video đang HOT
Các quầy rau không người bán: Ở nhiều vùng nông thôn Nhật Bản, các cửa hàng rau củ không người bán. Bạn đơn giản chỉ cần lấy đồ và bỏ lại tiền. Đây là cách người Nhật thể hiện ý thức và sự tin tưởng với nhau.
Randoseru: Nếu xem hoạt hình hoặc phim Nhật Bản, bạn sẽ thấy trẻ con xứ anh đào thường đeo một loại balo giống nhau, gọi là randoseru. Đây là loại balo có khả năng chống gù, được làm bằng da cao cấp. Độ bền của nó cho phép người dùng sử dụng trong suốt 6 năm. Kiểu tiêu chuẩn là dành cho bé trai màu đen và bé gái màu đỏ.
Kotatsu: Hình ảnh mùa đông Nhật Bản trên phim, trong truyện thường gắn liền với kotatsu. Đây là một loại máy sưởi dùng trong gia đình. Nó có hình dáng một chiếc bàn phủ chăn để giấu máy sưởi ở dưới.
Cửa taxi tự động: Nhiều người đến Nhật Bản lần đầu thấy khá ngạc nhiên vì các xe taxi trang bị cửa tự động. Loại cửa này đã được nhiều công ty taxi lớn giới thiệu trong Thế vận hội Tokyo 1964. Hiện nay, nó đã trở thành một phần nét văn hóa hiếu khách của người Nhật.
Nghệ thuật trồng lúa: Người dân ở tỉnh Aomori (Nhật Bản) đã làm nghề trồng lúa suốt hơn 2000 năm. Đến năm 1993, một số nông dân đã nghĩ ra việc biến cánh đồng lúa thành những bức họa sống động. Họ dùng các giống lúa khác nhau như tsugaru-roman, kodaimai… để tạo màu vàng, tím, nâu, đỏ… Họ thường mất khoảng 4 tháng để đợi từ khi gieo trồng đến lúc tác phẩm hoàn thiện. Những bức họa kiểu này rất hút khách du lịch đến xem.
Bãi đỗ xe thông minh: Do Nhật Bản là quốc gia có diện tích nhỏ, người dân phải tối đa chỗ để xe, đặc biệt ở các thành phố lớn. Vì thế, các bãi đỗ xe nhiều tầng, được xây dựng theo hướng lên trên, giúp tiết kiệm không gian.
Cây phong 400 tuổi rực rỡ thay lá
Tháng 11 hàng năm, du khách khắp nơi kéo tới Itoshima, Fukuoka để chiêm ngưỡng vẻ rực rỡ của cây phong cổ thụ ở núi Raizan.
Tọa lạc ở lưng chừng núi Raizan, thành phố Itoshima, tỉnh Fukuoka là ngôi chùa Raizan Sennyo-ji Daihio-in cổ kính. Chùa do một nhà sư Phật giáo có tên Seiga Shonin từ Ấn Độ đến và lập nên vào năm 725.
Ngôi chùa cổ hấp dẫn du khách gần xa bởi là nơi cất giữ bảo vật tượng gỗ đứng "Quan Âm nghìn tay" cao gần 5 m, những bức tượng Phật vô giá khác và nhất là cây phong cổ thụ 400 tuổi.
Vì nằm ở cực nam Nhật Bản, mùa thu Fukuoka tới vào tháng 11 - 12, muộn hơn các nơi khác ở nước này. Tuy nhiên, nửa đầu tháng 11 là thời điểm đẹp nhất để ngắm cây phong cổ thụ ở Itoshima bởi là mùa lá đỏ, vàng đồng thời tận hưởng tiết trời thu se mát.
Du khách được tham quan chùa Raizan Sennyo-ji Daihio-in từ 9h đến 16h30 hàng ngày với phí vào cửa là 400 yen (xấp xỉ 90.000 đồng).
Cây phong 400 tuổi có vô số cành và tán lá rộng, bao trùm một khoảng sân chùa được mệnh danh là biểu tượng tự nhiên của tỉnh Fukuoka.
Trong khuôn viên chùa Raizan Sennyo-ji Daihio-in còn có hơn 200 cây phong lớn nhỏ khác sẽ nhuộm màu vàng đỏ khi mùa thu tới, thu hút du khách tham quan.
Ngoài ngắm cảnh mùa thu, du khách đến Raizan Sennyo-ji Daihio-in còn có thể tận mắt thấy hàng trăm tượng Phật ngồi bằng đá trong vườn chùa.
Để tới đây, du khách có thể đi tàu, bus hoặc xe tự lái. Ga tàu gần nhất cách chùa khoảng 5-10 phút đi bộ.
Côn Đảo tháng 10 - nhịp sống sôi động trở lại Các chuyến bay kín chỗ nối tiếp nhau đưa khách tới Côn Đảo mỗi ngày. Những bãi biển độc đáo với cảnh trời mây non nước ngay dưới cánh máy bay dần tấp nập trở lại... Cảnh máy bay rà sát mặt nước nhìn từ bãi Đầm Trầu. (Ảnh từ Internet) "Người dân ở đây vui lắm vì sau thời gian vắng lặng...