10 điểm đến đẹp như tiên cảnh ở Đài Loan
Đài Loan (Trung Quốc) không chỉ có những thành phố sôi động mà còn nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp cho du khách khám phá.
A Lý Sơn, Gia Nghĩa: Đỉnh cao nhất của dãy A Lý Sơn cao 2.663 m, khiến nơi đây thường xuất hiện biển mây. Tuyến đường gỗ leo núi ở đây là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi đến Đài Loan, cho du khách chiêm ngưỡng khung cảnh như chốn thần tiên. Ảnh: Hanock.
Hồ Nhật Nguyệt, Nam Đầu: Hồ Nhật Nguyệt là hồ nước lớn nhất Đài Loan, có khung cảnh xinh đẹp, thanh tịnh. Bạn nên tới đây vào sáng sớm, đi thuyền và ngắm bình minh trên mặt nước. Ảnh: Vincent Ting/Flickr.
Hiệp Hoan Sơn, Dãy núi Trung ương: Cao 3.416 m, Hiệp Hoan Sơn là điểm đến tự nhiên tuyệt đẹp nhất Đài Loan. Đặc biệt, vào tháng 5, du khách tới đây sẽ được chiêm ngưỡng những vạt hoa đỗ quyên lộng lẫy. Ảnh: Taiwan Tourism Bureau.
Đường cây Tứ Thảo, Đài Nam: Tuyến đường thủy dài 750 m này rợp bóng cây xanh, khiến du khách có cảm giác như lạc vào một bộ phim. Bạn có thể đi thuyền dọc kênh trong khoảng 30 phút. Ảnh: WEMF.
Làng cầu vồng, Đài Trung: Ngôi làng bình dị này đã trở thành một điểm đến hút khách ở Đài Loan sau khi được người dân thay da đổi thịt bằng các bức bích họa rực rỡ sắc màu. Ảnh: Bgfotologue/Flickr.
Đảo Mã Tổ: Nhờ tảo biển phát ra ánh sáng xanh lộng lẫy, đảo Mã Tổ ngày càng thu hút nhiều du khách đến chiêm ngưỡng khung cảnh kỳ ảo như trong phim thần thoại. Ảnh: Panip.
Video đang HOT
Thác Thập Phần, Tân Bắc: Trải dài hơn 40 m và cao 20 m, Thập Phần là thác nước rộng nhất ở Đài Loan. Thác nằm giữa rừng cây xanh tươi, tạo ra khung cảnh sơn thủy hữu tình. Ảnh: Josh Ellis Photography.
Bãi đá Lão Mai, Tân Bắc: Lão Mai là một bãi đá núi lửa hình thành từ hàng trăm năm trước, với hình dạng độc đáo nhờ nước biển xói mòn. Các nhiếp ảnh gia thường đổ về đây vào tháng 4 và tháng 5, khi tảo xanh phủ kín bãi đá. Ảnh: Gotaiwan.
Cửu Phần, Tân Bắc: Từng là một thị trấn đào vàng tĩnh lặng, Cửu Phần với những con ngõ nhỏ và cầu thang hẹp đang dần được cộng đồng du lịch quốc tế yêu thích, do khung cảnh ở đây gợi nhắc tới bộ phim “Spirited Away” đình đám. Ảnh: CNN.
Hồ Thủy Dương, Gia Nghĩa: Nơi này mới chỉ hình thành sau trận động đất năm 1999. Những thân cây ngã xuống ngăn sông, tạo thành một hồ nước nhỏ. Cây khô thẳng tắp soi bóng xuống mặt nước tạo cho hồ khung cảnh lạ lùng, hiếm có. Ảnh: Owlting.
Theo CNN
Làng cổ Cửu Phần ở Đài Loan có gì đặc biệt?
Cái tên Cửu Phần bắt nguồn từ giai đoạn đầu thời nhà Thanh, nơi đây chỉ có 9 hộ dân sinh sống. Sau đó, ngôi làng trở nên đông đúc hơn khi nghề khai thác vàng trở nên phổ biến.
Cửu Phần là ngôi làng miền núi thuộc khu Thụy Phương, cách thành phố Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) khoảng 50 phút đi xe. Làng trải dài theo triền núi và hướng mặt ra biển. Trước kia, nơi đây từng là điểm khai thác vàng. Ngày nay, Cửu Phần là một trong những địa điểm du lịch thu hút nhất xứ Đài.
Con đường chính ở Cửu Phần mang tên Thụ Kỳ Lộ. Đường rất hẹp, bề ngang chỉ khoảng 2 m, gồm các bậc thang toàn bằng đá granit. Thụ Kỳ Lộ chạy xuyên suốt thị trấn, từ dưới lên trên, men theo sườn núi.
Hai bên đường, hàng quán nhà cửa san sát nhau. Đường hẹp nên không có vỉa hè, các ngôi nhà nhỏ hẹp đều không có sân. Để chống chọi với gió biển và mưa bão, nhà nào cũng xây bằng đá và gạch rất vững chắc, mái lợp hai tầng, bên trên sơn một loại dầu thảo mộc có màu đen, cốt để chống thấm.
Du khách đi lên các bậc thang, dừng lại để ngắm nhìn phía dưới có thể thấy tầng tầng lớp lớp nhà cổ với mái màu đen. Những yếu tố này tạo nên một quang cảnh rất độc đáo không nơi nào có.
Ngày nay, kiến trúc Cửu Phần vẫn còn mang nhiều đặc điểm của thời kỳ thuộc địa.
Ngoài con đường thẳng đứng, Cửu Phần còn có hai con đường song song và cắt ngang Thụ Kỳ Lộ là Khinh Tiên Lộ và Cổ Sơn Nhai.
Hai con đường này có nhiều trà quán, hiệu bánh, tiệm ăn, rạp hát, nhà bảo tàng về khai thác vàng, phòng triển lãm nghệ thuật dân gian Cửu Phần, vài ngôi chùa và miếu thờ thành hoàng.
Ngoài ngắm cảnh, du khách có thể đắm mình vào ẩm thực của Cửu Phần với nhiều món đặc sản. Hấp dẫn nhất phải kể đến các loại bánh chế biến từ khoai với hương vị rất đặc trưng, nổi tiếng khắp Đài Loan. Cửa hàng bánh nhiều vô kể. Trước cửa, chủ quán đều bày các loại bánh được cắt nhỏ để du khách nếm thử trước khi mua.
Theo người dân địa phương, cái tên Cửu Phần bắt nguồn từ giai đoạn đầu thời nhà Thanh, nơi đây chỉ có 9 hộ dân sinh sống. Sau đó, ngôi làng trở nên đông đúc hơn khi nghề khai thác vàng trở nên phổ biến.
Đặc biệt, từ năm 1890, công nhân phát hiện vụn vàng khi xây dựng tuyến đường sắt Đài Bắc - Cơ Long chạy qua gần khu vực Cửu Phần. Năm 1893, khu đãi vàng dưới chân các ngọn đồi ở Cửu Phần tìm thấy lượng vàng lớn, vài kg/ngày.
Năm 1989, Cửu phần trở thành địa điểm du lịch với phong cách hoài cổ khi bộ phim Bi tình thành thị trở thành tác phẩm ăn khách của điện ảnh Đài Loan. Một số bối cảnh chính được quay tại nơi này.
12 năm sau, danh tiếng nơi này được nâng lên tầm quốc tế sau khi đạo diễn Miyazaki Hayao đưa hình ảnh của làng vào làm một số bối cảnh trong phim Sprited Away.
Nơi đây có rất nhiều thứ khiến du khách sẵn sàng mở ví. Để đảm bảo tài chính của bản thân trong chuyến du lịch, du khách có thể chọn hãng hàng không giá rẻ.
Hiện tại, Vietjet Air đã khai thác đường bay hai chiều từ Hà Nội và TP.HCM đến thành phố Đài Bắc. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt trước khách sạn và lưu ý những chương trình giảm giá cho các dịch vụ tham quan.
Theo Zing
Đến Đài Loan nhất định phải ghé thăm khu nghỉ dưỡng tuyệt vời này Nếu đã đặt chân đến thành phố Cao Hùng (Đài Loan), chắc chắn du khách sẽ không thể bỏ qua một khu nghĩ dưỡng tuyệt đẹp nằm cách thành phố chỉ 80 cây số mang tên Khẩn Đinh Resort. (Ảnh: Khẩn Đinh Resort) Khi mới đến đây, du khách chắc chắn sẽ bất ngờ bởi nơi đây được xây dựng như một thị...