10 điều có thể bạn chưa biết về cặp đôi mô tô Triumph “khủng” nhất Việt Nam
Không chỉ là những chiếc xe “hạng nặng” về thông số kỹ thuật, Triumph Rocket 3 R và GT hiện cũng là 2 mẫu mô tô sản xuất hàng loạt đắt nhất của hãng xe Anh tại Việt Nam.
Vào ngày 14/3/2020 tại Hà Nội, Triumph đã chính thức công bố dòng cruiser “hạng nặng” Rocket 3 tại Việt Nam với 3 phiên bản là R, GT và TFC. Tuy nhiên Triumph Rocket 3 TFC là phiên bản đặc biệt với chỉ 750 chiếc trên toàn Thế giới – trong đó 2 chiếc về nước ta tính tới thời điểm hiện tại. Trong khi đó Triumph Rocket 3 R và GT là các phiên bản thương mại, được sản xuất không giới hạn số lượng.
Cặp song sinh này có ngoại hình gần như giống hệt nhau, chỉ khác ở một vài chi tiết nhỏ. Chúng cũng được chia sẻ rất nhiều tính năng tương tự như chiếc Rocket 3 TFC “tiền tỷ”. Chính vì vậy nếu không đòi hỏi sự đặc biệt và cầu kỳ tới từng tiểu tiết, Rocket 3 R và Rocket 3 GT cũng không hề tỏ ra kém cạnh về mặt hiệu năng và cảm giác điều khiển so với bản TFC. Và sau đây là 10 thông tin đáng chú ý nhất trên những chiếc Triumph “hạng nặng” này:
Triumph Rocket 3 R
1. Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 phiên bản Triumph Rocket 3:
Bản R tương tự một chiếc naked bike “cơ bắp”, trong khi bản GT hướng tới dáng cruiser đường trường nhiều hơn. Phần gác chân trên chiếc Rocket 3 GT được điều chỉnh đẩy về phía trước khiển người ngồi lái cảm giác cực kỳ thoải mái. Trong khi đó Rocket 3 R gác chân được đẩy lùi về phía sau để “tay nài” có thể kẹp đầu gối vào bình xăng, hoà làm một với chiếc xe. Ghi đông trên GT thiết kế đẩy gần về phía người lái, ngược lại với tay lái hơi chúi về trước của Rocket 3 R.
Vị trí để chân của Rocket 3 R
Rocket 3 GT có bề rộng yên lớn hơn, chiều cao yên chỉ ở mức 749mm – thấp hơn khoảng 25mm so với chiếc Rocket 3 R. Trên phiên bản GT phần yên sau gắn thêm tựa lưng, màn hình đẩy cao hơn một chút và trang bị sẵn hệ thống sưởi ấm tay lái. Cả hai phiên bản đều có màu đen bóng, với Rocket 3 R có thêm màu đỏ (Korosi Red) còn Rocket 3 GT sẽ có hai màu sơn là Bạc (Silver Ice) và Xám (Storm Grey) với decal sọc đỏ (Korosi Red) và đen. Ngoài những chi tiết đã nói ở trên thì về cơ bản hai chiếc xe giống nhau hệt nhau.
Vị trí để chân của Rocket 3 GT
2. Động cơ DOHC inline-3 dung tích 2458cc mới tạo ra sức mạnh cực kỳ khủng khiếp:
Rocket 3 thế hệ mới có dung tích lớn hơn 164cc so với phiên bản cũ. Công suất tối đa đạt 165 mã lực tại 6000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại là 220Nm tại 4000 vòng/phút. Những con số này cho bạn cảm giác bứt phá cực kì mạnh mẽ như một quả tên lửa đúng nghĩa – thời gian tăng tốc 0-96km/h đã được Triumph thử nghiệm là 2,79 giây.
Sức mạnh ấy bất chấp cả việc bạn đèo thêm một người cũng như chở thêm hành lí phía sau: bạn vẫn có thể tăng tốc trong một khoảng thời gian ngắn nhất.
3. Khối động cơ 3 xy lanh gần như hoàn toàn mới so với Rocket III:
nó nhẹ hơn người tiền nhiệm 18kg và được thiết kế lại đáng kể. Những thay đổi chính gồm: trục khuỷu mới, trục cân bằng và hệ thống bôi trơn khô (tích hợp sẵn ngăn đựng nhớt). Hộp số 6 cấp mới và bộ ly hợp côn dầu hỗ trợ mô-men xoắn khiến việc bóp côn nhẹ nhàng hơn.
Video đang HOT
4. Hệ chassis và phanh được làm mới để giữ được ổn định với khối động cơ đầy sức mạnh của Rocket 3:
Khung và gắp sau làm bằng nhôm nhẹ hơn nhiều so với Rocket III. Hệ thống treo cao cấp được cung cấp bởi Showa. Phuộc trước đường kính 47mm có thể chỉnh được toàn bộ mọi thông số: độ nén, nảy và tải trọng. Trong khi đó phuộc sau monoshock chỉ điều chỉnh được tải trọng.
Hệ thống phanh sử dụng “hàng top” do Brembo cung cấp. Cặp heo trước đời mới Stylema monoblock đi cùng đĩa kích thước 320mm, trong khi heo phía sau cũng là loại Brembo M4 32 4 piston thường được dùng cho phanh trước của nhiều mẫu xe.
Bộ vỏ Avon Cobra Chrome được trang bị với kích thước trước và sau lần lượt là 150/80/17, 240/50/17. Nhìn chung Rocket 3 mới nhẹ hơn khoảng 40kg so với đời trước.
6. Với sức mạnh lớn như vậy, hệ chassis này được cân chỉnh thiên về sự ổn định thay vì độ lanh lẹ:
Điều đó được thể hiện rõ qua các thông số của khung và phuộc. Góc nghiêng của chảng ba (rake) gần 28 độ, khoảng cách giữa điểm giao trục vuông góc với mặt đất và điểm cắt của trục tay lái với mặt đất (trail) là 135mm. Tuy Triumph không công bố độ dài trục cơ sở của Rocket 3 nhưng có thể chắc chắn là nó rất dài so với đa số các mẫu mô tô bình thường khác.
7. Hai phiên bản Rocket 3 đều được trang bị sẵn bộ xử lý tính toán quán tính (IMU – Inertial Measurement Unit) 6 trục, mở ra khả năng tích hợp hàng loạt hệ thống điện tử hỗ trợ người lái:
Chiếc xe có 4 chế độ lái gồm: Sport, Road, Rain và Rider (tự điều chỉnh theo cách chạy của người lái), kiểm soát lực kéo, giữ ga tự động, ABS trong cua. Với một chiếc xe cồng kềnh như Rocket 3 thì sự xuất hiện của hệ thống dừng và khởi động xe trên dốc (Hill Hold). sẽ khiến người lái yên tâm hơn. Rocket 3 cũng có khoá smartkey không chìa. Bạn có thể dễ dàng nắm bắt các thông tin của xe thông qua màn hình hiển thị LCD mới nhất của Triumph, phía dưới yên xe cũng có một cổng sạc USB
8. Triumph rất tự hào với độ tỉ mỉ khi hoàn thiện những chi tiết trên chiếc xe:
Một số điểm nhấn ấn tượng trên cả 2 bản Rocket 3 có thể kể ra gồm: Bình xăng có ngoại hình cơ bắp đường nét thiết kế với DNA đặc trưng của Triumph; thân máy với các cánh tản nhiệt cắt kim loại sắc sảo cũng như hai bên bưởng máy bo tròn tăng thêm vẻ đồ sộ cho chiếc xe. Gác chân được làm rất thanh lịch, độc đáo và có thể gập vào. Giống như các dòng Triumph Modern Classics hiệu năng cao, Rocket 3 cũng có nắp xăng kiểu Monza và nhiều chi tiết nhôm phay xước
9. Giống như nhiều dòng Triumph khác, khách hàng rất dễ bị thuyết phục phải “móc hầu bao” mua thêm các tuỳ chọn với Rocket 3:
Một số tuỳ chọn bao gồm bảng đồng hồ tích hợp điều khiển camera GoPro, chỉ đường do Google cung cấp, kết nối với Smartphone qua Bluetooth bằng ứng dụng MyTriumph trên iOS và Android. Hệ thống lên xuống số nhanh (Quickshift) cũng như đo áp suất lốp cũng nằm trong danh mục tuỳ chọn. Phụ kiện của Triumph bán kèm chủ yếu tập trung cho chiếc Rocket 3 GT gồm các loại túi và kính chắn gió phục vụ đi tour.
10. Số tiền mua bản Rocket 3 GT thấp nhất cũng tương đương với nhiều mẫu xe hơi thuộc phân khúc C tại Việt nam hiện tại:
Mức giá lần lượt cho Rocket 3 R và GT lần lượt là 869 và 899 triệu. Như vậy, có thể thấy mức giá của Rocket 3 cũng thuộc “hặng nặng” như dung tích động cơ và trọng lượng của nó.
Từ trái sang: Triumph Rocket 3 GT, TFC và R
Ảnh chi tiết Triumph Rocket 3 R:
Ảnh chi tiết Triumph Rocket 3 GT:
Theo Doisong.vn
"Đập thùng" loạt mô tô phượt Triumph Tiger 900 vừa về Việt Nam, giá rẻ nhất từ 369 triệu đồng
Sau 4 tháng kể từ khi ra mắt Thế giới, mẫu mô tô adventure Triumph Tiger 900 đã chính thức có mặt tại Việt Nam và nhận đơn đặt hàng từ khách.
Được biết lô Triumph Tiger 900 đầu tiên đã được chuyển về TP.HCM thuộc phiên bản GT Pro. Đây là 1 trong 4 phiên bản của mẫu mô tô adventure hạng trung mới của Triumph bên cạnh GT, Rally và Rally Pro. GT Pro là phiên bản cao cấp nhất của dòng Tiger 900 dành cho đường bằng, trong khi các bản Rally và Rally Pro hướng tới đường địa hình nhiều hơn.
Dù ở phiên bản nào, Tiger 900 cũng được trang bị động cơ 3 xi-lanh thẳng hàng 888cc mới vẫn đạt 95 mã lực như đời cũ - nhưng quan trọng là con số này có được chỉ từ tua máy 8.750rpm thay vì 9.000rpm. Tuy nhiên mô-men xoắn đã tăng vượt trội: từ 79Nm @ 8.000rpm lên thành 87Nm @ 7.250rpm. Động cơ này cũng được cải tiến nhiều với trục khuỷu crossplane, két giải nhiệt chia đôi. Nó được đặt trong bộ khung thép ống nhẹ hơn, nối liền dàn khung phụ phía sau bằng nhôm.
Với bản GT, Triumph sử dụng dàn phuộc Marzocchi với giảm xóc trước USD đường kính ti trong 45mm điều chỉnh được toàn phần có hành trình 180mm; phuộc sau monoshock độ nhún 170mm chỉ chỉnh được độ nén/nảy. Phuộc của bản Rally cũng điều chỉnh được như GT, nhưng được làm bởi Showa và đạt hành trình trước/sau lên tới 240/230mm. Riêng bản GT Pro còn có phuộc điện tử phía sau với 5 mức chỉnh khác nhau theo từng chế độ lái và 4 cấp tải trọng.
Bản Tiger 900 thấp nhất cũng có phuộc Marzocchi, nhưng hoàn toàn không điều chỉnh được phuộc trước và phuộc sau chỉ chỉnh được tải trọng. Ngoài phuộc, cấu hình bánh giữa 2 phiên bản này cũng có sự khác biệt lớn. Các bản thường và GT sử dụng mâm đúc đường kính trước 19 inch và sau 17 inch, kèm lốp hỗn hợp 100/90 và 150/70. Trong khi đó những bản Rally có niềng nhôm không săm kèm lốp gai Pirelli Scorpion Rally.
Giống như các dòng xe Triumph cao cấp hiện tại, Tiger 900 cũng có bảng đồng hồ màn hình màu, ABS, điều khiển lực kéo và các chế độ lái khác nhau. Tất cả gói gọn trong một thiết kế mới nhỏ nhắn và sắc sảo hơn đời cũ. Tại Việt Nam, mức giá của Tiger 900 sẽ khởi điểm từ 369 triệu đồng cho bản GT thường và cao nhất 489 triệu đồng cho bản Rally Pro.
Theo Xedoisong.vn
Triumph Rocket 3 có giá 31.400 USD tại Malaysia, sắp về Việt Nam "Khủng long" Triumph Rocket 3 2020 vừa được vén màn tại Malaysia với mức giá từ 31.400 USD. Triumph vừa ra mắt mẫu xe "khủng long" Rocket 3 R và Rocket 3 GT tại Malaysia với mức giá lần lượt là 31.400 và 32.800 USD. Triumph Rocket 3 là mẫu môtô thương mại có dung tích xy-lanh lớn nhất và mô-men xoắn cao...