10 “điểm đen” ô nhiễm nhất thế giới
Hàng trăm triệu người mà tuyệt đại đa số là người nghèo ở các nước đang phát triển có nguy cơ nhiễm độc rất cao khi phải sống trong 10 khu vực được xem là “điểm đen” ô nhiễm nhất thế giới hiện nay.
Viện Blacksmith – một cơ quan giám sát môi trường có trụ sở tại Mỹ, phối hợp với Tổ chức Chữ thập Xanh của Thụy Sĩ vừa công bố danh sách mới “10 địa điểm ô nhiễm nhất thế giới”. Danh sách này dựa trên cơ sở tập hợp, nghiên cứu và kết luận rút ra từ hơn 2.000 báo cáo đánh giá về các khu vực ô nhiễm ở 49 nước trên thế giới.
10 địa điểm trên gồm các khu vực: Agbogbloshie ( Ghana), Chernobyl (Ukraine), sông Citarum (Indonesia), Dzershinsk (Nga), Hazaribagh ( Bangladesh), Kabwe (Zambia), Kalimantan (Indonesia), Matanza Riachuelo (Argentina), đồng bằng sông Niger (Nigeria) và Norilsk (Nga). Trong đó, 4 khu vực: Chernobyl, Dzershinsk, Kabwe và Norilsk đã có trong danh sách những khu vực bị ô nhiễm nhất thế giới mà Blacksmith và Tổ chức Chữ thập Xanh công bố 2 lần trước vào các năm 2006 và 2007.
Lần đầu tiên có tên trong “danh sách đen”, song khu vực Agbogbloshie, bãi rác thải điện tử lớn thứ hai ở Tây Phi nằm ở Thủ đô Accra của Ghana, đã phải khiến người ta rùng mình về mức độ ô nhiễm từ những chất thải độc hại. Các mẫu đất quanh Agbogbloshie cho thấy mức độ tập trung các kim loại độc hại mà nguy hiểm nhất là chì, bị phát tán ra môi trường qua việc đốt các sợi dây cáp thiết bị điện tử để lấy kim loại, cao gấp hơn 45 lần mức cho phép.
Video đang HOT
Trong khi đó, hiện mỗi năm Ghana nhập khẩu khoảng 215.000 tấn đồ điện tử tiêu dùng đã qua sử dụng và con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Ông Jack Caravanos, Giám đốc Nghiên cứu của Blacksmith, cho rằng rác thải điện tử thực sự trở thành một thách thức và tốc độ gia tăng của loại rác thải này đang theo cấp số nhân, khi mà mọi người đều mong muốn sở hữu một chiếc máy tính, một chiếc laptop hay các thiết bị điện tử hiện đại khác.
Một khu vực mới có tên trong “danh sách đen” năm 2013 là lưu vực sông Citarum ở Tây Java của Indonesia, nơi có 9 triệu người sinh sống nhưng có tới 2.000 nhà máy. Dòng sông Citarum, vốn phục vụ các nhu cầu hàng ngày của người dân ở đây cũng như để cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, đã bị ô nhiêm bởi nhiều loại hóa chất độc hại như nhôm, mangan… và đặc biệt là chì với hàm lượng vượt quá 1.000 lần mức tiêu chuẩn của Mỹ.
Trong danh sách năm nay còn có khu vực Hazaribagh ở Bangladesh, nơi tập trung hầu hết các xưởng thuộc da có đăng ký hoạt động ở nước này. Mỗi ngày, những xưởng thuộc da này thải khoảng 22.000 lít chất thải độc hại, bao gồm cả chrom hóa trị 6 có thể gây ung thư, ra sông Buriganga là dòng sông chính và nguồn cung cấp nước thiết yếu của Thủ đô Dhaka.
Trong bản báo cáo 6 năm trước, Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước có nhiều “điểm đen” ô nhiễm nhất. Tuy nhiên, việc không có địa điểm ô nhiễm nào trong danh sách năm 2013 đã cho thấy 2 quốc gia đông dân nhất thế giới này đã có những tiến bộ lớn trong việc cải thiện chất lượng môi trường.
Công bố danh sách 10 “điểm đen” ô nhiễm nhất thế giới, ông Richard Fuller, Giám đốc Viện Blacksmith, đã nhấn mạnh rằng sức khỏe của hơn 200 triệu người đang bị ô nhiễm đe dọa ở các nước đang phát triển. Vì thế, ông kêu gọi các nước hãy khẩn cấp hành động, giảm thiểu ô nhiễm, để bảo vệ sức khỏe người dân.
Theo ANTD
87 thi thể người di cư chết khô trên sa mạc
Thi thể 87 người di cư đã được tìm thấy vào ngày 31/10 tại sa mạc phía bắc của Niger chỉ cách biên giới Algeria vài cây số
Sơ đồ vị trí phát hiện các thi thể người di cư
Những xác chết trên bao gồm 7 người đàn ông, 32 phụ nữ và 48 trẻ em đã qua đời vì chết khát ở sa mạc. Ngoài ra, nguồn tin an ninh cho hay còn tìm thấy 5 thi thể của phụ nữ và trẻ em trước đó.
Tất cả những người này đã thiệt mạng sau nỗ lực đến đất nước Algeria hồi cuối tháng 9.
Almoustaphan Alhacen thuộc tổ chức hỗ trợ địa phương Aghir In'man, xác nhận số người chết và cung cấp đồ họa phát hiện từ vùng biên giới, trong đó ông cho biết nhiều nạn nhân bị chó rừng ăn thịt.
"Những xác chết đã bị phân hủy, thật là tồi tệ và kinh khủng", ông cho biết thêm. "Chúng tôi đã tìm thấy họ ở các địa điểm khác nhau trong bán kính 20km, dưới cây, và trên sa mạc. Nhiều xác trẻ em chết gần mẹ chúng, nhưng nhiều đứa trẻ khác chết đơn độc quá. Sau khi được tìm thấy, các thi thể được chôn cất theo nghi lễ Hồi giáo".
Vào hồi đầu tuần này, quan chức Niger cho biết rằng hàng chục người di cư, hầu hết là phụ nữ và trẻ em, đã chết vì khát nước tại sa mạc Sahara đầu tháng này. Hai chiếc xe chở những người nhập cư bị phá hủy, cách thành phố Arlit, miền bắc Nigeria 83km.
Nguồn tin an ninh cho biết 21 người sống sót, trong đó có một người đàn ông đã đi bộ bế Arlit và một phụ nữ được tài xế cứu sống khi băng qua sa mạc. 19 người khác đến thành phố Tamanrasset nhưng đã quay trở lại Niger.
Niger là một trong những nước nghèo nhất thế giới do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng lương thực.
Theo Xahoi
G20: Obama "thua đau" trước ông Putin về Syria Mặc dù xuất hiện nổi bật và hoành tráng nhất so với các nguyên thủ khác tại Hội nghị G20 ở St. Petersburg, Nga, ngày hôm qua (5/9) nhưng Tổng thống Barack Obama đã phải hứng chịu một "cú thua đau" trước người đồng cấp Vladimir Putin trong vấn đề đánh hay không đánh Syria. Tổng thống Putin (bên trái) và Tổng thống...