10 điều cần nhớ khi lái xe trong thời tiết mưa bão
Trời mưa bão sẽ gây khó khăn cho các lái xe quan sát đường, các ký hiệu giao thông cũng như các xe khác đang di chuyển, cộng với đường trơn, dễ mất lái; do vậy khi di chuyển trong thời điểm này, việc đầu tiên là nên đi chậm, không vội vàng và quan sát cẩn thận.
10 kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn trong thời tiết mưa bão:
1. Duy trì khoảng cách hợp lí đối với các xe đi trước, không nên chạy song song với xe khác nào, đặc biệt là các xe trọng tải lớn để tránh bị nước hắt lên kính.
2. Nếu có thể, hãy cố gắng quan sát đường vết bánh xe của xe trước để có thể chủ động tránh những bất trắc mà xe trước đã gặp phải.
3. Bật đèn cốt, đèn măng-téc hoặc đèn sương mù ngay cả khi mưa nhỏ cũng như lúc trời âm u, điều này không chỉ giúp bạn quan sát đường tốt hơn, mà còn giúp các phương tiện giao thông khác nhìn thấy bạn. Không nên bật đèn pha khi có xe chạy đối diện vì nó sẽ gây nguy hiểm cho cả hai khi lưu thông.
4. Nếu điều kiện cho phép, hãy chạy xe ở chính giữa tim đường, vì ở hai bên đường thường trũng và rất dễ có hố sâu bên dưới làn nước.
5. Không nên vượt quá giới hạn mà tầm nhìn cho phép. Trời mưa to sẽ hạn chế tầm nhìn của tài xế, và có thể khiến lái xe có những phán đoán tình huống sai lầm.
Video đang HOT
6. Khi đi trong khu vực ngập nước, hay cố gắng giữ tốc độ động cơ cao (vòng tua máy) để tránh nước lọt vào ống xả, khiến xe chết máy. Với xe số sàn, nên để số 1, còn với xe số tự động có các số D1, D2… (hoặc 2, L) hãy chuyển về D1, cố gắng giữ vòng tua máy cao nhất ở mức có thể.
7. Khi mức nước ngập nửa lốp xe – tức là đã đến giới hạn không nên vượt qua; với xe gầm cao, có thể đi qua nhưng không được để nước tràn qua mũi xe vào khe hút gió và động cơ. Không phóng xe tốc độ cao vào vũng nước, vì như vậy rất dễ bị nước sục vào họng gió, cũng như tạo “sóng nước”, nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khác.
8. Khi đi qua khu vực ngập nước cố gắng tránh thời điểm có xe đi ngược chiều. Hai xe đi ngược chiều sẽ tạo sóng hoặc hắt nước ngược lên nắp khoang động cơ, bởi điều này có thể dẫn đến nguy cơ nước tràn vào khe hút gió và động cơ, dẫn đến thủy kích, phá tan buồng máy.
9. Khi xe vào đường ngập nước và đột ngột chết máy, tuyệt đối không được khởi động lại động cơ, vì máy sẽ không thể khởi động lại được nữa, mà sẽ rất dễ làm hỏng động cơ (làm cong tay biên, vỡ thành máy…). Lúc này, chỉ nên đóng cửa xe và gọi cứu hộ.
10. Khi lái xe vượt qua vùng ngập nước, bạn nên tắt toàn bộ các thiết bị phụ tải không cần thiết như: hệ thống điều hòa, âm thanh… để giảm tải cho động cơ.
Theo Dantri.com.vn
5 việc cần làm để giảm bớt căng thẳng khi lái xe đường dài
Lái xe đường dài luôn là nỗi lo lắng về an toàn của nhiều tài xế, bởi chạy xe lâu khiến tài xế hay mệt mỏi, buồn ngủ,... sinh ra căng thẳng.
1. Tập "nở một nụ cười"
Theo chia sẻ của các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô thì tâm trạng của tài xế thường có ảnh hưởng đến việc lái xe. Ví dụ như người có tâm trạng buồn thường lái xe không chú ý quan sát, lái xe một cách vô thức, dễ xảy ra tai nạn. Với tâm trạng bực tức thường khiến lái xe không tự làm chủ được, lái xe một cách hung hăng và nhanh hơn,...
Học cách thư giãn trước chuyến đi và khi lái xe (Ảnh minh hoạ)
Để có một tâm trạng luôn thoải mái, bạn cần ngủ đủ giấc, ăn sáng đầy đủ trước khi bắt đầu một chuyến đi dài. Ngoài ra, một số việc khiến bạn không vui trong cuộc sống hoặc trên đường đi, bạn hãy tập nở một nụ cười trước mọi chuyện để không bị những chuyện đó làm ảnh hưởng đến tâm trạng khi lái xe của bạn.
Bên cạnh vấn đề tâm trạng thì tư thế ngồi cũng rất quan trọng. Nếu lái xe trong tư thế ngồi không thoải mái sẽ khiến bạn đau lưng, mỏi mắt, mệt mỏi. Vì thế, hãy điều chỉnh ghế ngồi cho phù hợp với tầm nhìn phía trước rộng và khi nhìn gương chiều hậu không phải nghiêng đầu quá nhiều về hai bên.
2. "Một điều nhịn, chín điều lành"
Đối đầu với những phương tiện hung hăng trên đường chỉ đem lại phiền phức cho mình
Đối đầu với những phương tiện hung hăng trên đường chỉ đem lại phiền phức cho mình, thậm chí là cả mối nguy hiểm. Điều này không những chuốc thêm bực bội cho bản thân mà còn gây ảnh hưởng đến các công việc khác của mình. Tốt hơn hết là hãy tránh xa những tên "quái xế" đó ra và đi một cách bình tĩnh.
3. Chuẩn bị thật kỹ trước chuyến đi
Chuẩn bị kỹ trước chuyến đi cũng giúp bạn đỡ căng thẳng
Nếu bạn lái xe đường dài mà trong đầu lúc nào cũng phải thấp thỏm tìm chỗ để đổ xăng hoặc lo sợ xe bị hỏng giữa đường thì liệu có quán sửa chữa ô tô nào đó không, nếu không thì phải làm như thế nào sẽ rất mệt mỏi, đôi khi nó còn khiến bạn mất tập trung khi lái xe. Vì vậy, để thực sự thoải mái khi lái xe, bạn nên thường xuyên kiểm tra xe ô tô định kỳ và hãy chuẩn bị nhiên liệu đầy đủ trước khi khởi hành.
4. Tự tạo niềm vui khi lái xe
Hệ thống giải trí trên xe giúp tài xế bớt căng thẳng
Tâm trạng căng thẳng khi lái xe ô tô đường dài là chuyện rất thường tình. Bởi vậy mà các nhà sản xuất xe ô tô thiết kế ra hệ thống giải trí trên xe cũng là có mục đích nhằm giúp tài xế thoải mái hơn trên mọi hành trình của mình. Bạn có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc, nghe radio trên xe,... hoặc nói chuyện với người đi cùng trên xe nếu có. Như vậy bạn sẽ không còn cảm thấy buồn tẻ và tình cảm giữa người với người lại được tăng thêm.
5. "Vứt" điện thoại một chỗ, hạn chế dùng
Khi lái xe không nên nghe quá nhiều các cuộc điện thoại
Khi cùng một lúc phải bận tâm đến quá nhiều thứ, đầu óc sẽ rất dễ bị căng thẳng, kích động. Hơn nữa, nếu chú ý thêm việc nhắn tin, gọi điện thoại quá nhiều sẽ khiến bạn mất đi sự tập trung nhìn đường, khiến bạn nhanh cảm thấy mệt mỏi rất dễ xảy ra tai nạn. Vì thế, bạn nên tắt điện thoại khi lái xe dù biết rằng rất ít tài xế có thể làm được điều này.
Theo Cartimes
Bàn đạp phanh bị rung nếu bỏ qua có thể nguy hiểm tính mạng tài xế Hiện tượng rung động ở bàn đạp phanh là lỗi nhiều tài xế thường bỏ qua nhưng nếu để lâu sẽ vô cùng nguy hiểm. Hiện tượng bàn đạp phanh bị rung lắc bất ngờ và thấy phanh ăn lệch về một bên và cướp lái. Khi phanh sâu với lực lớn thì hiện tượng rung càng mạnh, cảm giác lái không an...