10 điều cấm kỵ ở các quốc gia trên thế giới: Không boa tiền, không chào kiểu Hitler
Khi đến thăm một quốc gia nào đó, chúng ta cần phải biết và tôn trọng những quy ước và truyền thống địa phương đó. Dưới đây là một số quy ước và tục lệ xã hội ở các nước khác nhau mà bạn không nên vi phạm dù ở trong tình huống nào.
1. Nga: Đừng tặng hoa với số hoa chẵn
Người Nga chỉ tặng hoa với số hoa chẵn trong đám tang, lễ truy điệu. Một bó hoa cho những dịp vui phải có số hoa lẻ.
2. Chile: Không bao giờ dùng tay chạm vào thức ăn
Trong văn hóa ăn uống của người Chile, nếu bạn chạm tay vào thức ăn thì đó được xem là một hành động bất lịch sự. Thậm chí ăn khoai tây chiên, pizza và burger cũng phải ăn bằng dao và dĩa.
3. Singapore: Muôn vàn kiểu phạt
Singapore nổi tiếng là nước có nhiều điều cấm, vi phạm sẽ bị phạt tiền rất nặng. Ví dụ bạn không được cho chim căn, xả rác ra đường, ăn trên xe công cộng.
4. Ấn Độ: Không hôn nơi công cộng
Hôn nơi công cộng ở Ấn Độ thậm chí có thể bị phạt tù. Thân mật với người khác giới là không được phép ở nơi công cộng.
Video đang HOT
5. Nhật Bản: Không boa, không ôm nơi công cộng
Việc bạn boa tiền có thể gây khó xử cho nhân viên nhà hàng do một số nơi có quy định nhân viên không được nhận tiền boa. Tiền boa ở Nhật đôi khi còn bị coi là sự sỉ nhục vì nhiều người Nhật cung cấp dịch vụ xuất phát từ tấm lòng chứ không phải từ suy nghĩ vật chất.
6. New Zealand: Không đùa cợt về bóng bầu dục, “Chúa tể của những chiếc nhẫn” hay Nữ hoàng Anh
Người New Zealand rất nghiêm túc về những chủ đề này.
7. Na Uy: Đừng hỏi về nhà thờ
Điều này có thể bị cho là thiếu tôn trọng. Nhiều người Na Uy không hề đi lễ nhà thờ.
8. Thổ Nhĩ Kỳ: Không ra dấu “OK”, không uống nhiều, không xì mũi, cạy răng trong quán ăn, quán bar
Dấu “OK” (như trong hình) ở Thổ Nhĩ Kỳ bị cho là tục tĩu. Người Thổ Nhĩ Kỳ cũng không say xỉn nơi công cộng, điều này bị coi là chuyện đáng xấu hổ.
Ở các quán ăn, nhà hàng, quán bar, nơi công cộng, đừng xì mũi, xỉa răng nếu bạn đang du lịch Thổ Nhĩ Kỳ.
9. Anh: Không chen hàng, không hỏi về lương của nhau
Việc chen lấn khi xếp hàng sẽ bị đánh giá nghiêm trọng ở Anh. Chủ đề nói chuyện về thu nhập cá nhân cũng không được hoan nghênh.
10. Đức: Không chào kiểu Hitler
Năm 2017 tại Đức, một du khách Mỹ đã bị người lạ đấm vì liên tục chào kiểu Hitler trong lúc say xỉn.
Việc chào theo kiểu Đức Quốc xã ở nước này sẽ bị cáo buộc phạm luật, phạt tiền, thậm chí đi tù.
Động tác chào kiểu Hitler được sử dụng như một cách thể hiện lòng tận tụy với trùm phát xít Hitler vào thời Đức Quốc xã. Sau Thế chiến II, Đức đã ra lệnh cấm động tác này và những biểu tượng, ký hiệu khác liên quan đến phát xít. Người phạm luật có thể đối mặt với án tù lên tới 3 năm.
theo Hong.vn
Quốc gia nguy hiểm bậc nhất thế giới đối với phụ nữ
9 trên 10 quốc gia nguy hiểm bậc nhất thế giới đều ở châu Á, trong khi Mỹ cũng góp mặt trong danh sách này, theo Tổ chức Thomson Reuters Foundation.
Ấn Độ là quốc gia nguy hiểm nhất thế giới với phụ nữ.
Kết quả khảo sát được đánh giá theo nhận định của 550 chuyên gia về vấn đề phụ nữ. Các chuyên gia đều cho rằng, Ấn Độ là quốc gia nguy hiểm nhất đối với phụ nữ do bạo lực tình dục, nạn buôn bán người cho công việc nội trợ, lao động bắt buộc, kết hôn cưỡng ép, nô lệ tình dục và nhiều lý do khác, theo CNN.
Sở dĩ Ấn Độ là quốc gia nguy hiểm nhất thế giới vì nước này có truyền thống văn hóa ảnh hưởng đến phụ nữ như các vụ tấn công acid, cắt bỏ bộ phận sinh dục, tảo hôn và lạm dụng thể chất. Ấn Độ đứng thứ 4 trong danh sách các quốc gia nguy hiểm nhất cũng trong thống kê này cách đây 7 năm.
Danh sách được công bố trong bối cảnh nạn tấn công tình dục, đặc biệt nhằm vào trẻ em gái vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm ở Ấn Độ. Bạo lực tình dục nghiêm trọng đến mức trở thành vấn đề quốc gia của Ấn Độ.
Hồi tháng 4, hàng ngàn người đổ xuống đường biểu tình yêu cầu áp dụng thêm các quy định bảo vệ phụ nữ. Đây là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất kể từ năm 2012.
Bất chấp việc chính quyền siết chặt các điều luật, ước tính có 100 vụ tấn công tình dục xảy ra mỗi ngày theo nghi nhận của cảnh sát. Ước tính có 39.000 vụ tấn công tình dục vào năm 2016 tăng 12% so với một năm trước đó.
Cũng theo khảo sát, 9 trong 10 quốc gia trên danh sách này thuộc châu Á, Trung Đông và châu Phi. Vị trí thứ 10 là Mỹ, nước phương Tây duy nhất xuất hiện trong danh sách này do hiệu ứng từ phong trào #MeToo.
Có tới 100 vụ tấn công tình dục xảy ra mỗi ngày ở Ấn Độ.
Quốc gia chìm trong chiến tranh là Afghanistan xếp thứ hai, với tình trạng bạo lực phi tình dục đối với phụ nữ tồi tệ nhất. Syria đang phải trải qua cuộc xung đột đã kéo dài 7 năm, cũng được xem là đất nước nguy hiểm thứ ba đối với phụ nữ về bạo lực tình dục và tiếp cận chăm sóc y tế.
Cách đây 7 năm, tổ chức Thomson Reuters Foundation công bố khảo sát, với Afghanistan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Pakistan, Ấn Độ và Somalia là 5 quốc gia nguy hiểm nhất đối với phụ nữ.
"Ba năm trước, các lãnh đạo thế giới tuyên bố sẽ loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực và phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái vào năm 2030. Điều này cho phép họ sống tự do và an toàn, tham gia bình đẳng trong đời sống chính trị, kinh tế và cộng đồng. Nhưng cứ khoảng ba phụ nữ trên thế giới ngày nay lại có một người phải trải qua bạo lực thể chất hoặc tình dục trong đời", Thomson Reuters Foundation cho biết.
"Tình trạng tảo hôn vẫn còn lan rộng, với gần 750 triệu phụ nữ và trẻ em gái kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi. Việc mang thai ở tuổi vị thành niên có thể gây nguy hại cho sức khỏe, hạn chế học tập và nhiều cơ hội khác trong cuộc đời".
Danh sách 10 quốc gia nguy hiểm nhất thế giới với phụ nữ:1. Ấn Độ2. Afghanistan3. Syria4. Somalia5. Ả Rập Saudi6. Pakistan7. CHCD Congo8. Yemen9. Nigeria10. Mỹ
Theo Danviet
CĐV TQ ghen tị với màn trình diễn của Hàn, Nhật ở World Cup Trung Quốc cần phải lấy màn trình diễn của Nhật Bản và Hàn Quốc ở World Cup để làm hình mẫu cải thiện bóng đá nước nhà, theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP). Nhiều cổ động viên Trung Quốc đến Nga xem World Cup dù đội tuyển quốc gia không có cơ hội tham dự. Ảnh minh họa. Ngoài sân...